Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksThông tin Du lịch

 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 497589
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
LONG AN THAM DỰ LỄ HỘI VĂN HÓA – DU LỊCH  LÀNG CỔ ĐÔNG HÒA HIỆP LONG AN THAM DỰ LỄ HỘI VĂN HÓA – DU LỊCH  LÀNG CỔ ĐÔNG HÒA HIỆP

Tối 07/11/2022, đoàn đại biểu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An gồm bà Trần Thị Đoan Quang, Trưởng phòng Quản lý du lịch; bà Đỗ Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch; ông Nguyễn Khắc Thiện, Trưởng phòng Quản lý văn hóa và gia đình, cùng các chuyên viên tham dự khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ V năm 2022, với chủ đề "Vui mùa lễ hội" tại UBND xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

09-11-2022 Long An tham dự Lễ hội Văn hóa Du lich lang co Đong Hoa Hiep.jpg 

Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp

            Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 07 - 09/11/2022, gồm chuỗi các hoạt động Hội thảo "Giới thiệu tiềm năng, các điểm đến và giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang bền vững, hiệu quả"; chương trình famtrip; giới thiệu sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các địa phương; biểu diễn đờn ca tài tử; Hội thi "Ẩm thực du lịch", làm bánh dân gian, tái hiện nghi thức cung đình xưa,... Những hoạt động này mang đến một không gian văn hóa, du lịch đặc sắc cho du khách trong những ngày diễn ra lễ hội.

 09-11-2022 Long An tham dự Lễ hội Văn hóa Du lich lang co Đong Hoa Hiep (3).jpg

Nhiều sản phẩm OCOP được trưng bày giới thiệu đến du khách

Trong lễ hội lần này, Long An tham gia trưng bày giới thiệu về du lịch và các sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là cơ hội giao lưu, kết nối và quảng bá du lịch Long An và các sản phẩm OCOP, góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm du lịch của tỉnh, mở rộng không gian, hình thành các sản phẩm du lịch liên vùng.

 09-11-2022 Long An tham dự Lễ hội Văn hóa Du lich lang co Đong Hoa Hiep (2).jpg

Long An tham gia gian hàng tại Lễ hội Văn hóa – Du lịch
làng cổ Đông Hòa Hiệp

 Làng cổ Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ trùng tu, tôn tạo các nhà cổ, triển khai Dự án Phát triển du lịch cộng đồng thông qua du lịch di sản. Làng cổ Đông Hòa Hiệp đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích kiến trúc - nghệ thuật làng cổ Đông Hòa Hiệp vào ngày 24/5/2017. Lễ hội không chỉ là niềm tự hào của người dân vùng đất Đông Hòa Hiệp mà còn là một nét văn hóa đặc sắc - một điểm nhấn quan trọng trong công tác giới thiệu, quảng bá về hình ảnh văn hóa, du lịch và các sản vật của Tiền Giang đến với du khách trong và ngoài nước./.

Kim Thoa


09/11/2022 11:00 SAĐã ban hànhApproved
DU LỊCH LONG AN – TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ BIỆN PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH LONG AN – TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ BIỆN PHÁP PHỤC HỒI

Long An là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp - Prayvo thông thương với Vương quốc Campuchia. Với vị trí chiến lược đặc biệt đó, Long An đóng vai trò cầu nối giữa hai vùng kinh tế quan trọng ở Nam Bộ và có vị thế quan trọng trong giao thương và du lịch.

Thời gian qua, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các ngành và địa phương, du lịch Long An đã có những bước khởi sắc đáng kể đưa du lịch Long An phát triển, tạo thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày một toàn diện của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên đã gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế của tỉnh, trong đó có hoạt động du lịch. Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh như: Công suất phòng của các cơ sở lưu trú trên địa bàn giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước; các khu/điểm du lịch trên địa bàn đã phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động; nhiều lễ hội đã dừng tổ chức và đón khách du lịch để bảo đảm sức khỏe cho du khách và cộng đồng; các hoạt động, kế hoạch phát triển thị trường của nhiều doanh nghiệp bị xáo trộn, ngưng trệ dẫn đến việc làm của lao động ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng; nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch buộc phải thực hiện các chính sách cắt giảm nhân sự, điều chỉnh mức lương đối với nhân viên… Từ những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến nguồn tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đồng thời kéo theo hoạt động của ngành du lịch nói chung, doanh thu ngành du lịch Long An nói riêng giảm xuống đáng kể. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng lượt khách du lịch đến Long An chỉ khoảng 363.246 lượt khách, giảm khoảng 71% so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt 1.308 lượt khách, giảm khoảng 90% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 192 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ.

Trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19, để ngành du lịch tỉnh nhà sớm hồi phục trong thời gian tới phát triển theo đúng định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được phê duyệt, Long An tập trung thực hiện các giải pháp:

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:

Nghiên cứu các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp như chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư hạ tầng du lịch, các khoản vay, thuế... Cụ thể, giãn tiến độ trả tiền thuê, giảm, miễn tiền thuê cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong một thời gian nhất định.

Tăng cường công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch mới, các dịch vụ phục vụ… trên các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh truyền thông trong và ngoài tỉnh, Website, Cổng thông tin và ứng dụng di động du lịch thông minh tỉnh để thu hút khách du lịch; khuyến khích nhân dân hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" để khôi phục thị trường du lịch.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (nghiên cứu các chính sách xã hội hóa nhằm thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư vào du lịch của tỉnh); quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.

Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, triển khai có hiệu quả kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2020, xây dựng hình ảnh và thương hiệu có chiều sâu.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách (tuyên truyền bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch).

Tăng cường quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua Internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch.

- Đối với các khu/điểm du lịch, các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch:

Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mới, nâng cấp sản phẩm cũ, giảm giá phòng, giá vé tham quan, giá tour; liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành các chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch. Đồng thời cùng chung tay xây dựng các chương trình quảng bá xúc tiến chung để đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá thu hút khách.

Cải thiện hình ảnh điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tăng cường công tác bảo vệ cảnh quan tại khu/điểm tham quan du lịch.

Xây dựng chương trình hành động với các giải pháp kích cầu, khuyến mại, giảm giá nhằm tăng cường thu hút khách du lịch, có những gói sản phẩm riêng đặc trưng của từng khu/điểm du lịch nhằm kích cầu thị trường khách nội địa.

Phối hợp kết nối mời các đoàn hãng lữ hành, báo chí đến khảo sát, giới thiệu về du lịch địa phương, tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù của mình, nghiên cứu sản phẩm mới nhằm quảng bá chung về một điểm đến du lịch thống nhất.

Các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển cần liên kết, giảm giá, nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách, để hỗ trợ nhau cùng phát triển./.

Mỹ Phượng

17/08/2020 10:00 SAĐã ban hànhApproved
TẬP HUẤN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH NÔNG THÔN TẬP HUẤN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH NÔNG THÔN

Vừa qua, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Long An phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình tập huấn đào tạo nguồn nhân lực du lịch nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các doanh nghiệp kinh doanh điểm đến du lịch, nhà hàng, cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm OCOP của tỉnh; nhân viên phụ trách thuyết minh tại các khu/điểm du lịch, nhân viên pha chế tại các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các điểm giải khát phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Chương trình tập huấn gồm các lớp khởi nghiệp du lịch nông thôn và tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng; lớp nghiệp vụ thuyết minh du lịch nông thôn; lớp đào tạo pha chế thức uống không cồn tại Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động (Phường 3, thành phố Tân An) và Khu phức hợp giải trí Khang Thông - Happyland (xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức).

03-01-2023 Hình ảnh lớp khởi nghiệp du lịch nông thôn.jpg 

Hình ảnh lớp khởi nghiệp du lịch nông thôn và tổ chức hoạt động
du lịch cộng đồng

 03-01-2023 Hình ảnh lớp nghiệp vụ thuyết minh du lịch nông thôn.jpg

Hình ảnh lớp nghiệp vụ thuyết minh du lịch nông thôn

Thông qua chương trình tập huấn nhằm giới thiệu, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Long An; kết nối tuyến điểm, định hướng sản phẩm du lịch của Long An theo hướng du lịch xanh, thân thiện môi trường; tư vấn, định hướng cho các hộ nông dân, cụm dân cư đang khai thác du lịch trên địa bàn tỉnh về mô hình du lịch cộng đồng dựa trên tài nguyên nông nghiệp sẵn có nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, nổi bật, khác biệt, thu hút khách du lịch; nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ trong ngành du lịch, đặc biệt là du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, hướng tới xây dựng cộng đồng du lịch nông nghiệp lành mạnh, có sức cạnh tranh tốt trên thị trường.

03-01-2023 Hình ảnh lớp pha chế thức uống không cồn (hinh 1).jpg 

Hình ảnh lớp pha chế thức uống không cồn

 03-01-2023 03-01-2023 Hình ảnh lớp pha chế thức uống không cồn (hinh 2).jpg

            Chương trình tập huấn thu hút đông đảo học viên trên địa bàn tỉnh tham gia, góp phần định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tập quán sản xuất, kinh doanh của người dân. Đặc biệt, trong chương trình tập huấn này có kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm du lịch nông thôn, mang tính ứng dụng thực tiễn cao được đông đảo học viên nhiệt tình hưởng ứng./.

Hồ Phan Mộng Tuyền


03/01/2023 9:00 SAĐã ban hànhApproved
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN  TỈNH LONG AN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN  TỈNH LONG AN

Sau khi Việt Nam chính thức mở cửa trở lại toàn bộ hoạt động du lịch trên cả nước trong điều kiện bình thường mới, ngành du lịch Long An đã ghi nhận những tín hiệu khả quan với lượng khách gia tăng, các hoạt động phục vụ du khách có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Qua đó đã góp phần đưa du lịch Long An phát triển, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển bền vững du lịch Long An giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhà. Các chỉ tiêu về lượng khách và doanh thu đều tăng trưởng, ngành du lịch Long An hoàn thành nhiệm vụ được giao, theo đó năm 2022, Long An thu hút 650.000 lượt khách, tăng 88% so với cùng kỳ, tăng 54% so với kế hoạch, trong đó có 8.500 lượt khách quốc tế, tăng 4 lần so với kế hoạch; doanh thu 325 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ, tăng 44% so với kế hoạch. Kết quả đạt được là do Long An đã thực hiện tốt việc đầu tư trên nhiều lĩnh vực như:

Thứ nhất là việc đầu tư, xây dựng dự án du lịch đã được tỉnh quan tâm thực hiện thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách về xã hội hóa đầu tư cũng như tăng cường thực hiện công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Đến nay, đã có nhiều nhà đầu tư tham gia vào các dự án, khu/điểm du lịch của tỉnh như Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập đã có Công ty TNHH Du lịch Tháp Mười tiếp nhận dự án; Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười thuộc Công ty Cổ phần Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng Phú An làm chủ đầu tư; Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ do Công ty Cổ phần Rồng Việt đầu tư; Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi do Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Chanh Việt đầu tư; Dự án Vườn Thú Mỹ Quỳnh do Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Sài Gòn đầu tư; Sân West Lakes Golf và Villass Long An do Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế C.S.Q đầu tư.

21-02-2023 Lang noi Tan Lap.jpg

Làng nổi Tân Lập

Bên cạnh các dự án đang đầu tư, khai thác, Long An còn có nhiều dự án đang kêu gọi nhà đầu tư như Điểm du lịch Đồn Rạch Cát, Khu Lâm viên Thanh niên, Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh, Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, Khu di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chánh kháng chiến Nam Bộ, Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa, Tượng đài Long An trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc.

Thứ hai là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) đã thẩm định xếp hạng 2 khách sạn (2 sao, thẩm định mới) trên địa bàn huyện Bến Lức. Toàn tỉnh hiện có 490 cơ sở lưu trú du lịch được thống kê với 6.443 phòng, trong đó có 57 khách sạn gồm 6 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 sao, 4 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 sao. Bên cạnh đó, trong năm, Sở cũng đã tiến hành kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch cho 171 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 169 cơ sở đủ điều kiện. Lũy kế đến thời điểm hiện tại có 238 cơ sở đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. Song song với hoạt động lưu trú du lịch, hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên du lịch cũng được quan tâm hướng dẫn thực hiện đúng quy định của Luật Du lịch, các thông tư, nghị định liên quan đến du lịch. Theo đó, trong năm 2022 có 3 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được cấp giấy phép, 1 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ nội địa. Hiện trên địa bàn tỉnh có 15 doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (đã được cấp giấy phép) và 13 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (4 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép); có 18 hướng dẫn viên còn hạn hoạt động, trong đó có 3 thẻ quốc tế và 15 thẻ nội địa. Nhìn chung các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và hướng dẫn viên du lịch thực hiện tốt các quy định của pháp luật, qua đó cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch.

21-02-2023 Làng cổ Phước Lộc Thọ.jpg

Làng cổ Phước Lộc Thọ

Thứ ba là tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch cũng như thu hút nguồn lực đầu tư cho du lịch tỉnh nhà. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ngày càng được cải thiện và từng bước chuyên nghiệp hơn thông qua việc tăng cường cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử về du lịch, Cổng thông tin và ứng dụng di động du lịch thông minh tỉnh Long An; cụ thể hóa lên Bản đồ số tuyến điểm và cơ sở phục vụ du lịch Long An; liên kết Trang thông tin điện tử với các địa phương trong và ngoài tỉnh; thực hiện Bản tin đối ngoại bằng tiếng Anh và tiếng Việt… Ngoài ra, các sở, ngành chức năng đã tích cực phối hợp với Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Long An. Đặc biệt, điểm nhấn trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch năm 2022 là việc tổ chức thành công sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022. Thông qua sự kiện, đã quảng bá mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của du lịch Long An, hướng tới từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu của du lịch tỉnh nhà đối với bạn bè trong nước và quốc tế. Sự kiện này là bước đầu tạo hiệu ứng tích cực để thúc đẩy phục hồi cũng như tạo điểm nhấn để du lịch Long An phát triển trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, Sở VH, TT và DL cũng đã tích cực tham gia các lễ hội, hội chợ, sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh, đáng chú ý nhất là việc tham dự cuộc họp vùng của TPO được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh và tham dự Đại hội TPO lần thứ 10 do TPO tổ chức qua hình thức trực tuyến nhằm kết nối các biện pháp hợp tác về du lịch giữa các thành viên TPO với mục đích cung cấp thông tin về các hoạt động của TPO, các dự án trong thời gian tới; tổ chức các chuyến khảo sát nhằm khai thác cũng như quảng bá thế mạnh của du lịch Long An, đặc biệt là du lịch sông nước (sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây); tham gia đoàn khảo sát với các tỉnh bạn để kết nối tour, tuyến, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh; phối hợp với các tỉnh, thành, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng Chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch năm 2022 và đến năm 2025 nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch thông qua việc liên kết, chia sẻ thông tin, hình ảnh, tiềm năng, sản phẩm du lịch.

Đối với đề tài "Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển hình ảnh điểm đến du lịch thông minh để thu hút khách du lịch tại tỉnh Long An". Đến nay đề tài đã hoàn thành việc nghiên cứu tổng quan về hình ảnh du lịch thông minh nhằm xác định ý nghĩa, làm sáng tỏ nội dung, hệ thống các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Long An qua đó có đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử – văn hóa của tỉnh và đẩy mạnh xúc tiến du lịch trong thời gian tới. Hiện tỉnh đang tích cực phối hợp với đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định góp phần phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến cho du lịch của tỉnh.

Đồng thời, để khẳng định thương hiệu du lịch Long An trên bản đồ du lịch khu vực cả nước và trên thế giới, Long An đang tiến hành các thủ tục để xây dựng thương hiệu du lịch Long An thông qua Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Long An (Biểu trưng (Logo), khẩu hiệu (Slogan)) thể hiện bằng 2 ngôn ngữ Việt – Anh góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, những nét đặc trưng sản phẩm du lịch của tỉnh, qua đó thúc đẩy du lịch Long An phát triển bền vững trong thời gian tới.

21-02-2023 Khu vui chơi giải trí Happyland.jpg

Khu vui chơi giải trí Happyland

Thứ tư là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch góp phần nâng cao năng lực quản lý cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng phục vụ trong du lịch. Theo đó, trong năm, Sở VH, TT và DL đã cử 2 viên chức tham gia Chương trình "Nâng cao năng lực TPO tại thành phố Busan, Hàn Quốc", 11 công chức, viên chức tham dự Chương trình tập huấn "Quảng bá du lịch Long An sáng tạo với kỹ năng số"; tổ chức 3 lớp tập huấn "Xây dựng bản đồ Số tuyến điểm và các cơ sở phục vụ du lịch Long An (giai đoạn 2 - Giai đoạn cụ thể hóa lên Bản đồ số)" với 360 học viên tham dự; phối hợp với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng mở 1 lớp bồi dưỡng "Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh về quản lý khai thác và quản lý chất lượng sản phẩm du lịch tại điểm kinh doanh" với 120 học viên tham dự; phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức 3 lớp tập huấn "Kỹ năng phát triển sản phẩm OCOP tại điểm du lịch, khu lưu niệm trên địa bàn tỉnh gắn với nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ" với tổng số 150 học viên tham dự và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn.

Thứ năm là đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuộc thương mại phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của người dân và du khách. Năm 2022 có 28 cửa hàng tiện ích được xây dựng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh hiện có 125 chợ, trong đó có 107 chợ nông thôn; 7 siêu thị; 1 Trung tâm thương mại Vincom Plaza; 242 Cửa hàng tiện ích. Bên cạnh đó, trong năm có 26 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận, xếp hạng gồm 7 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 19 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Hiện tỉnh có 57 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận, xếp hạng gồm 26 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 31 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Ngoài ra, có 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực được cấp giấy chứng nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh có 7 sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia; 28 sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực; 52 sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh; 150 sản phẩm tiêu biểu cấp huyện; 7 nghề truyền thống; 1 làng nghề; 7 làng nghề truyền thống. Song song đó, có 17 nghệ nhân, 172 thợ giỏi và 2 người có công đưa nghề về tỉnh trong ngành thủ công mỹ nghệ được tặng danh hiệu. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ có 2 nghệ nhân (Nghệ nhân thu thập cây khô và đá cảnh, Nghệ nhân đan thủ công mỹ nghệ) đang được làm hồ sơ xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".

Thứ sáu là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông phục vụ du lịch tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và nhà đầu tư. Trong năm tỉnh Long An đã phân bổ 53.700 triệu đồng để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch gồm xử lý sạt lở bảo vệ Di tích lịch sử Miễu Ông Bần Quỳ; bồi thường giải phóng mặt bằng Khu di tích Bình Tả; nhà lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu hạng mục trưng bày, nội thất, cổng di tích; Khu di tích lịch sử Rừng tràm Bà Vụ. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch, hệ thống giao thông phục vụ du lịch cũng được quan tâm đầu tư, qua đó nguồn kinh phí bố trí cho công tác đầu tư hệ thống giao thông là 170.300 triệu đồng để đầu tư cho các dự án giao thông có kết nối đến các khu/điểm du lịch trên địa bàn như dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.817 đoạn Mỹ Lạc - Thạnh Phước - Mộc Hóa kết nối với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; dự án Đường Tân Tập - Long Hậu - Quốc lộ 50 - Cảng Long An và dự án nâng cấp, mở rộng ĐT.830 giai đoạn 2 (đoạn QL1 – QL50) kết nối với Di tích lịch sử Chùa Tôn Thạnh. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn giao thông và tạo điều kiện lưu thông thuận tiện góp phần mời gọi và thu hút đầu tư vào du lịch, tỉnh cũng đã nâng cấp, mở rộng, duy tu, sửa chữa và hoàn thành nhiều tuyến đường giao thông, qua đó cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và du khách, đồng thời đáp ứng nhu cầu kết nối, phát triển du lịch liên vùng với các địa phương lân cận đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.

21-02-2023 Dược liệu Đồng Tháp Mười.jpg

Dược liệu Đồng Tháp Mười

Thứ bảy là công tác giữ gìn an ninh - trật tự, an toàn xã hội liên quan đến hoạt động du lịch luôn được triển khai thực hiện tốt. Theo đó Công an tỉnh đã phối hợp với Sở VH, TT và DL thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch thực hiện tốt các quy định về xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam của người nước ngoài nói chung, khách du lịch nước ngoài nói riêng, đồng thời thực hiện tốt các quy định của pháp luật về du lịch. Qua kiểm tra, trong năm 2022 chưa phát hiện hoạt động của tổ chức, cá nhân lợi dụng con đường du lịch để tổ chức, môi giới, tiếp tay cho người nước ngoài vào Long An, người Long An ra nước ngoài du lịch hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; lợi dụng du lịch để cư trú, làm ăn, kinh doanh, lao động trái phép.

Thứ tám là công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được các sở, ngành và địa phương trong tỉnh quan tâm, hỗ trợ thực hiện tốt trên nhiều lĩnh vực, mà trọng tâm là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các luật, nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực du lịch; xây dựng và thực hiện các kế hoạch về du lịch; công nhận khu du lịch cấp tỉnh, điểm du lịch cấp tỉnh; thẩm định và xếp hạng khách sạn; kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đối với cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch; cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; mời gọi đầu tư; kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch; hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê.

Bên cạnh đó, nhằm tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp với chính quyền địa phương, giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhau. Ngày 05/10/2022, Sở VH, TT và DL đã phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 9240/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hiệp Hội Du lịch Long An. Việc thành lập Hiệp Hội Du lịch Long An sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được nghiên cứu đề xuất và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về những chính sách liên quan đến lĩnh vực du lịch; cùng nhau xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho địa phương để thu hút du khách trong và ngoài nước, từ đó có đóng góp cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà, đảm bảo quyền lợi của khách hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên./.

Phạm Thị Mỹ Phượng


21/02/2023 4:00 CHĐã ban hànhApproved
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LONG AN NĂM 2023  TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LONG AN NĂM 2023  TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

Năm 2023, để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm tăng tốc phát triển nhanh và bền vững, trong đó có du lịch; đưa ngành du lịch Long An phát triển theo hướng đa dạng, toàn diện để thích nghi với xu hướng hội nhập; giữ một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có đóng góp tích cực vào nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tỉnh Long An xây dựng Kế hoạch hành động phát triển du lịch tỉnh Long An năm 2023 với mục tiêu phấn đấu là đón 750.000 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 11.000 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 406 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.

Để thực hiện thành công mục tiêu như đã đưa ra, các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh sẽ cùng nhau thực hiện tốt các giải pháp phát triển du lịch, trong đó đáng chú ý nhất là việc đầu tư, xây dựng dự án phát triển du lịch. Tỉnh Long An sẽ hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục có liên quan để thực hiện đầu tư các hạng mục tiếp theo tại Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, Dự án Vườn thú Mỹ Quỳnh; khẩn trương hoàn thành các thủ tục để kêu gọi đầu tư vào dự án Lâm viên Thanh niên; đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương xây dựng hoàn thành các hạng mục đang đầu tư để sớm đi vào phục vụ du khách đối với Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland), Sân West Lakes Golf và Villass Long An; khuyến khích Công ty Cổ phần Rồng Việt tiếp tục đầu tư các dịch vụ tại Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ để thu hút khách du lịch cuối tuần. Đồng thời, nghiên cứu các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư lớn tham gia đầu tư vào các dự án du lịch trên địa bàn.

21-02-2023 Khu du lich Làng nổi Tân Lập.jpg

Làng nổi Tân Lập

Bên cạnh việc đầu tư, xây dựng dự án phát triển du lịch thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cũng là một yếu tố quan trọng trong công tác phát triển du lịch tại Long An. Để ngày càng hoàn thiện hơn và tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, các cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, khu/điểm du lịch và hướng dẫn viên du lịch tiếp tục được hỗ trợ thực hiện tốt các quy định của Luật Du lịch 2017, nhất là việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch với việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các dịch vụ du lịch hấp dẫn, phong phú, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng phục vụ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế; kêu gọi xã hội hóa đầu tư và khai thác các dịch vụ tại các di tích lịch sử. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch nhằm hướng đến sự văn minh, lịch sự trong cách ứng xử, thái độ phục vụ góp phần thu hút khách du lịch đến Long An.

Cùng với đó, Long An cũng đẩy mạnh trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch qua việc tiếp tục tăng cường cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử về du lịch, Cổng thông tin và ứng dụng di động du lịch thông minh tỉnh Long An, bản đồ Số tuyến điểm và cơ sở phục vụ du lịch Long An; liên kết với Trang thông tin điện tử của các địa phương trong và ngoài tỉnh; thực hiện Bản tin đối ngoại; tham gia, tổ chức các hoạt động, sự kiện về du lịch; phối hợp với các kênh truyền thông trong và ngoài tỉnh, các trang thông tin của TPO thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, tin, bài, phóng sự… để tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Long An; tổ chức, tham gia các chuyến khảo sát trong và ngoài tỉnh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác xúc tiến, quảng bá cũng như kêu gọi đầu tư phát triển du lịch của tỉnh; nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư cho du lịch tỉnh nhà.

21-02-2023 Khu Dược liệu Đồng Tháp Mười.jpg

Dược liệu Đồng Tháp Mười

Trong công tác phát triển du lịch thì nguồn nhân lực luôn giữ vai trò rất quan trọng, do đó năm 2023 công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Long An sẽ được quan tâm chú trọng bằng việc tổ chức, tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về du lịch, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ngoại giao… nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; liên kết với các trường đào tạo về du lịch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ phục vụ du lịch góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh với các địa phương khác, đáp ứng yêu cầu phát triển; liên kết với các tỉnh, thành trên cả nước đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long thông tin các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch đến các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Để góp phần thu hút du khách cũng như nhà đầu tư đến Long An, công tác đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuộc du lịch và thương mại và công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông phục vụ du lịch cũng là giải pháp quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch tỉnh nhà. Long An sẽ tích cực đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục đang triển khai và đi vào hoạt động các hạng mục đã hoàn thành; tăng cường kêu gọi đầu tư vào các di tích lịch sử trên địa bàn, trong đó chú trọng đầu tư các dịch vụ phục vụ du khách; tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân địa phương và du khách; hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, tập trung nâng cao chất lượng các làng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng, triển khai điểm trưng bày, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu… góp phần đa dạng hóa sản phẩm, thu hút khách du lịch đến địa phương.

Ngoài ra, trong năm 2023 tỉnh cũng sẽ tiếp tục phân bổ kinh phí cho công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật các dự án du lịch và các dự án giao thông, đặc biệt là các dự án có kết nối đến các khu/điểm du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường đảm bảo an toàn giao thông đáp ứng nhu cầu lưu thông thuận tiện và rút ngắn thời gian hành trình với các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tăng cường thu hút khách du lịch cũng như thu hút đầu tư cho du lịch tỉnh nhà.

21-02-2023 Khu vui chơi Happyland.jpg

Khu vui chơi giải trí Happyland

Song song với việc đầu tư, xây dựng dự án phát triển du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuộc du lịch và thương mại; đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông phục vụ du lịch thì công tác giữ gìn an ninh - trật tự, an toàn xã hội và tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng không kém phần quan trọng cho việc phát triển ngành du lịch Long An trong năm 2023. Đối với việc giữ gìn an ninh - trật tự, an toàn xã hội, tỉnh Long An sẽ tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch thực hiện tốt các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại; an ninh trật tự; phòng chống cháy nổ; niêm yết giá công khai, bán đúng giá; đảm bảo chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời thực hiện tốt các quy định của pháp luật về du lịch; rà soát, nắm tình hình, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, vô hiệu hóa với hoạt động lợi dụng du lịch xâm phạm an ninh quốc gia, vi phạm pháp luật Việt Nam; phối hợp với doanh nghiệp du lịch nắm tình hình người nước ngoài đến du lịch tại địa phương và người Long An đi du lịch nước ngoài để phòng ngừa, kịp thời phát hiện đấu tranh với bọn tội phạm lợi dụng du lịch hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc gắn với triển khai các mô hình điểm, phù hợp theo từng địa bàn, tuyến/điểm du lịch qua đó góp phần tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện, thu hút khách du lịch đến địa phương.

21-02-2023 Diem du lich Làng cổ Phước Lộc Thọ.jpg

Làng cổ Phước Lộc Thọ

Về công tác tăng cường quản lý nhà nước, các sở, ngành cùng các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước về du lịch, trong đó tập trung triển khai thực hiện các Luật, Nghị định, Thông tư về du lịch; công nhận Khu du lịch cấp tỉnh, Điểm du lịch cấp tỉnh; thẩm định và xếp hạng khách sạn; cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; xúc tiến quảng bá du lịch; xúc tiến mời gọi đầu tư; kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đối với cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch; kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch; hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện tốt báo cáo thống kê và các quy định của pháp luật; triển khai các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, tích cực rà soát cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các phần mềm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch... nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch./.

Phạm Thị Mỹ Phượng


21/02/2023 4:00 CHĐã ban hànhApproved
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH YÊN BÁI KHẢO SÁT MÔ HÌNH  DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LONG AN SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH YÊN BÁI KHẢO SÁT MÔ HÌNH  DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LONG AN

Ngày 24/11/2022, Đoàn công tác Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) Yên Bái đến khảo sát, học tập kinh nghiệm mô hình du lịch cộng đồng tại tỉnh Long An. Đoàn công tác gồm đại diện Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; bà Trần Thị Thúy Lưu, Trưởng phòng Quản lý du lịch; đại diện Trung tâm Quản lý di tích và phát triển du lịch; lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ; cùng các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại các huyện Yên Bình, Văn Yên, Mù Cang Chải thuộc tỉnh Yên Bái.

28-11-2022 Đoàn công tác Sở VH, TT và DL Yên Bái tham quan.jpg 

Đoàn công tác Sở VH, TT và DL Yên Bái tham quan
chợ nông sản tại huyện Thạnh Hóa

Đoàn công tác đã đến tham quan chợ nông sản tại huyện Thạnh Hóa và khảo sát mô hình du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa). Trong chuyến khảo sát, Đoàn được trải nghiệm các dịch vụ đi thuyền kéo cáp, tàu máy vỏ lãi, đi bộ, xe điện ngắm cảnh trong rừng tràm, nghỉ đêm tại khách sạn giữa rừng, thưởng thức ẩm thực với các món ngon đặc trưng vùng Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, giao lưu văn nghệ với Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Mộc Hóa.

28-11-2022 Trải nghiệm dịch vụ đi tàu máy vỏ lãi trên sông.jpg 

Trải nghiệm dịch vụ đi tàu máy vỏ lãi trên sông
tại Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập

Ngoài ra, Đoàn công tác Sở VH, TT và DL Yên Bái còn trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm với tỉnh Long An về phương thức tổ chức, xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng tại Long An và Yên Bái. Qua đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào thực tế của địa phương trong công tác xây dựng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

28-11-2022 Đoàn chụp ảnh lưu niệm trong chuyến khảo sát.jpg 

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trong chuyến khảo sát mô hình
du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Hóa

Ngoài tỉnh Long An, Đoàn công tác Sở VH, TT và DL Yên Bái tiếp tục khảo sát, học tập kinh nghiệm mô hình du lịch cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre./.

Hồ Phan Mộng Tuyền


28/11/2022 4:00 CHĐã ban hànhApproved
HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ DU LỊCH NĂM 2023, CHỦ ĐỀ “ĐẨY NHANH PHỤC HỒI – TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN” HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ DU LỊCH NĂM 2023, CHỦ ĐỀ “ĐẨY NHANH PHỤC HỒI – TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN”

Sáng 15/03/2023, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề "Đẩy nhanh phục hồi – Tăng tốc phát triển". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) Nguyễn Văn Hùng đồng chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Long An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Tấn Hòa chủ trì hội nghị, cùng với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành, Hiệp hội du lịch, đại diện các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

 16-3-2023 Tại điểm cầu tỉnh Long An.jpg

Tại điểm cầu tỉnh Long An

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ VH, TT và DL Nguyễn Văn Hùng đã trình bày báo cáo đánh giá thực trạng du lịch Việt Nam trước và sau đại dịch Covid-19, các giải pháp đột phá trong thời gian tới. Báo cáo cũng nêu rõ các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt như kỳ vọng, mặc dù ngành du lịch đã rất nỗ lực chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại thị trường khách du lịch quốc tế. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đưa ra các giải pháp như đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết 08/NQ/TW của Bộ Chính trị; đề xuất xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển du lịch nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Nghị quyết 08/NQ/TW; triển khai tổ chức có hiệu quả Năm du lịch quốc gia; tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch và thương hiệu quốc gia; đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Trong chương trình hội nghị có phiên thảo luận của đại diện các bộ, cơ quan, địa phương, hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch, hàng không. Các đại biểu đóng góp ý kiến, đề xuất các bộ, ngành sớm xem xét phân tích, đánh giá, trình Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội để sửa đổi các quy định của Luật xuất nhập cảnh. Cụ thể các nội dung tăng thời hạn thị thực đối với khách du lịch quốc tế 90-180 ngày, thời gian tạm trú từ 30-45 ngày và cho phép nhập cảnh nhiều lần; đối với các quốc gia đơn phương miễn thị thực nhập cảnh, tăng từ 15 ngày lên 30-45 ngày và nhập cảnh nhiều lần. Ngoài ra, cần cải cách mạnh mẽ chính sách visa; cần sớm triển khai cụ thể giải pháp, kế hoạch quảng bá quốc tế quy mô lớn, cụ thể là chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và với ngân sách tương ứng; chú trọng tăng cường khai thác khách du lịch cao cấp quốc tế, khách du lịch đến Việt Nam thông qua các sự kiện ngoại giao, thương mại, kinh tế đầu tư, hội chợ, hội nghị, các sự kiện thể thao và văn hóa quốc tế; cần có chính sách ưu đãi về thuế, VAT, vốn, đặc biệt đẩy nhanh việc mở văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài; tăng cường chuỗi liên kết trong đó vai trò quản lý của nhà nước rất quan trọng trong việc định hướng, kết nối, điều phối và tạo điều kiện cho các thành phần tham gia cùng phát triển.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ VH, TT và DL chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu xác đáng, sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về đẩy nhanh phục hồi – tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững./.

Hồ Phan Mộng Tuyền


16/03/2023 5:00 CHĐã ban hànhApproved
LONG AN THAM DỰ LỄ HỘI CÔNG DIỄN VÀ XÁC LẬP KỶ LỤC “MÓN NGON 13 TỈNH, THÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG  NHIỀU NHẤT VIỆT NAM” NĂM 2022 LONG AN THAM DỰ LỄ HỘI CÔNG DIỄN VÀ XÁC LẬP KỶ LỤC “MÓN NGON 13 TỈNH, THÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG  NHIỀU NHẤT VIỆT NAM” NĂM 2022

Ngày 22/11/2022, Liên Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc Hiệp hội du lịch ĐBSCL tổ chức Lễ hội công diễn và xác lập kỷ lục "Món ngon 13 tỉnh, thành ĐBSCL nhiều nhất Việt Nam" năm 2022. Lễ hội công diễn và xác lập kỷ lục lần này quy tụ 30 đội với 60 nghệ nhân ẩm thực đến từ 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Các nghệ nhân tham gia thực hiện 130 món ăn ngon, đặc trưng của vùng trong khoảng thời gian 120 phút với các món sốt, hấp, chiên, lẩu, kho, canh, khìa, chưng, xào, um… được sắp xếp hợp lý theo từng tiêu chí và chủ đề thực đơn đã chuẩn bị từ trước.

 24-11-2022 Long An tham dự Lễ hội công diễn và xác lập kỷ lục món ngon Viêt Nam (3).jpg

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao giấy chứng nhận xác lập kỷ lục
các món ăn khu vực ĐBSCL

Trong đó, nhà hàng Làng Việt tại thành phố Tân An đã đại diện tỉnh Long An tham gia lễ hội với các món ăn dân dã, gần gũi, mang đậm đà hương vị của vùng đất Long An như món canh rau cá bóng, ức vịt sốt thanh long, gỏi mùa nước nổi, bánh khoai mỡ, bánh khoai mì bến kè, chuột đồng nướng tỏi, chả giò cá lóc.

 24-11-2022 Long An tham dự Lễ hội công diễn và xác lập kỷ lục món ngon Viêt Nam (6).jpg

Gỏi mùa nước nổi

24-11-2022 Long An tham dự Lễ hội công diễn và xác lập kỷ lục món ngon Viêt Nam (7).jpg 

Bánh khoai mỡ

Anh Phạm Ngọc Hiển, chủ nhà hàng Làng Việt cho biết, các món ăn mang đến lễ hội lần này là các món đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, với các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, gắn liền với con người và vùng đất Long An như hẹ nước, bông điên điển, cá lóc đồng, chuột đồng,… Hương vị các món ăn đậm đà, cách làm đơn giản, phù hợp với các bữa ăn hằng ngày trong gia đình hoặc dung để tiếp khách.

 24-11-2022 Long An tham dự Lễ hội công diễn và xác lập kỷ lục món ngon Viêt Nam.jpg

Anh Phạm Ngọc Hiển chăm chút bày trí từng món ăn tại lễ hội

Tại lễ hội, các món ăn được trình bày trên mô hình bản đồ 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Trong đó, tỉnh Long An có 3 món trong 130 món ngon đặc trưng vùng ĐBSCL được xác lập kỷ lục là chả giò cá lóc, canh rau cá bóng và ức vịt sốt thanh long. Ngoài những món nổi tiếng của vùng đất Long An, lễ hội quy tụ nhiều món ăn ngon của các tỉnh, thành trong vùng. Thực khách sẽ được chứng kiến và thưởng thức hương vị đặc trưng các món ăn của từng địa phương theo cách làm mới lạ và vô cùng đặc biệt như lẩu bần phù sa, sỏi mầm, bánh củ cải Bạc Liêu, gỏi xứ dừa, gỏi sầu đâu, bún nước lèo Sóc Trăng, nem nướng Cần Thơ, hủ tiếu Mỹ Tho và bánh bầu Sóc Trăng...

24-11-2022 Long An tham dự Lễ hội công diễn và xác lập kỷ lục món ngon Viêt Nam (10).jpg 

Chả giò cá lóc

 24-11-2022 Long An tham dự Lễ hội công diễn và xác lập kỷ lục món ngon Viêt Nam (4).jpg

Canh rau cá bóng

24-11-2022 Long An tham dự Lễ hội công diễn và xác lập kỷ lục món ngon Viêt Nam (5).jpg 

Ức vịt sốt thanh long

Kết thúc chương trình, Hội đồng Ban Giám khảo gồm những nghệ nhân nổi tiếng đến từ Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam chính thức công nhận "130 món ngon đặc trưng vùng ĐBSCL"; Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục "Sự kiện chế biến, công diễn món ngon 13 tỉnh, thành ĐBSCL có số lượng nhiều nhất Việt Nam". Sự kiện nhằm mục đích xác lập bản quyền món ăn, nâng cao uy tín, vị thế của 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác quảng bá ẩm thực và đặc sản đặc trưng của vùng đến du khách trong nước và quốc tế, khai thác thế mạnh văn hóa ẩm thực của địa phương. Đây còn là hoạt động nhằm từng bước gắn kết phát triển giữa ẩm thực và du lịch, tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến ĐBSCL./.

Kim Thoa


24/11/2022 9:00 SAĐã ban hànhApproved
TẬP HUẤN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP GẮN VỚI NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ TẬP HUẤN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP GẮN VỚI NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ

Từ ngày 17-21/11/2022, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch phối hợp cùng Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức lớp tập huấn kỹ năng phát triển sản phẩm du lịch OCOP tại điểm du lịch, khu lưu niệm trên địa bàn tỉnh gắn với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

24-11-2022 Ba Do Thi Kim Dung phat bieu tai buoi tap huan.jpeg 

Bà Đỗ Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm TTXTDL
 phát biểu tại lớp tập huấn

Tham gia lớp tập huấn có hơn 150 học viên là đại diện Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh, Bảo tàng – Thư viện tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; cùng các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh.

24-11-2022 Cac hoc vien tham gia tap huan.jpeg 

Các học viên tham gia lớp tập huấn

Tại buổi tập huấn, Thạc sĩ Phan Bửu Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn giới thiệu tổng quan các kiến thức về sản phẩm du lịch, phân tích hiệu quả việc kết hợp mô hình kinh doanh điểm đến du lịch, giao lưu đờn ca tài tử, trưng bày mua bán sản phẩm OCOP. Đồng thời, Thạc sĩ Phan Bửu Toàn cũng hướng dẫn liên kết với các cụm địa phương, kết nối tuyến điểm, định hướng sản phẩm du lịch của Long An theo hướng du lịch xanh, thân thiện môi trường.

 24-11-2022 bao cao vien tai buoi tap huan.jpeg

Thạc sĩ Phan Bửu Toàn báo cáo viên tại lớp tập huấn

Sau khi kết thúc phần lý thuyết, các học viên tham gia trải nghiệm chuyến đi thực tại các khu/điểm du lịch, cơ sở sản xuất OCOP nhằm làm quen, khảo sát, lựa chọn, kết nối các sản phẩm du lịch phù hợp. Những học viên tham gia đầy đủ các buổi học và đạt yêu cầu chuyên môn sẽ được Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn cấp giấy chứng nhận hoàn thành lớp tập huấn./.

Anh Thư


23/11/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
FAMTRIP TOUR ĐƯỜNG SÔNG VÀM CỎ FAMTRIP TOUR ĐƯỜNG SÔNG VÀM CỎ

Nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022, ngày 19/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức Chương trình famtrip tour du lịch đường sông đôi dòng Vàm Cỏ nhằm giới thiệu, quảng bá các điểm đến nổi tiếng, mang đặc trưng địa phương của quê hương Long An dọc 2 dòng Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.  Bà Đỗ Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Long An làm trưởng đoàn, cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên các Trung tâm xúc tiến du lịch của các tỉnh lân cận, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đại diện các công ty doanh nghiệp du lịch.

 21-9-2022 FAMTRIP TOUR ĐƯỜNG SÔNG VÀM CỎ.jpg

Đoàn đến tham quan lăng mộ Quận công Nguyễn Huỳnh Đức

Khởi hành từ 7 giờ sáng, đoàn đến tham quan lăng mộ Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, khu công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Tại đây, đoàn cùng ôn lại lịch sử hào hùng của người dân Long An trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, hiểu thêm về tinh thần bất khuất kiên cường của quân và dân Long An trong cuộc chiến đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc.

21-9-2022 FAMTRIP TOUR ĐƯỜNG SÔNG VÀM CỎ (2).jpg 

Đoàn thắp hương tại tượng đài Long An

Tiếp tục hành trình, đoàn về Tân Trụ tham quan trải nghiệm Công ty Vườn nhà mình. Đây là một trong những doanh nghiệp của Long An có sản phẩm đạt chuẩn OCOP, với các sản phẩm như nước chùm ngây, bánh chùm ngây, các sản phẩm làm đẹp. Du khách được tận hưởng không khí trong lành, thưởng thức các các món ăn từ cây chùm ngây và hoạt động thăm vườn chùm ngây, đinh lăng, dược liệu.

21-9-2022 FAMTRIP TOUR ĐƯỜNG SÔNG VÀM CỎ (4).jpg 

Đạp xe đạp trải nghiệm tại đường hàng cau Tân Trụ

Buổi chiều, đoàn tiếp tục tham quan hàng cau vua - con đường hạnh phúc. Đặc biệt, du khách được trải nghiệm cảm giác đạp xe đạp trên con đường hàng cau rợp bóng mát, hòa cùng với gió, đem đến cảm giác sảng khoái, bình yên giữa một vùng quê hiền hòa. Tiếp đó, đoàn đến tham quan và tìm hiểu về nguồn gốc nhà thờ họ Lê và viếng, thắp hương Đền thờ Nguyễn Trung Trực.

 21-9-2022 FAMTRIP TOUR ĐƯỜNG SÔNG VÀM CỎ (3).jpg

Tham quan Khu di tích Vàm Nhựt Tảo

Cuối ngày, đoàn lên phà tại Bến Nhựt Tảo - Long Cang xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến Khu du lịch Happyland (huyện Bến Lức). Trên phà, đoàn ngắm hoàng hôn trên sông, dùng bữa tối và giao lưu đờn ca tài tử.

 21-9-2022 FAMTRIP TOUR ĐƯỜNG SÔNG VÀM CỎ (5).jpg

Ăn tối trên sông và thưởng thức đờn ca tài tử

Đây là hoạt động nhằm quảng bá đến du khách trong nước và bạn bè quốc tế về một quê hương Long An với nhiều cảnh quan xinh đẹp, nhiều di tích lịch sử chỉ có tại Long An, là nơi lưu giữ những di sản văn hóa của nhân loại và của quốc gia. Người dân Long An mang nét đặc trưng tính cách, văn hóa của Nam Bộ: nhân ái, mến khách, hào sảng, nghĩa tình. Đồng hành cùng chương trình còn có Hoa khôi sông Vàm năm 2022 - Huỳnh Đào Diễm Trinh và Á khôi 1, Á khôi 2./.

Kim Thoa


21/09/2022 4:00 CHĐã ban hànhApproved
TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH LONG AN LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH LONG AN LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Vừa qua, đoàn công tác Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Long An do bà Đỗ Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn, đã đến làm việc với Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp và làm việc với đoàn có TS. Hồ Viễn Phương, Phó Hiệu trưởng; TS. Trần Văn Thông, Trưởng khoa Quản trị du lịch - khách sạn, cùng thầy cô của trường.

 18-5-2022  lam viec voi Truong Dai hoc kinh te - tai chinh TPHCM (hinh 1) (1).jpg

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Long An và Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, chia sẻ về tình hình, kết quả hoạt động của 2 đơn vị. Đồng thời, trao đổi đóng góp ý kiến, kết nối về việc quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch tiềm năng của tỉnh Long An.

            Thông qua kết quả thông tin của lãnh đạo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Long An, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh có những đánh giá về thực trạng, hiến kế các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng sản phẩm du lịch. Đồng thời, phân tích, làm rõ các điểm mạnh cũng như những tồn tại, hạn chế của du lịch Long An; chia sẻ những kinh nghiệm từ thực tiễn trong phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá sản phẩm du lịch, xây dựng tour/tuyến, kết nối đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực. Đặc biệt là công tác kết nối với trường đưa sinh viên về thực tập, tham quan, trải nghiệm du lịch thực tế tại vùng đất Long An.

18-5-2022  lam viec voi Truong Dai hoc kinh te - tai chinh TPHCM (hinh 2).jpg 

Dịp gặp gỡ lần này tạo điều kiện để 2 đơn vị gắn bó và có những hợp tác trong thực hiện quảng bá, phát triển du lịch Long An, tạo ra nguồn nhân lực du lịch, sản phẩm đặc thù, gắn đào tạo giữa lý thuyết và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4. Trong đó, mục tiêu quan trọng là định hướng xây dựng sản phẩm đặc thù cho du lịch Long An đủ sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần khai thác giá trị tài nguyên du lịch, tạo động lực cho du lịch Long An cất cánh./. 

Kim Thoa


18/05/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ  PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ  PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN

Ngày 05/7/2022, tại Trung tâm Phục vụ hội nghị tỉnh Long An đã diễn ra cuộc họp trình bày ý tưởng về Trung tâm Giáo dục nông nghiệp thực nghiệm và dịch vụ du lịch tại Lâm viên thanh niên và Lễ hội mai vàng Phương Nam. Cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa chủ trì, cùng sự tham dự của đại diện các sở, ngành tỉnh, UBND huyện Thạnh Hóa, UBND xã Tân Tây, đại diện Làng nghề trồng mai Tân Tây. Về phía Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh do Hiệu trưởng - PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan làm trưởng đoàn; Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Asset - Nguyễn Trọng Nghĩa; Giám đốc điều hành Công ty TNHH TVTT&TCSK Cánh Cam - Phan Yến Ly.

06-7-2022 Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa chủ trì cuộc họp.jpg 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa chủ trì cuộc họp

Tại cuộc họp, Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Asset - Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày Đề án về Trung tâm Giáo dục nông nghiệp và dịch vụ du lịch tại Lâm viên thanh niên. Theo đó, định hướng công năng của Lâm viên thanh niên gồm khu sinh hoạt thanh niên, khu lưu trú đồng quê Nam Bộ, khu dịch vụ ẩm thực Nam Bộ, khu chợ nông sản Nam Bộ, khu văn hóa sự kiện, khu du lịch dã ngoại, khu đổi mới sáng tạo khởi nghiệp nông nghiệp, khu mô hình nhà ở Nam Bộ. Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, tiềm năng của dự án là rất khả thi bởi hội tụ các điều kiện như vị trí, hạ tầng thuận lợi, mô hình chuyên sâu hấp dẫn, kinh nghiệm phát triển, điều hành phù hợp. Nếu được phê duyệt, đề án sẽ chính thức triển khai thực hiện vào cuối năm 2022 và đưa vào hoạt động dịp 30/4/2023. 

06-7-2022 Ông Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày Đề án về Trung tâm Giáo dục.jpg 

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày Đề án về Trung tâm Giáo dục
nông nghiệp và dịch vụ du lịch tại Lâm viên thanh niên

Ý tưởng tổ chức Ngày hội mai vàng Phương Nam do Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh - TS. Ngô Thị Thu Trang trình bày. Ý tưởng xuất phát từ Làng nghề trồng mai xã Tân Tây được tỉnh Long An công nhận theo Quyết định số 2121/QĐ-UBND ngày 24/6/2020. Trên cơ sở đó, ngày 06/10/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 9752/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương Đề án phát triển Làng nghề trồng mai xã Tân Tây gắn với phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2030. Việc phát triển du lịch tại Làng nghề trồng mai sẽ làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của trục du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười; đồng thời, góp phần đưa ngành du lịch Long An từng bước đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong điều kiện bình thường mới hiện nay. Nếu Long An tranh thủ được cơ hội và trở thành địa phương đầu tiên tổ chức Ngày hội mai vàng thì có thể ngày hội sẽ trở thành hoạt động thường niên của tỉnh, thu hút nhiều du khách. 

 06-7-2022 Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH và NV Thành phố Hồ Chí Minh.jpg

Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH và NV Thành phố Hồ Chí Minh -
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan phát biểu tại cuộc họp

Nội dung Ngày hội mai vàng Phương Nam bao gồm không gian văn hóa, không gian ẩm thực, không gian thương mại, không gian trải nghiệm, chương trình tọa đàm, hội thi,... Đặc biệt, những cung đường mai vàng rực rỡ dẫn vào không gian ngày hội được xem là điểm nhấn thu hút du khách ngay từ đầu. Thời gian dự kiến ngày 30, 31/12/2022 và ngày 01/01/2023 với quy mô cấp tỉnh.

06-7-2022Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nguyễn Anh Dũng.jpg 

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nguyễn Anh Dũng
phát biểu ý kiến

 06-7-2022 Trưởng ban đại diện Làng nghề trồng mai Tân Tây - Nguyễn Văn Hoàng.jpg

Trưởng ban đại diện Làng nghề trồng mai Tân Tây - Nguyễn Văn Hoàng
phát biểu ý kiến

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa bày tỏ sự ủng hộ với đề án vì phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển của tỉnh, đồng thời cần mang tính chuyên nghiệp, lâu dài, tạo được điểm nhấn, mang tính nhận diện và quảng bá thương hiệu đến thị trường quốc tế. Về ý tưởng tổ chức Ngày hội mai vàng Phương Nam cần tích hợp các sự kiện phù hợp, tạo điều kiện để người nông dân làm du lịch, đặc biệt phải có tính riêng biệt. Đối với Đề án về Trung tâm Giáo dục nông nghiệp và dịch vụ du lịch tại Lâm viên thanh niên phải giữ lại khu hành chính của trung tâm và tạo thành một tổng thể hài hòa giữa hai bên để hoạt động lâu dài; cần có nhà đầu tư có tâm có tầm để công tác đầu tư đạt hiệu quả. Trước cơ hội trở thành địa phương đầu tiên tổ chức Ngày hội mai vàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh sớm triển khai thực hiện./. 

Hồ Phan Mộng Tuyền


06/07/2022 4:00 CHĐã ban hànhApproved
DU LỊCH NÔNG THÔN LONG AN – TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC DU LỊCH NÔNG THÔN LONG AN – TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC

Long An với xuất phát điểm là một địa phương có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Lịch sử địa phương gắn liền với nông thôn, nông nghiệp truyền thống nên hình thái nông thôn Long An tương đối đa dạng cả về ngành nghề, chủng loại cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, người nông dân Long An cần cù, sáng tạo, phóng khoáng và thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học, đời sống văn hóa phong phú, do vậy nền sản xuất nông nghiệp cũng mang đặc trưng riêng dựa vào thổ nhưỡng địa phương, trong đó có vùng trồng chuyên canh cây thanh long ruột đỏ và nuôi thủy sản nước lợ thuộc hạ lưu Sông Vàm Cỏ; vùng đất ngập nước chuyên trồng cây dược liệu (tràm gió), lúa nước, nuôi thủy sản nước ngọt tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười; vùng nông thôn lân cận ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh chuyên chăn nuôi gia súc và các sản phẩm nông nghiệp bổ trợ… Đây là những điều kiện thuận lợi để ngành du lịch có thể lưu giữ được những nét văn hóa của cư dân nông nghiệp truyền thống, các giá trị nhân văn được bảo tồn và lưu truyền trong nông thôn, góp phần thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

04-8-2022 Du lịch nông thôn - tiềm năng và thách thức (hinh 1).jpg 

Du lịch nông thôn thu hút nhiều khách du lịch, mở ra hướng đi mới
cho du lịch Long An

Ngoài ra, ở mỗi vùng nông thôn Long An có những đặc điểm, tài nguyên du lịch, đặc sản và phong cách sống đặc trưng hình thành nên nét văn hóa của cộng đồng dân cư phù hợp với xu thế phát triển du lịch hướng về nông thôn. Với địa hình bằng phẳng và hệ thống sông ngòi, kênh rạch đa dạng nên tỉnh có điều kiện phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái, đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười. Đồng thời, với 8 làng và 5 nghề truyền thống được công nhận như nghề rèn truyền thống Nhị Thành, nghề làm bánh in truyền thống Long Hựu Tây, nghề mộc truyền Thống Bình An, nghề chế tác kim hoàng ở Thuận Thành; làng nghề trồng mai (huyện Thạnh Hóa), làng nghề làm trống Bình An (huyện Tân Trụ), làng nghề dệt chiếu Long Cang (huyện Cần Đước), làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa (thành phố Tân An), làng nghề chầm nón lá An Hiệp (huyện Đức Hòa), làng nghề đan cần xé Hòa Hiệp (huyện Đức Hòa), làng nghề dệt chiếu An Nhật Tân (huyện Tân Trụ), làng nghề mây tre đan Tân Mỹ (huyện Đức Hòa) là những mô hình rất phù hợp cho loại hình du lịch nông nghiệp.

04-8-2022 Du lịch nông thôn - tiềm năng và thách thức (hinh 2).jpg 

Du lịch nông thôn cần có sự phối hợp giữa chính quyền,
người dân và doanh nghiệp

Một điểm nổi bật đóng góp vào nguồn tài nguồn phát triển du lịch của vùng đất cửa ngõ Đồng bằng Sông Cửu Long chính là những mặt hàng nông sản trở thành thương hiệu, gắn với từng địa danh của Long An như gạo Nàng thơm Chợ Đào (huyện Cần Đước), dưa hấu đỏ Long Trì (huyện Châu Thành), dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa…

 04-8-2022 Du lịch nông thôn - tiềm năng và thách thức (Hinh 3).jpg

Nâng tầm các sản phẩm Ocop, tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ
nhu cầu mua sắm của du khách

Long An có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, đa dạng. So với nhiều tỉnh của vùng Tây Nam Bộ, Long An là vùng đất đặc thù, vừa mang nét duyên dáng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa mang vẻ đẹp mặn mà của miền Đông Nam Bộ, là tổng hòa giao thoa của cả vùng miền Tây sông nước hiền hòa và mang nét phố thị của nông nghiệp miền Nam. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch nông thôn tại Long An hiện nay chỉ tập trung vào các loại hình tham quan làng nghề, chợ truyền thống, đặc trưng văn hóa, sản vật du lịch miền sông nước, du lịch lễ hội nông thôn, khám phá vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười, trải nghiệm cuộc sống, thử làm người nông dân thực thụ… Nhìn chung đa phần sản phẩm du lịch nông thôn Long An phát triển dựa theo nhu cầu và yêu cầu của du khách, chưa chủ động xây dựng sản phẩm, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn chuyên nghiệp, thu nhập từ hoạt động này ở mức trung bình, doanh thu từ hoạt động du lịch không phải là nguồn thu chính so với hoạt động nông nghiệp thuần túy, chưa đảm bảo trang trải cuộc sống của đối tượng tham gia. Mặt khác, du lịch tại nông thôn còn mang tính thời vụ, thời vụ du lịch thường trùng vào mùa thu hoạch nông sản và các nguồn lợi nông sản khác nên muốn phát triển du lịch nông thôn cần giải quyết hài hòa vấn đề này. Đồng thời, công tác kết nối, xây dựng tour tuyến, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, phù hợp đang là vấn đề khó khăn với người dân bản địa và các doanh nghiệp lữ hành, bởi chỉ dừng ở quy mô nhỏ và mang tính tự phát. Sản phẩm du lịch nông thôn của tỉnh hiện chưa đặc sắc, do tâm lý chưa sẵn sàng của người dân (người có nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp) còn lo âu, chú trọng tạo sản phẩm nông nghiệp hơn là phát triển dịch vụ của người nông dân cũng là rào cản đáng kể cho việc phát triển loại hình du lịch nông thôn tại Long An.

04-8-2022 Du lịch nông thôn - tiềm năng và thách thức (hinh 4).jpg 

Các làng nghề truyền thống, sản phẩm du lịch đặc trưng để phát triển
loại hình du lịch nông thôn

Mở ra cơ hội phát triển và giải quyết các rào cản, tỉnh cần có chủ trương, cơ chế và chính sách đồng bộ về quản lý đất đai, hạ tầng, về quản lý du lịch nông thôn, hỗ trợ du lịch nông thôn, quản lý lưu trú, liên kết chuỗi giá trị du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Như vậy, người nông dân sẽ tự tin cho sản phẩm đầu tư của mình, vừa để bảo tồn vùng sản xuất truyền thống, tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ cho khai thác du lịch, làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách; đồng thời, quảng bá hoạt động du lịch, tiêu thụ và nâng cao giá trị cho các sản phẩm OCOP, tập trung thể hiện nét đặc sắc riêng cho du lịch địa phương./.

Kim Thoa


08/08/2022 12:00 CHĐã ban hànhApproved
CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (3)CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (3)

           Tuyến du lịch theo quốc lộ 50: Từ Thành phố Hồ Chí Minh – huyện Cần Giuộc – huyện Cần Đước – tỉnh Tiền Giang:

           1. Chùa Tôn Thạnh, tọa lạc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc:

ThamQuanDuLich 22.jpg

        Chùa Tôn Thạnh, nơi lưu niệm nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu trong những năm 1859-1862. Tại đây, ông đã sáng tác bài Văn tế Nghĩa dân chết trận Cần Giuộc - một áng văn bất hủ, lưu danh thiên cổ. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ  ngày 27/9/1997.

            Đơn vị quản lý: Nhà chùa.

            Điện thoại: 0977 160119 (Thầy Nhàn).

            2. Khu di tích Nghĩa sĩ Cần Giuộc, tọa lạc thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc:

ThamQuanDuLich 23.jpg

           Khu di tích Nghĩa sĩ Cần Giuộc, đây là công trình tưởng niệm trận Công Đồn Tây Dương của những người Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc vào đêm Rằm tháng 11 năm Tân Dậu (tức ngày 16/12/1861 DL). Phần tượng đài là tác phẩm của điêu khắc gia Phan Gia Hương. Công trình bắt đầu khởi công vào ngày 17/12/2011 và khánh thành vào ngày 13/4/2015. Tổng vốn đầu tư xây dựng trên 29 tỷ đồng.

           Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An.

          Điện thoại: 072 6568871.                          

           3. Nhà Trăm Cột, tọa lạc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước:

ThamQuanDuLich 24.jpg

       Nhà Trăm Cột, tọa lạc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước của ông Trần Văn Hoa, nhóm thợ miền Trung thực hiện năm 1901-1903. Nhà có hơn 100 cột, kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, hiện vật bài trí thuộc loại quí, hiếm. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997.

           Đơn vị quản lý: Gia tộc.

           Điện thoại: 0906 304046 (chị Bạch).

           4. Khu di tích Đồn Rạch Cát, tọa lạc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước:

ThamQuanDuLich 25.jpg

           Khu di tích Đồn Rạch Cát, căn cứ quân sự do thực dân Pháp xây dựng năm 1903, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng - nơi gặp nhau của 3 con sông Nhà Bè, Rạch Cát và Vàm Cỏ nên Đồn Rạch Cát án ngữ hoàn toàn con đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào Sài Gòn và xuống miền Tây. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 818/UB.QĐ.92 ngày 26/8/1992.

           VĂN HÓA LỄ HỘI

           - Lễ hội Làm Chay

Tham Quan Du Lich 26.jpg

            Hàng năm nhân dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tổ chức lễ hội làm chay vào ngày 15, 16 tháng Giêng - Âm lịch. Đây là lễ hội dân gian cổ truyền mang bản sắc riêng của nhân dân địa phương. Nhằm khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân dân sống trong cảnh thái bình, an tâm lao động sản xuất đạt vụ mùa bội thu. Đúng 12 giờ đêm ngày 16 là xô giàn Ông Tiêu, người đi lễ tranh nhau giành đồ cúng mong tìm được chút lộc đầu năm, ai tranh được cái lưỡi của Ông Tiêu là năm đó làm ăn phát tài. Ngày hội Làm Chay đã trở thành lễ hội truyền thống, một nét văn hóa đặc sắc của người dân Long An.

            - Lễ Húy kỵ đức nghệ nhân Nhạc sư Nguyễn Quang Đại:

ThamQuanDuLich 27.jpg

            Đức nghệ nhân Nhạc sư Nguyễn Quang Đại là một quan nhạc của triều đình nhà Nguyễn. Cuối thế kỷ XIX đã hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, vô Nam truyền dạy nhạc tài tử và nhạc lễ. Ông là người có công khai sáng ra bộ môn Đờn ca tài tử và nhạc lễ Nam Bộ mang đậm nét đặc thù bản sắc dân tộc.

            Hàng năm vào ngày 19 tháng Giêng – Âm lịch, lễ Húy kỵ diễn ra tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước. Lễ hội tập trung các nghệ nhân Đờn ca tài tử Nam Bộ trong và ngoài tỉnh và du khách đến viếng, tưởng niệm cố nghệ nhân Nguyễn Quang Đại.

            - Lễ hội Vía bà Ngũ hành ở Long Thượng, Cần Giuộc:

ThamQuanDuLich 28.jpg

            Miếu Bà Ngũ Hành tọa lạc tại chợ Long Thượng, cạnh rạch Tràm, nằm về hướng Đông, thành phố Tân An và về phía Tây Bắc của thị trấn Cần Giuộc, tỉnh Long An. Nơi đây, thờ phượng Ngũ hành Nương Nương - năm vị phúc thần giúp cho mưa thuận gió hòa, bảo hộ nghề nghiệp thủ công…

           Lễ vía Ngũ hành Nương Nương được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng - Âm lịch hàng năm (diễn ra trong 3 ngày), được tổ chức khá long trọng với các nghi thức của một lễ Kỳ yên và nghệ thuật diễn xướng dân gian như: Chầu mời, thỉnh bà, dâng bông, dâng mâm, bán lộc, đặc biệt là hát chặp Địa Nàng.... Hằng năm lễ hội thu hút hàng chục ngàn lượt khách thập phương. Bởi những giá trị văn hóa và lịch sử được tàng trữ tại đây, Miếu Bà Ngũ hành (Long Thượng) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào tháng 02/1997./.

                                                                   Biên tập: Trần Thị Đoan Quang.

20/12/2016 4:00 CHĐã ban hànhApproved
VỀ THĂM RỪNG THUỐC “ĐỘC NHẤT MIỀN TÂY” Ở LONG AN VỀ THĂM RỪNG THUỐC “ĐỘC NHẤT MIỀN TÂY” Ở LONG AN

Xuôi theo Quốc lộ 62, rẽ về hướng Đường tỉnh 817, du khách sẽ gặp một "thiên đường" chăm sóc sức khỏe nằm lặng lẽ giữa rừng tràm. Ở đó có bạt ngàn không gian xanh và thoang thoảng hương tràm cùng những con người đầy tâm huyết. Đó là Khu du lịch (KDL) Cánh Đồng Bất Tận (thị trấn Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa).

23-4-2021 Cánh đồng bàng ngút mắt.jpg

Cánh đồng bàng ngút mắt từng là bối cảnh quay bộ phim Cánh đồng bất tận

Khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận vốn là một phần của Khu Bảo tồn Nghiên cứu và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười nên dù phát triển du lịch nhưng giá trị cốt lõi nơi này vẫn là chăm sóc sức khỏe con người. Ngoài không gian yên tĩnh và xanh mát của khu bảo tồn, nơi đó còn có Nhà máy sản xuất dược liệu Mộc Hoa Tràm với công nghệ hiện đại chuyên sản xuất các loại tinh dầu nguyên chất, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ cây tràm và các loại thảo dược khác.

23-4-2021 Ảnh Khu du lịch cung cấp.gif

Ảnh: Khu du lịch cung cấp

KDL Cánh đồng Bất Tận mở cửa đón khách với phương châm "đưa du khách trở lại với không gian xanh" và quan trọng hơn nữa là chăm sóc sức khỏe, phục hồi cơ thể sau những ngày dài vất vả với vòng xoay cơm áo gạo tiền.

23-4-2021 Thiên nhiên thanh bình yên ả.jpg

Thiên nhiên thanh bình yên ả và dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cùng sự tâm huyết và thân thiện của con người nơi đây chính là nét riêng
nổi bật của Khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận

Như được trở về nhà!

Khoan nói đến giá trị về chăm sóc sức khỏe, điều đầu tiên chúng tôi muốn nói đến khi nhắc về KDL Cánh Đồng Bất Tận chính là con người. Ở đó có những người tâm huyết, hiền lành, mộc mạc, chân thành như hương tràm Mộc Hóa, không quá ào ạt, nồng đượm nhưng thoang thoảng và khó thể nào quên.

Tổng Giám đốc KDL Cánh Đồng Bất Tận cũng là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười - dược sĩ Bùi Đắc Thắng là người hiền lành, trầm tính. Là dược sĩ lại gắn bó với công việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu, hơn ai hết, anh Thắng hiểu rõ giá trị của các loại thảo dược trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người. Chính vì vậy, từng ly trà đến từng món ăn trong thực đơn đãi khách đường xa ngoài yếu tố ngon miệng, sạch, lành, còn có yếu tố chăm sóc sức khỏe.

23-4-2021 Tại Cánh Đồng Bất Tận.jpg

Tại Cánh Đồng Bất Tận, du khách có thể tìm thấy nhiều sản phẩm
chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chiết xuất từ thiên nhiên, được sản xuất theo quy trình
nghiêm ngặt với mục tiêu mang đến cho người sử dụng những sản phẩm tốt nhất

Nguyên liệu chế biến bữa ăn tại đây đều là sản vật thiên nhiên có sẵn của vùng Đồng Tháp Mười từ trước tới nay: Cá đồng nấu chua với bông súng, lục bình; trứng vịt chạy đồng chiên cùng lá nhàu hái trong vườn thuốc; cá trê đồng chiên chấm mắm gừng trồng dọc sân nhà,... Các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe được kết hợp một cách khéo léo vào từng món ăn dân dã để bữa ăn vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe. Dược sĩ Bùi Đắc Thắng cho biết: "Tại đây, chúng tôi sẽ thiết kế thực đơn phù hợp cho từng nhóm du khách khi có yêu cầu, nhằm chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe cũng như giúp du khách có trải nghiệm trọn vẹn nhất khi đến với Cánh Đồng Bất Tận. Phương châm làm việc của chúng tôi là bảo tồn cây thuốc và sức khỏe con người".

Hướng dẫn viên tại KDL Cánh Đồng Bất Tận cũng chính là nhân viên lành nghề, dược sĩ làm việc tại Nhà máy dược liệu Đồng Tháp Mười, họ gắn bó và hiểu khu bảo tồn như nhà của mình. Họ cũng là những người bảo vệ, gìn giữ rừng tạo lá phổi xanh, sạch cho Đồng Tháp Mười. Họ hướng dẫn, thuyết minh cũng ôn tồn, ấm áp như cách người ta nói về nhà của mình, chân thành, gần gũi, không hoa mỹ và khuôn sáo.

Ngày thường, họ làm việc ở nhà máy hoặc trong khu bảo tồn, dịp cuối tuần hay khi có khách du lịch đến, họ trở thành hướng dẫn viên. Sự am hiểu chi tiết cùng thái độ chu đáo, nhiệt tình của những hướng dẫn viên đặc biệt này giúp du khách có những trải nghiệm tốt nhất khi về với thiên nhiên. Khi muốn hỏi thêm về dược tính của cây tràm, muốn biết thêm về đặc tính các loài chim hoang dã, du khách chỉ cần hỏi người hướng dẫn sẽ được giải thích nhiệt tình, đầy đủ và dễ hiểu. Sự gần gũi ấy tạo cho du khách cảm giác như được về nhà hơn là đang trong một chuyến chơi xa.

23-4-2021 Rồi sau những rong chơi, mọi người được thư giãn.jpg

Rồi sau những rong chơi, mọi người được thư giãn bằng cách xông hơi hoặc
ngâm chân thảo dược. Những loại cây lá thảo mộc sạch, xanh
được các dược sĩ kết hợp một cách chuẩn mực, có tác dụng chăm sóc sức khỏe tốt nhất
đem tới cho du khách một trải nghiệm không thể lẫn vào đâu được

Có gì trong rừng thuốc "độc nhất" Miền Tây? 

KDL nằm khá biệt lập, muốn đến nơi, cần di chuyển bằng xuồng nên du khách có thể yên tâm rằng mọi ồn ào cuộc sống sẽ dừng lại hết bên ngoài Cánh Đồng Bất Tận. Bước chân lên khoảng sân xanh mát, nhấp ngụm nước vối thanh mát nghĩa là du khách đã chính thức bắt đầu hành trình về với thiên nhiên, để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân mình.

Trong hành trình đó, du khách sẽ được tìm hiểu đặc tính các loài cây, loài hoa tại khu bảo tồn dược liệu, ngắm những bông súng nở hồng, hàng đàn cá tung tăng lội nước, những cánh chim thư thả tìm mồi trên bụi súng rồi giật mình cất cánh bay lên khi thấy có người qua. Với tay ngắt một lá tràm vò nát và đưa lên mũi ngửi, du khách sẽ cảm nhận được mùi tinh dầu nồng ấm, lan tỏa, tự mình giải đáp thắc mắc của riêng mình về mùi hương thoang thoảng trong không khí trong suốt chuyến đi.

Cảm giác bước chân trên lá vàng xào xạc dưới tán cây xanh mát, ngửi hương tràm nhẹ đưa theo gió, nghe tiếng chim rừng thỉnh thoảng gọi nhau là một cảm giác bình yên. Các bạn nhỏ khi đến đây sẽ hào hứng lần theo tiếng chim kêu, chạy đuổi nhau dưới tán rừng râm mát, học được đâu là con chim, con ếch, con rùa, học cách bơi giữa đồng nước mưa trong mát, tự tay mình làm chiếc bánh lá để biết thêm về hương vị của quê nhà. Với chuyến đi về Cánh Đồng Bất Tận, các bậc cha mẹ có thể chỉ con xem "cái cò", "cái vạc" hay được nhắc trong ca dao, tục ngữ. Đêm đến, cả nhà cùng nhau đi "bắt những vì sao" đom đóm trong rừng và bình minh có thể ngắm mặt trời mọc lên từ phía cánh đồng xa.

Rồi sau những rong chơi, mọi người được thư giãn bằng cách xông hơi hoặc ngâm chân thảo dược. Những loại cây lá thảo mộc sạch, xanh được các dược sĩ kết hợp một cách chuẩn mực, có tác dụng chăm sóc sức khỏe tốt nhất, mang đến cho du khách một trải nghiệm không thể lẫn vào đâu được. Tại Cánh Đồng Bất Tận, du khách còn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chiết xuất từ thiên nhiên, được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt với mục tiêu mang đến cho người sử dụng những sản phẩm tốt nhất.

23-4-2021 Các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe (hinh 1).gif

Các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe được kết hợp một cách khéo léo
vào từng món ăn dân dã để bữa ăn vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe

Với lợi thế gần TP.HCM, có thể thuận tiện đi - về trong ngày hoặc ở lại, có dịch vụ xe đưa đón nếu đăng ký trước, Cánh Đồng Bất Tận thực sự là một điểm đến đầy tiềm năng của du lịch Long An. Thiên nhiên thanh bình yên ả và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cùng sự tâm huyết và thân thiện của con người nơi đây chính là nét riêng nổi bật của KDL Cánh Đồng Bất Tận.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng đi du lịch xanh, du lịch chăm sóc sức khỏe được nhiều người quan tâm và có khả năng trở thành "cứu cánh" cho ngành Du lịch trong giai đoạn hiện tại. Cánh Đồng Bất Tận với những lợi thế đặc biệt của mình chính là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong giai đoạn này!./.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An có 120 di tích lịch sử (DTLS) (99 cấp tỉnh và 21 cấp quốc gia). Ngoài ra, còn nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác cần được tiếp tục phát hiện, bảo tồn và gìn giữ. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Long An tiếp tục trùng tu, kiến nghị trùng tu những di tích đang xuống cấp, góp phần bảo tồn giá trị, truyền thống văn hóa lịch sử.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hùng - thương binh 3/4, ngụ ấp Mây Rắc
mong mỏi Nhà nước sớm đầu tư xây dựng Khu di tích lịch sử
Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường

1. Khu DTLS Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường nằm trên địa bàn ấp Mây Rắc, xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa, giáp ranh biên giới nước bạn Campuchia. Theo Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện, trực thuộc Sở VH-TT&DL - Nguyễn Văn Thiện, nhiều năm nay, Khu DTLS Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường được cử tri thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa đề nghị sớm trùng tu, xây dựng mới. Đây là khu DTLS có ý nghĩa giáo dục to lớn cho thế hệ trẻ vùng Đồng Tháp Mười.

Ngày 17/8/2013, tại thị xã Kiến Tường diễn ra buổi Lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng trận Mộc Hóa (1948-2013), đồng thời đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Chủ tịch nước tặng nhân dân và chính quyền Mộc Hóa - Kiến Tường. Cũng tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao bằng xếp hạng DTLS Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường là DTLS cấp tỉnh. 

Lịch sử trận đánh Mộc Hóa hào hùng của quân và dân ta từ ngày 16 đến 18/8/1948 đã tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch, bắt sống 6 tên, trong đó có Đồn trưởng Louis Bertrand, thu được hơn 100 khẩu súng các loại cùng nhiều quân trang, quân dụng. Chiến thắng trận Mộc Hóa đã khởi động phong trào thi đua yêu nước giết giặc lập công, làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ và đồng bào lúc bấy giờ; cho phép quân và dân ta hoàn chỉnh khu căn cứ ở Đồng Tháp Mười và mở rộng giao lưu giữa Khu 7 với Khu 8 và Khu 9; đồng thời, liên kết hai chiến trường Việt Nam - Campuchia. 

Cách đây 64 năm, tại xã Bình Hòa Thôn, quận Châu Thành, tỉnh Kiến Tường (nay là xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa), khu Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường ra đời. Tại đây, Tỉnh ủy Kiến Tường đã kiên cường bám trụ, kịp thời lãnh đạo quân, dân ta làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù để đi đến ngày thắng lợi vẻ vang như ngày hôm nay.

Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh - Lê Công Trường cho biết: "Từ khi công bố xây dựng khu DTLS đến nay, người dân trên địa bàn xã rất mong mỏi các cấp, các ngành hỗ trợ để sớm xây dựng khu DTLS vì khu đất này nằm trong khu đất của Nông lâm trường Mộc Hóa trước đây, người dân rất đồng tình ủng hộ". 

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hùng (từng tham gia kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam) hiện là thương binh hạng 3/4, ngụ ấp Mây Rắc, chia sẻ: "Mỗi lần tiếp xúc cử tri, chúng tôi đều phản ánh mong mỏi Nhà nước sớm đầu tư xây dựng Khu DTLS Tỉnh ủy Kiến Tường để vừa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau, vừa tạo điều kiện xây dựng kết cấu hạ tầng xã biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế cho vùng kháng chiến cũ, giúp người dân nơi đây nâng cao cuộc sống".

2. DTLS Khu lưu niệm truyền thống Tiểu đoàn 261 - Giron nằm trên địa bàn xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa được Sở VH-TT&DL đề nghị UBND tỉnh công nhận là Khu DTLS văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 2008/QĐ-UBND, ngày 16/6/2020. UBND tỉnh giao UBND huyện Thạnh Hóa và UBND xã Tân Hiệp trong phạm vi quyền hạn của mình quan tâm, bảo vệ khu DTLS này.

Ngày 02/01/1961, Tiểu đoàn 261 ra đời đóng quân trên địa bàn vùng biên giới thuộc xã Tân Hiệp đáp ứng được nguyện vọng của người dân và toàn Đảng bộ khu 8, cho thấy được ý chí quyết tâm làm chủ tình hình, xây dựng lực lượng vững mạnh, cùng các tỉnh trong Quân khu và toàn miền Nam tiến hành chống "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - Diệm.

Với khẩu hiệu "Đi là chiến thắng, đánh là dứt điểm", Tiểu đoàn 261 đã cùng với bộ đội địa phương tham gia nhiều trận đánh ở các tỉnh: Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre và Đồng Tháp, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp phần cùng Khu 8 và cả nước giành thắng lợi hoàn toàn. Trong đó, tiêu biểu là chiến thắng lịch sử Ấp Bắc vào ngày 02/01/1963, trận đánh này không những gây tiếng vang trong nước mà còn chấn động cả thế giới.

Lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh
Khu lưu niệm truyền thống Tiểu đoàn 261 Giron. Ảnh: Ngọc Mận

Theo thông tin từ Sở VH-TT&DL, hiện nay, được sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, Khu lưu niệm truyền thống Tiểu đoàn 261 - Giron được xây dựng xong phần lớn hạng mục nhà bia cùng một số công trình phụ và đang tiếp tục xây dựng hạng mục nhà trưng bày và các hạng mục khác. Nơi đây hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn, địa chỉ đỏ của tỉnh trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, khu lưu niệm còn là nơi thắt chặt quan hệ ngoại giao, tình đoàn kết, gắn bó của hai nước Việt Nam - Cuba.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số DTLS cấp tỉnh như Nhà ông Nguyên Văn Huệ, Đình Phú Khương (xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa), Nhà thuốc Lê Minh Đường, (phường 1, TP.Tân An)./.

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/ve-tham-rung-thuoc-doc-nhat-mien-tay-o-long-an-a113269.html 


23/04/2021 3:00 CHĐã ban hànhApproved
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG ANHOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

    Trong 9 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh du lịch cơ bản chưa đạt so với kế hoạch đề ra, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên tốc độ tăng trưởng về du lịch còn hạn chế nhưng nhìn chung 9 tháng đầu năm lượng khách du lịch có tăng so với cùng kỳ.  

    Trong 9 tháng đầu năm 2014 Sở đã thẩm định 53 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó thẩm định mới 25 cơ sở lưu trú du lịch, tái thẩm định 28 cơ sở, tính đến nay có 222 cơ sở lưu trú du lịch đã được thẩm định, gồm 2.739 phòng và 3.036 giường. Trong đó có 4 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 sao, 16 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 sao và 202 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

    Tính đến nay có 7 đơn vị có chức năng kinh doanh lữ hành nội địa, đa số khách lữ hành của đơn vị chủ yếu là nhận khách du lịch địa phương để đưa đi tham quan các điểm du lịch của tỉnh bạn.

    Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch 9 tháng đầu năm 2014 trên địa bàn toàn tỉnh đạt:

    - Lượt khách 9 tháng ước đạt 512.000 lượt khách, tăng khoảng 18% so với cùng kỳ, đạt 73% so với kế hoạch năm 2014.

    - Doanh thu 9 tháng ước đạt 145 tỷ đồng, không tăng so với cùng kỳ, đạt 64% so với kế hoạch năm 2014 .

    - Công suất sử dụng phòng tương đối đồng đều, đạt 55% - 65%./.

Khách du lịch tham quan vườn thanh long ở huyện Châu Thành - tỉnh Long An 

Tin: Trần Thị Mai Phương

Phòng Nghiệp vụ du lịch

07/10/2014 8:36 SAĐã ban hànhApproved
KHẢO SÁT TUYẾN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN  TỈNH LONG AN KHẢO SÁT TUYẾN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN  TỈNH LONG AN

Ngày 09/02/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuyến khảo sát tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Long An. Tham gia đoàn khảo sát có ông Nguyễn Hoàng Công, Phó Giám đốc Sở VH, TT và DL; bà Đỗ Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch; đại diện Phòng Quản lý du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện Bến Lức, Cần Đước, Tân Trụ, Khu du lịch Happyland, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần du lịch Vietourist, Công ty du lịch Cao Niên và Công ty Exotic Việt Nam.

10-2-20222 Đoàn khảo sát tại Bến tàu tại khu du lịch Happyland.jpg 

Đoàn khảo sát tại Bến tàu tại khu du lịch Happyland

Đoàn khởi hành từ Khu du lịch Happyland theo dòng sông Vàm Cỏ Đông xuôi về miền hạ đến các điểm du lịch tại huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và khảo sát Di tích quốc gia Nhà Trăm Cột, Đồn Rạch Cát, Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo…

 10-2-2022 Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Nhà Trăm Cột.jpg

Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Nhà Trăm Cột

Kết thúc chuyến khảo sát, Sở VH, TT và DL cùng đại diện các các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch có buổi tọa đàm trao đổi về các hình thức dịch vụ phục vụ khách du lịch, cách thức tiếp đón khách và đề xuất hướng đi mới đối với việc xây dựng sản phẩm du lịch đường sông độc đáo, hấp dẫn phục vụ du khách cho Long An… Từ đó tạo điểm nhấn đặc trưng thu hút khách du lịch nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Long An.

10-2-2022 Ông Nguyễn Hoàng Công, Phó Giám đốc Sở VH, TT và DL.jpg 

Ông Nguyễn Hoàng Công, Phó Giám đốc Sở VH, TT và DL
trao đổi với đoàn khảo sát

Đây là một trong những hướng đi nhằm kích cầu du lịch, khôi phục ngành du lịch Long An, tạo đà phát triển trong trạng thái bình thường mới./.

Hồ Phan Mộng Tuyền


11/02/2022 9:00 SAĐã ban hànhApproved
KIỂM TRA CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH  TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN HƯNG KIỂM TRA CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH  TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN HƯNG

Ngày 17/06/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) Long An tiến hành kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Tân Hưng.

 17.06.2022 Tinh kiem tra cac co so kinh doanh dich vu nha nghi tren dia ban huyen Tan Hung (Anh 1).jpg

Bà Trần Thị Đoan Quang, Trưởng phòng Quản lý du lịch cùng các thành viên
đoàn kiểm tra tại các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Tân Hưng

Tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, đoàn đã kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về đăng ký kinh doanh, an ninh trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 49 Luật Du lịch số 09/2017/QH14; kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ. Đồng thời, đoàn kiểm tra hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch thực hiện quy định báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng và hàng năm theo Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ VH, TT và DL gửi Sở VH, TT và DL tổng hợp, nhằm phục vụ cho công tác thu thập thông tin thống kê, tổng hợp khách du lịch đến Long An để báo cáo UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch theo quy định.

Qua kiểm tra, nhìn chung các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Tân Hưng đều đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch, xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, an ninh trật tự theo quy định, phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch chưa đáp ứng tốt về công tác phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13, đã được đoàn kiểm tra nhắc nhở thực hiện đúng theo quy định.

Thông qua chương trình kiểm tra, giám sát giúp các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Tân Hưng nắm bắt kịp thời về các điều kiện tối thiểu phải đáp ứng của loại hình kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp và ý thức tuân thủ pháp của các cơ sở kinh doanh khi đi vào hoạt động./.

Duy Phước


20/06/2022 4:00 CHĐã ban hànhApproved
CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (2)CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (2)

           Tuyến du lịch theo quốc lộ N2: Từ Thành phố Hồ Chí Minh – huyện Đức Hòa – huyện Tân Thạnh – huyện Mộc Hóa – thị xã Kiến Tường – huyện Tân Hưng – tỉnh Đồng Tháp:

            1. Khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả, tọa lạc huyện Đức Hòa:

ThamQuanDuLich 11.jpg

             Khu phế tích khảo cổ Bình Tả thuộc xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa là 3 di chỉ kiến trúc thuộc văn hố Óc Eo, có niên đại từ thế kỷ I – VII, gồm Gò Năm Tước, Gò Xoài, Gò Đồn, được khai quật năm 1987. Tại đây, những hiện vật có giá trị đã được phát hiện như tượng thần Siva, Vishnu, Ganesa. Đặc biệt là sưu tập hiện vật vàng Gò Xoài, trong đó có bản minh văn  bằng chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh Phật. Năm 1989, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Khu phế tích kiến trúc Gò Đồn, Gò Xoài, Gò Năm Tước là di tích lịch sử văn hóa.

             Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An.

             Điện thoại: 072 6568871.

             2. Khu di tích Ngã tư Đức Hòa, tọa lạc thị trấn Đức Hòa:

ThamQuanDuLich 12.jpg

            Khu di tích Ngã tư Đức Hòa, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, nơi đây ghi dấu cuộc biểu tình của hơn 5.000 đồng bào Đức Hòa đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng và bị thực dân Pháp đàn áp dã man (đồng chí Châu Văn Liêm cùng một số đồng bào đã bị sát hại) năm 1930. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 1570-VH/QĐ ngày 05/9/1989.

            Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An.

            Điện thoại: 072 6568871.                       

           3. Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An, tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ:

ThamQuanDuLich 13.jpg

         Căn cứ Cách mạng bưng biền trọng yếu của tỉnh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nay được phục dựng thành điểm tham quan về lịch sử, sinh thái. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 3518/1998-QĐ-BVHTT ngày 04/12/1998.

           Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An.

          Điện thoại: 0726 568871.                       

          4. Điểm du lịch Làng cổ Phước Lộc Thọ, tọa lạc xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa:

ThamQuanDuLich 14.jpg

          Làng cổ Phước Lộc Thọ tọa lạc tại xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với diện tích hơn 30.000 m2, tổng kinh phí đầu tư giai đoạn I là 45 tỷ đồng. Ở đây có khoảng hơn 15 ngôi nhà rường, nhà sàn được đầu tư với sự đam mê sưu tầm đồ cổ, ý tưởng giữ gìn nền văn hóa của làng quê Việt Nam.

            Đến đây, du khách sẽ có kỳ nghỉ trọn vẹn khi được hòa mình với thiên nhiên, chiêm ngưỡng kiến trúc xưa của những ngôi nhà cổ, các đường nét chạm trổ tinh tế trên chiếc Long sàn của Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương… quý khách sẽ có được những phút giây thư giãn thật sảng khoái khi dạo quanh khu vườn nơi đây.

            Đơn vị quản lý: Công ty Cổ phần Rồng Việt.

            Điện thoại:  0723 765567                        Di động: 0918 292949 (anh Thảo).

             5. Khu di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ, tọa lạc xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh:

ThamQuanDuLich 15.jpg

            Xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, là một trong 3 căn cứ cách mạng lớn nhất miền Nam thời kỳ kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp (1946-1949). Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BVHTT, ngày 03/8/2007.

             Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An.

             Điện thoại: 072 6568871.                         

             6. Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, tọa lạc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa:

ThamQuanDuLich 16.jpg

            Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía Nam. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, được quy hoạch kinh phí khoảng 100 tỉ đồng để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung trong tương lai. Dự kiến nơi đây sẽ gồm 11 khu chức năng như khu di trú động vật hoang dã, khu bảo tồn tự nhiên, trung tâm giáo dục môi trường, khu lâm viên, khu nhà nổi... du khách đến tham quan sẽ được hòa mình vào thiên nhiên đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ và những dịch vụ du lịch kỳ thú của Làng nổi Tân Lập.

            Đơn vị quản lý: Công ty TNHH Du lịch Tháp Mười.

           Điện thoại: 0723 968133.

           7. Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, tọa lạc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa:

ThamQuanDuLich 17.jpg

           Tọa lạc tại xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, cách thị xã Tân An 60 km. Trung tâm có diện tích khoảng 1.041 ha, trong đó có 800 ha rừng nguyên sinh, hồ nước rộng 100 ha vào mùa khô. Đến Trung tâm trong mùa nước nổi, du khách sẽ được đắm mình trong không gian của vương quốc chim cò với mật độ dày đặc và thả hồn trong thảm thực vật vô tận mênh mông của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.

            Đơn vị quản lý: Công ty Cổ phần Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười.

            Điện thoại: 0723 956955 - 0723 956956        Di động: 0913682435 (cô Mai).

            8. Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tọa lạc xã Vĩnh Lợi - Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng:

ThamQuanDuLich 18.jpg

            Khu Láng Sen thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười, có hệ sinh thái đa dạng. Qua khảo sát, vùng Láng Sen có 156 loài thực vật hoang dã, 149 loài động vật có xương sống, trong đó có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như trăn đất, rắn ráo, chim bạc má, ác là…, ngoài động vật, nơi đây còn có thảm thực vật tự nhiên ven sông rạch phong phú. Vào mùa khô, đây còn là chỗ trú ẩn của các loài bò sát: Rắn ri, rùa, cua đinh, lươn, cá lóc… với hệ sinh thái đa dạng, Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen là một trong những địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn.

            Đơn vị quản lý: Ban Quản lý Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen.

           Điện thoại: 0944 333661 (anh Sơn Giám đốc).

           9. Khu thương mại du lịch Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, tọa lạc xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường:

ThamQuanDuLich 19.jpg

         Từ Long An du khách đi theo quốc lộ 62 sẽ tới cửa khẩu Bình Hiệp, thuộc thị xã Kiến Tường, là trung tâm buôn bán, giao lưu thương mại, dịch vụ và du lịch với nước bạn Campuchia và các nước khác trong khu vực ASEAN. Tỉnh đang có quy hoạch phát triển kinh tế biên mậu và một số dự án quan trọng nhằm hình thành kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng.

            Đơn vị quản lý: Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An.

            Điện thoại: 0723 825445.

            10. Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự) tọa lạc xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng:

ThamQuanDuLich 20.jpg

            Chùa Nổi tọa lạc xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, di tích có diện tích: 16.437 m2, cao 3,3 m so với mặt ruộng xung quanh, được khai quật và phát hiện nhiều di tích, di vật thuộc 2 thời kỳ Tiền sử và Óc Eo (niên đại C14 được xác định 2.380 ± 80 năm và 2.470 ± 90 năm cách ngày nay), trên bề mặt gò còn có ngôi Cổ Sơn Tự nổi tiếng về truyền thuyết và cảnh đẹp. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 5164/QĐ-UB,  ngày 28/12/2004.

            Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An

            Điện thoại: 072 6568871.

            11. Trung tâm hành chính thị xã Kiến Tường:

ThamQuanDuLich 21.jpg

Biên tập: Trần Thị Đoan Quang.

20/12/2016 4:00 CHĐã ban hànhApproved
LỄ HỘI BÁNH TRÁNG PHƠI SƯƠNG TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH – 2016LỄ HỘI BÁNH TRÁNG PHƠI SƯƠNG TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH – 2016

              Nhằm tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa làng nghề truyền thống làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh; từ ngày 06/4/2016 đến ngày 12/4/2016 tại sân vận động huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh tổ chức Festival (lễ hội) bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, một nghề truyền thống của người dân Trảng Bàng có từ hơn 100 năm nay. Dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cho nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng; UBND tỉnh Tây Ninh cũng trao bằng chứng nhận vinh danh 11 người dân, nghệ nhân có công bảo tồn và phát triển nghề làm bánh tráng phơi sương ở huyện Trảng Bàng. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2016), Quốc tế Lao động 1/5, kỷ niệm 180 năm hình thành, phát triển của vùng đất Tây Ninh (1836 – 2016) và chào mừng Năm du lịch Quốc gia Phú Quốc – Đồng bằng sông Cửu Long 2016.

BanhTrang 01.jpg 

BanhTrang02.jpg 

BanhTrang03.jpg

Quang cảnh lễ hội

           Được biết, trong khuôn khổ lễ hội, ngoài mặt hàng chính là bánh tráng phơi sương, bánh tràng thường, bánh tráng xuất khẩu, bánh tráng nướng, bánh tráng sữa, bánh tráng muối ớt, bánh tráng mè….Lễ hội còn qui tụ gần 200 gian hàng về ẩm thực, thương mại, du lịch đến từ Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam; lễ hội diễn ra từ 06 – 12/4/2015 đã thu hút hàng chục ngàn khách trong và ngoài nước tham dự và thưởng thức.

           Đoàn đại biểu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An gồm đại diện lãnh đạo Sở, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến du lịch do ông Phạm Kim Bửu, Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã tham gia lễ hội./.

 Tin, ảnh: Vũ Vi Quốc

07/06/2016 11:00 SAĐã ban hànhApproved
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LONG AN KÝ KẾT HỢP TÁC  QUẢNG BÁ DU LỊCH VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LONG AN KÝ KẾT HỢP TÁC  QUẢNG BÁ DU LỊCH VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Vừa qua, tại Đà Lạt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An ký kết bản ghi nhớ hợp tác quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch với Trường Đại học Đà Lạt. Tham dự lễ ký kết có ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Long An; PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt; bà Đỗ Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Long An; ông Dương Quốc Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Lâm Đồng.

 14-6-2022 Long An ki ket hop tac voi truong Dai hoc Da Lat-kimthoa.jpg

Ông Nguyễn Anh Dũng thông tin tình hình phát triển du lịch Long An

 Tại buổi ký kết, các đơn vị đã giới thiệu nhiều nội dung liên quan đến phát triển ngành du lịch của tỉnh Long An, Lâm Đồng và các thông tin về công tác đào tạo ngành du lịch của Trường Đại học Đà Lạt. Đồng thời, trao đổi thực tế liên quan đến tiềm năng, nhu cầu, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và định hướng mở rộng kết nối các tour, tuyến du lịch mới, liên kết phát triển nhiều loại hình du lịch, kết nối văn hóa miền cao nguyên với vùng sông nước.

 14-6-2022 Long An ki ket hop tac voi truong Dai hoc Da Lat-kimthoa (2).jpg

Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch  Long An
với Trường Đại học Đà Lạt

Thông qua lễ ký kết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An và Trường Đại học Đà Lạt thống nhất các mục tiêu, thúc đẩy phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; tuyên truyền, quảng bá điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch và đặc sản, ẩm thực; phối hợp hỗ trợ phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch, dịch vụ của mỗi địa phương nhằm thu hút và thúc đẩy thị trường khách du lịch. Đồng thời, triển khai chủ trương, thế mạnh, nhu cầu để xúc tiến, quảng bá, giới thiệu du lịch Long An đến sinh viên Trường Đại học Đà Lạt; hỗ trợ sinh viên các ngành quản trị du lịch, văn hóa du lịch, Việt Nam học, quản trị nhà hàng, khách sạn trong tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực tập, trãi nghiệm thực tế và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp nhằm đào tào nguồn nhân lực dồi dào phục vụ ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập./. 

Kim Thoa


14/06/2022 10:00 SAĐã ban hànhApproved
VỀ THÀNH PHỐ TÂN AN THĂM CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA,  DI TÍCH LỊCH SỬ VỀ THÀNH PHỐ TÂN AN THĂM CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA,  DI TÍCH LỊCH SỬ

Tân An không chỉ là thành phố của tỉnh Long An mà còn là một trong những đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh, giữ vị trí cửa ngõ của Đồng bằng sông Cửu Long. Đến với thành phố Tân An, du khách có thể tham quan công trình văn hóa có quy mô lớn của tỉnh và các di tích lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia ở nơi đây.

Nằm ngay cửa ngõ thành phố Tân An là Khu công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Đây là địa điểm đầu tiên du khách có thể tham quan khi đến với thành phố Tân An vùng đất giàu truyền thống anh hùng cách mạng. Đến nơi đây, du khách không chỉ có cơ hội hiểu thêm về đất và người Long An mà càng hiểu hơn về giá trị lịch sử đấu tranh giành độc lập của những thế hệ cha anh. Công trình công viên tượng đài có 2 hạng mục chính là tượng đài và phòng trưng bày truyền thống với 8 chuyên đề Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc", tái hiện quá trình chiến đấu của quân và dân Long An. Điển hình là phần tái hiện hình ảnh nhân dân dùng xuồng đưa bộ đội vượt sông đánh giặc với sự che chắn của rừng dừa nước hay hình ảnh cứu thương cho bộ đội, hình ảnh dân công hỏa tuyến Long An làm "cầu người" vận chuyển thương binh… gây nhiều ấn tượng cho khách tham quan.

3-11-2022 Khu công viên tượng đài Long An.png 

Khu công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường,
toàn dân đánh giặc" tại Phường 5, thành phố Tân An

Rời Khu công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc", cách trung tâm thành phố Tân An 3,5 km về phía Tây Nam là Di tích nghệ thuật Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức, tọa lạc tại khu phố Giồng Dinh, phường Khánh Hậu. Di tích gồm một quần thể kiến trúc các công trình như cổng, lăng mộ và đền thờ Kiến Xương Quận công Tiền quân đô thống Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn. Được xây dựng từ năm 1817, di tích là một công trình kiến trúc cổ của Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với chất liệu đá ong và vữa tam hợp, di tích chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong cách, kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn nhưng vẫn mang bản sắc địa phương và trở thành điển hình cho lối kiến trúc lăng mộ của tầng lớp quan lại đầu thế kỷ XIX. Cổng và đền thờ được xây dựng sau nhưng vẫn mang phong cách kiến trúc cổ truyền, có sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và truyền thống trong chất liệu cũng như nghệ thuật. Các chiếu chỉ, sắc phong và cổ vật quý hiếm trong di tích là những tư liệu vô giá phục vụ khách tham quan và các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa.

3-11-2022 Lăng mộ Quận công Nguyễn Huỳnh Đức.png 

Lăng mộ Quận công Nguyễn Huỳnh Đức

Với những giá trị cơ bản trên, Di tích nghệ thuật Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích quốc gia tại Quyết định số 534-QĐ/BT ngày 11/5/1993.

Cũng tại phường Khánh Hậu, du khách có thể tham quan Đình Khánh Hậu, tọa lạc tại khu phố Quyết Thắng 2, một trong những ngôi đình cổ ở Long An, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Đình Khánh Hậu không chỉ là nơi ghi dấu quá trình khai hoang, mở đất của ông cha ta, nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân địa phương, đình còn là địa điểm hoạt động của lực lượng Thanh niên Tiền phong trong các cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945. Trong đình còn lưu giữ 6 sắc phong thần được viết trên giấy kim tiền, màu vàng có hình rồng, mây. Đây là hiện vật quý có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và cổ văn Hán tự. Với những ý nghĩa lịch sử quan trọng đó, năm 2010, Đình Khánh Hậu được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh.

3-11-2022 Đình Khánh Hậu tại khu phố Quyết Thắng 2, phường Khánh Hậu.png 

Đình Khánh Hậu tại khu phố Quyết Thắng 2, phường Khánh Hậu

Đến với Phường 6, du khách ghé tham quan Đình Xuân Sanh. Đây là ngôi đình làng được xây dựng khoảng đầu nửa thế kỷ XIX, có tên gọi theo tên thôn Xuân Sanh từ thuở khai hoang mở đất, là nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, trong đình còn lưu giữ hai sắc phong thần của vua Thiệu Trị năm 1845 và vua Tự Đức năm 1852, minh chứng cho sự tồn tại của đình trong suốt 2 thế kỷ qua. Đình Xuân Sanh được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh năm 2007.

Trở lại trung tâm thành phố Tân An, tại Phường 1, du khách có thể tham quan các di tích lịch sử cấp tỉnh như Miếu Quan Thánh Đế, Nhà Tổng Thận, Nhà thuốc Minh Xuân Đường. Với Miếu Quan Thánh Đế không chỉ là nơi đông đảo bà con nhân dân đến chiêm bái mà còn là chứng tích của quá trình khai phá vùng đất Vũng Gù (Tân An ngày nay) của cộng đồng cư dân Việt - Hoa. Đây là công trình kiến trúc cổ đặc thù kiểu Tứ trụ của đình, miếu Nam Bộ có niên đại hơn 100 năm. Hiện nay, Miếu Quan Thánh Đế còn lưu giữ nhiều hiện vậy quý giá như hệ thống hoành phi, liễn đối, bao lam,... được chạm trỗ hết sức tinh xảo, công phu, vừa có giá trị về mặt nghệ thuật, vừa có giá trị về mặt lịch sử. Chính những giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu ấy, Miếu Quan Thánh Đế đã được UBND tỉnh Long An công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2019.

3-11-2022 Miếu Quan Thánh Đế tại Khu phố 1, Phường 1, thành phố Tân An.png 

Miếu Quan Thánh Đế tại Khu phố 1, Phường 1, thành phố Tân An

Đi dọc bờ sông Bảo Định, du khách đến tham quan Di tích Nhà Tổng Thận, tọa lạc tại số 19 Ngô Quyền, Phường 1, trước đây là ngôi tư gia của ông Trần Khắc Thận, xuất thân trong một gia đình vọng tộc thân Pháp. Cuối thế kỷ XIX, ông được thực dân Pháp bổ nhiệm về tỉnh Tân An làm Cai tổng, tổng Thạnh Hội Thượng. Khoảng năm 1892 - 1893, ông cho xây cất ngôi nhà theo kiểu kiến trúc biệt thự Pháp. Kể từ đó, người Tân An thường gọi đây là "Nhà Tổng Thận". Đây còn là trụ sở hoạt động công khai đầu tiên của Tỉnh ủy Tân An sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Trong thời gian này, Nhà Tổng Thận chứng kiến nhiều cuộc hội họp quan trọng của Tỉnh ủy, đề ra những chủ trương chỉ đạo kịp thời, nhằm củng cố và bảo vệ chính quyền nhân dân còn non trẻ. Nhà Tổng Thận được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh năm 1998.

 3-11-2022 Di tích Nhà Tổng Thận, số 19 Ngô Quyền, Phường 1.png

Di tích Nhà Tổng Thận, số 19 Ngô Quyền, Phường 1

Một trong những địa chỉ đỏ là Nhà thuốc Minh Xuân Đường, tại số 17 đường Nguyễn Duy, Phường 1, là một căn nhà nằm trong dãy phố đầu tiên ở tỉnh lỵ Tân An, được xây dựng khoảng từ năm 1934 đến năm 1936, lương y Lê Minh Xuân về đây thuê mở phòng mạch và buôn bán hàng xén. Kể từ đó, ngôi nhà có tên Nhà thuốc Minh Xuân Đường. Giai đoạn 1936 - 1945, nơi đây từng là trụ sở hoạt động bí mật của Tỉnh uỷ Tân An, nơi diễn ra những sự chuẩn bị mang tính quyết định của Đảng bộ tân An cho cuộc giành chính quyền ở tỉnh lỵ vào ngày 21/8/1945. Năm 1999, Nhà thuốc Minh Xuân Đường được UBND tỉnh Long An công nhận là di tích, ngôi nhà đã trở thành địa chỉ đỏ gợi nhớ về phong trào cách mạng Tân An dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Nhà Vuông hiện tọa lạc tại ấp Bình nam, xã Bình Tâm là di tích duy nhất của loại hình nhà vuông còn tồn tại trên đất Long An, có lối kiến trúc đặc biệt gắn liền với quá trình Nam tiến của những lưu dân người Việt từ miền Ngũ Quảng lập nên quê hương mới trên vùng đất phương Nam. Đây là nơi hội họp, quyết định mọi vấn đề liên quan đến cộng đồng dân cư và đáp ứng nhu cầu tâm linh, cúng bái với đối tượng thờ cúng là Tiên sư và những bậc tiền hiền đã có công khai cơ mở đất. Nhà Vuông còn là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng ở địa phương. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, chính quyền nhân dân xã Bình Lập đã chọn Nhà Vuông là nơi để tổ chức lễ ra mắt và đặt trụ sở hoạt động. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Bác Hồ về phong trào "diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm", Nhà Vuông chính là địa điểm tổ chức các lớp học về xóa nạn mù chữ; là nơi để đông đảo cử tri trong xã tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào ngày 06/01/1946. Trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây còn là nơi đặt trạm gác tiền tiêu của huyện Châu Thành để lực lượng cách mạng đối phó với những cuộc càn quét của thực dân Pháp. Với những giá trị về lịch sử gắn với những đặc điểm về văn hóa nổi bật, ngày 10/4/2013, Nhà Vuông được UBND tỉnh Long An công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh, được bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác đụng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và bảo lưu các giá trị văn hóa dân tộc.

3-11-2022 Di tích Nhà Vuông ở ấp Bình Nam, xã Bình Tâm.png 

Di tích Nhà Vuông ở ấp Bình Nam, xã Bình Tâm

Đình Bình Lập tọa lạc tại Khu phố Bình Đông 1, Phường 3, là một thiết chế văn hóa làng xã Nam Bộ, được xây dựng khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chiến tranh tàn phá nhưng đình vẫn giữ được lối kiến trúc truyền thống kiểu Tứ trụ của đình làng Nam Bộ xưa và sắc thần do vua Tự Đức phong tặng năm 1852, cùng nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa. Đình Bình Lập được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh và 01/4/2022.

3-11-2022 Đình Bình Lập ở khu phố Bình Đông 1, Phường 3.png 

Đình Bình Lập ở khu phố Bình Đông 1, Phường 3

Có thể nói, thành phố Tân An đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mỗi địa danh, mỗi nẻo đường nơi đây dường như gắn liền với chặng đường lịch sử phát triển của tỉnh nhà nói chung, lịch sử cách mạng của thành phố Tân An nói riêng. Mỗi di tích, mỗi địa danh nổi tiếng trên đất Tân An đều mang vẻ đẹp, sắc thái riêng và ẩn chứa những câu chuyện ý nghĩa được viết nên bởi thế hệ đi trước mà thế hệ trẻ Tân An ngày nay có quyền tự hào và trân trọng gìn giữ./.

Phòng VH và TT Tân An


03/11/2022 3:00 CHĐã ban hànhApproved
ẨM THỰC LONG AN  TẠI LIÊN HOAN ẨM THỰC ĐẤT PHƯƠNG NAM LẦN THỨ VI - 2016ẨM THỰC LONG AN  TẠI LIÊN HOAN ẨM THỰC ĐẤT PHƯƠNG NAM LẦN THỨ VI - 2016

       Liên hoan "Ẩm thực Đất Phương Nam" là hoạt động định kỳ hàng năm diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tôn vinh, giới thiệu văn hóa ẩm thực của Việt Nam nói chung và miền Đất phương Nam nói riêng tới du khách trong nước và bạn bè quốc tế; đồng thời là dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các nghệ nhân, đầu bếp trong không gian ẩm thực Việt Nam.

AmThucDamSen1.jpg

Hình ảnh sân khấu hóa trên sân khấu hồ sen tại Lễ hội

AmThucDamSen2.jpg

Hình ảnh gian hàng ẩm thực "Bún Quê Tôi" tại Lễ hội

        Liên hoan Ẩm thực Đất phương Nam lần thứ VI  - 2016 năm nay do Cục Công tác phía Nam, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH MTV DV – Du lịch Phú Thọ phối hợp tổ chức tại Công viên Văn hóa Đầm Sen từ ngày 28/5 đến 01/6/2016 đã thu hút sự tham gia của 52 đơn vị, với 118 gian hàng đến từ khắc các vùng miền của đất nước, phục vụ hàng chục ngàn lượt khách. Nhiều hoạt động đa dạng phong phú như biểu diễn chế biến và phục vụ ẩm thực tại các gian hàng, khu văn hóa 100 món chè và bánh dân gian, Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc và trò chơi dân gian, Chương trình chấm điểm bình chọn gian hàng ấn tượng và Món ngon phương Nam và các hoạt động biểu diễn cắt tỉa rau củ quả, nghệ thuật xôi chiên phồng…. của Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn tổ chức. Đặc biệt, chương trình khai mạc và bế mạc với nội dung xúc tích, được dàn dựng công phu bằng hình thức sân khấu hóa, âm thanh ánh sáng hiện đại đặc sắc trên sân khấu giữa hồ sen đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách trong nước và quốc tế.

AmThucDamSen3.jpg

Hình ảnh gian hàng giới thiệu trà Chùm Ngây tại Lễ hội

         Đại diện tỉnh Long An tham gia Liên hoan Ẩm thực với qui mô 02 gian hàng: 30 m2 và 15 m2 đã tham gia biểu diễn, giới thiệu và bán phục vụ công chúng với hai đặc sản chủ lực là: Các loại Bún Quê Tôi và Trà Chùm Ngây (loại đồ uống bài thuốc giải khát độc đáo tại Long An); đồng thời, tham gia các cuộc thi "Gian hàng đẹp" đạt giải Ba và đạt giải Khuyến khích cuộc thi "Món ăn ngon" trên tổng số 52 đơn vị tham gia cuộc thi; đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách trong và ngoài nước và được Ban Tổ chức đánh giá cao./.

 Tin, ảnh: Vũ Vi Quốc

07/06/2016 11:00 SAĐã ban hànhApproved
CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (1) CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (1)

           ThamQuanDuLich 1.jpg          

            Long An là tỉnh tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống đường giao thông thủy, bộ thuận lợi.

           Đường thủy: Hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây xẻ dọc lãnh thổ Long An từ Đông Bắc xuống Đông Nam là hai trục giao thông đường thủy quan trọng, cùng các sông nhánh nối liền Long An với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

            Đường bộ: Quốc lộ 1A là tuyến giao thông quan trọng, nối Long An với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Hệ thống đường bộ liên hoàn từ thành phố Tân An đi về các huyện, trong đó có tuyến quốc lộ 62 (Long An – Mộc Hóa). Quốc lộ 50 đi từ Thành phố Hồ Chí Minh xuyên qua Cần Đước, Cần Giuộc đến Mỹ Tho (Tiền Gang).

           Long An là địa phương có nhiều giá trị cảnh quan sinh thái do thiên nhiên ban tặng, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và dòng sông Vàm Cỏ. Nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa có giá trị có thể hình thành các tuyến du lịch hiện nay là:

              Tuyến du lịch theo quốc lộ 1A: Từ Thành phố Hồ Chí Minh - huyện Bến Lức - thành phố Tân An – tỉnh Tiền Giang:

              1. Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, tọa lạc thị trấn Bến Lức:

ThamQuanDuLich 2.jpg

             Di tích là nơi lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910-24/12/1996), nguyên Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam… một nhà hoạt động chính trị - xã hội có uy tín và tài năng; người chiến sĩ cộng sản kiên định, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Di tích gồm ngôi nhà thời niên thiếu của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và khu tưởng niệm.

            Khu tưởng niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là công trình tôn tạo có diện tích 10.000m2, gồm các hạng mục như nhà tưởng niệm, khối phòng họp - khu trưng bày - thư viện, khu công viên cây xanh, thảm cỏ, nơi trồng cây lưu niệm và các hạng mục phụ trợ khác… được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 2244 QĐ/VH ngày 29/6/2015.

             Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An.

             Điện thoại: 0726 568871.           

             2. Khu vui chơi giải trí Happyland, tọa lạc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức:

ThamQuanDuLich 3.jpg

            Khu vui chơi giải trí Happyland đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 01/10/2010 và được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 theo Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 11/02/2011, diện tích là 262,8 ha. Đến ngày 21/4/2011, dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh Đồ án qui hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Khu phức hợp giải trí Khang Thông theo Quyết định 1272/QĐ-UBND.

             Đơn vị quản lý: Công ty Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Phú An.

             Điện thoại: 0723 631509.

            3. Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, tọa lạc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ:

ThamQuanDuLich 4.jpg

            Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo là nơi giao hội giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Nhựt Tảo, thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ. Ngày 10/12/1861, dưới sự chỉ huy của người Anh hùng dân chài Nguyễn Văn Lịch (tức Nguyễn Trung Trực), tàu L' Espérance của quân xâm lược Pháp đã bị nghĩa quân nhấn chìm ở nơi đây. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 1460-QĐ/VH  ngày 28/6/1996.

            Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An.

            Điện thoại: 0726 568871.                       

           4. Làng Trống Bình An, tọa lạc xã Bình Lãng, Huyện Tân Trụ:

ThamQuanDuLich 5.jpg

          Nghề làm trống tại xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ đã hình thành từ rất lâu. Sản phẩm trống Bình Lãng được nổi danh khắp nơi. Tháng 3 năm 2009 vừa qua Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến công tỉnh Long An đã kết hợp với các phòng, ban và xã của huyện Tân Trụ, đã tổ chức hội thảo: Khôi phục và phát triển nghề "Làm trống Bình Lãng".

             Đơn vị quản lý: Tổ hợp tác Bịt trống ấp Bình An.

             Điện thoại: 0723 889362 (Chú 5 Mến, Tổ trưởng).

             5. Khu Công viên tượng đài Long An, tọa lạc Phường 5, thành phố Tân An:

ThamQuanDuLich 6.jpg

             Tượng đài được xây dựng trên khu đất rộng 6 ha, với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng, khởi công vào năm 2004, khánh thành ngày 28/4/2010 nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

           Dưới chân tượng đài là phòng Trưng bày sự kiện lịch sử và Không gian trưng bày tám chuyên đề Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc".

               Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An

                Điện thoại: 0726 568871 .          

              6. Khu di tích Nhà Tổng Thận, tọa lạc Phường 1, thành phố Tân An:

ThamQuanDuLich 7.jpg

              Nhà Tổng Thận, Phường I, thị xã Tân An, là trụ sở công khai đầu tiên của Tỉnh ủy Tân An sau Cách mạng tháng Tám 1945. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 3148/1998/QĐ.UB ngày12/11/1998.

               Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An

               Điện thoại: 0726 568871.

               7. Bảo tàng Long An, tọa lạc Phường 4, thành phố Tân An:

ThamQuanDuLich 8.jpg

             Bảo tàng Long An được trưng dụng từ một công trình kiến trúc cổ hình thành từ đầu thế kỷ XX, Bảo tàng được thành lập năm 1985 với diện tích trưng bày 2.000m2, trưng bày nhiều hiện vật, tác phẩm nghệ thuật dân gian và đương đại…có giá trị  về lịch sử và văn hóa nhằm giới thiệu các nội dung về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, một địa chỉ quan trọng cho khách tham quan khi muốn tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử văn hóa của tỉnh Long An.

               Đơn vị quản lý: Bảo tàng tỉnh Long An.

               Điện thoại: 0723 835174.

               8. Khu di tích Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, tọa lạc phường Khánh Hậu, thành phố Tân An:

ThamQuanDuLich 9.jpg

              Đây là quần thể kiến trúc, nghệ thuật cổ gồm cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) - bậc Khai quốc Công thần của Triều Nguyễn, được xây dựng từ năm 1817. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 534QĐ/BT  ngày 11/5/1993.

              Đơn vị quản lý: Gia tộc.

              Điện thoại: 0917 189772 (anh Thoại).

               9. Trung tâm thành phố Tân An, tỉnh Long An, tọa lạc Phường 1, thành phố Tân An:

ThamQuanDuLich 10.jpg

Biên tập: Trần Thị Đoan Quang.

20/12/2016 3:00 CHĐã ban hànhApproved
Bản đồ du lịch Long AnBản đồ du lịch Long An

BanDoDuLichKhongGianLA.jpg 

Bản đồ tổ chức không gian, tuyến, điểm du lịch Long An

BanDoTaiNguyenDuLichLA-.jpg 

Bản đồ tài nguyên du lịch Long An


02/06/2016 11:00 SAĐã ban hànhApproved
Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Long An năm 2016Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Long An năm 2016

Để thực hiện nhiện vụ phát triển du lịch theo định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đề ra Kế hoạch hành động phát triển du lịch tỉnh Long An năm 2016 với nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

- Tiếp tục thực hiện mục tiêu đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Long An trở thành điểm đến du lịch vệ tinh hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh ở vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với hình ảnh đặc trưng là sông Vàm Cỏ trên nền cảnh quan sinh thái Đồng Tháp Mười và Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland).

- Thực hiện Chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề "Người Việt Nam du lịch Việt Nam – Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc" theo Quyết định số 3423/QĐ-BVHTTDL ngày 17/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Phấn đấu thực hiện mục tiêu năm 2016: Đón 923.000 lượt khách tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó có 13.000 lượt khách quốc tế, tăng 30% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch ước đạt 437 tỷ đồng tăng 25% so với cùng kỳ.

ban-do-long-an 2.jpg

II. Nội dung

 1. Đầu tư, xây dựng dự án, sự kiện phát triển du lịch

a) Triển khai thực hiện đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm các sản phẩm du lịch:

- Du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười: Tham mưu UBND tỉnh giao cho doanh nghiệp xây dựng dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Trần Thái Láng Sen và đấu tư khai thác Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Làng nổi Tân Lập - Mộc Hóa.

 - Du lịch Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) đi vào hoạt động các hạng mục: Khu Không gian Việt, Khu đua xe ô tô, mô tô, xe đạp địa hình, Khu thả diều, Khu khinh khí cầu, Bắn súng sơn, Khu phố lồng đèn…

- Du lịch đường thủy trên sông Vàm Cỏ Đông: Hỗ trợ cho Happyland hình thành dịch vụ du lịch tuyến đường sông (Happyland - Vàm Nhựt Tảo).

b) Sự kiện du lịch

- Tổ chức sự kiện du lịch "Điểm hẹn sông Vàm tỉnh Long An, lần I năm 2016" là hoạt động lễ hội du lịch nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên phát triển du lịch, giới thiệu di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An đến với du khách; Nhằm để hưởng ứng "Năm du lịch Quốc gia 2016 Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long, với chủ đề Khám phá Đất Phương Nam". Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các địa phương trong nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch gặp gỡ, giới thiệu, trao đổi kinh nghiệm, khai thác thị trường, phát triển đối tác kinh doanh; liên doanh liên kết giữa các tổ chức du lịch, thương mại trong tỉnh, khu vực và cả nước.

- Là sự kiện đồng hành của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng và Phát triển hạ tầng Phú An nhằm xúc tiến quảng bá cho du khách đến tham quan, vui chơi giải trí tại Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) và tìm hiểu lịch sử - văn hóa, thưởng thức ẩm thực Hương vị sông Vàm .... đồng thời hưởng ứng tuyên truyền cuộc vận động "Người Việt Nam du lịch Việt Nam - Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc" và "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

- Các lễ hội thường niên nhằm hưởng ứng "Năm du lịch Quốc gia 2016, Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long" gồm: Lễ hội Làm Chay (từ ngày 21-23/02/2016), Liên hoan đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ 22 (từ ngày 22-24/02/2016), Lễ kỷ niệm 148 ngày sinh anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (ngày 12/10/2016).

2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

a) Đối với cơ sở lưu trú du lịch

Tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng qui trình phục vụ tại các nhà hàng - khách sạn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới và vận động các cơ sở lưu trú du lịch đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các dịch vụ du lịch hấp dẫn, phong phú theo hướng nâng dần hạng của cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Đa dạng hóa các dịch vụ lưu trú du lịch.

b) Đối với hoạt động lữ hành

- Hỗ trợ về đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên đạt theo tiêu chuẩn quy định. Bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ du lịch cho các lái xe, lái tàu vận chuyển khách du lịch, đảm bảo các phương tiện vận chuyển du lịch an toàn, có đủ điều kiện trang bị, đảm bảo lịch sự và làm hài lòng du khách.

 - Khảo sát các tuyến du lịch theo quy hoạch vùng nhằm để liên kết phát triển tour, tuyến bảo đảm tăng dần lượng khách lữ hành đi và đến Long An.

- Thống kê, kiểm tra các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh hoạt động lữ hành nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Thực hiện khai thác bước đầu đối với các di tích lịch sử - văn hóa

Nhằm tiếp tục thực hiện Quyết định số 2816/QĐ-UBND ngày 06/9/2012 của UBND tỉnh Long An về phê duyệt Phương án khai thác bước đầu Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập – Mộc Hóa và các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới, thực hiện xã hội hóa việc đầu tư, khai thác các dịch vụ phụ trợ như: bán hàng lưu niệm, vui chơi giải trí, ăn uống, …, tại các di tích để phục vụ khách tham quan, đồng thời quan tâm đào tạo kỹ năng cho đội ngũ thuyết minh viên tại các di tích.

d) Trong khâu đón tiếp, dịch vụ khác

 - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên làm việc tại bộ phận ngoại vụ, xuất nhập cảnh, bộ đội biên phòng, hải quan tại cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, Prayvo… Nâng cao văn hóa giao tiếp với khách du lịch của các cơ sở dịch vụ, các công ty kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch.

- Thu thập thông tin xuất nhập cảnh của du khách tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia.

e) Tiếp tục Lồng ghép trong việc xây dựng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nông thôn mới" để tuyên truyền nhằm mục đích xây dựng "Người Long An hiếu khách, văn minh, lịch thiệp''.

3. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch

a) Tuyên truyền, quảng bá du lịch

- Thường xuyên cập nhật thông tin cho trang web du lịch Long An đế đáp ứng nhu cầu kịp thời cho du khách và doanh nghiệp hoạt động du lịch. Đồng thời, liên kết trang thông tin điện tử giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh để thực hiện công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh, thông tin du lịch của địa phương và các tỉnh, thành trên cả nước đến với du khách và bạn bè quốc tế.

- Lồng ghép nội dung quảng bá du lịch trong các chuyến đi công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh và trong các buổi tiếp đoàn công tác nước ngoài đến Long An.

b) Tuyên truyền, quảng bá về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Phối hợp liên ngành và Báo, Đài phát thanh truyền hình trong và ngoài tỉnh, để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch.

c) Xúc tiến đầu tư, du lịch

- Vận động các doanh nghiệp tăng cường hợp tác, tham gia các Hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh… để có điều kiện phối hợp và quảng bá cho du lịch Long An.

 - Tổ chức các chuyến khảo sát, tham quan cho các đoàn khách của các tỉnh, các đơn vị lữ hành trong nước, các cơ quan thông tấn báo chí trong nước tại các tuyến, điểm du lịch của tỉnh để trao đổi kinh nghiệm về quản lý và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.

- Tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư: Thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư lĩnh vực du lịch nhằm tăng cường thu hút đầu tư cho các dự án du lịch và xuất bản các ấn phẩm để giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch

a) Tổ chức lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, bồi dưỡng kiến thức về quản lý du lịch cho các cấp chính quyền.

b) Phối hợp với các trường nghề hỗ trợ mở lớp đào tạo kỹ năng nghề du lịch cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch, để từng bước chuẩn hóa cả về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, từng bước nâng dần khả năng chuyên môn nghiệp vụ, phong cách phục vụ, khả năng giao tiếp, sự hiếu khách của đội ngũ lao động ngành du lịch; tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Ngành.

5. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuộc du lịch và thương mại

a) Các Sở, ngành có liên quan hỗ trợ xúc tiến, mời gọi đầu tư các dự án Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland), Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 243/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 về danh mục kêu gọi xã hội hóa năm 2016, trong đó lĩnh vực du lịch có các công trình như: Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Làng nổi Tân Lập - Mộc Hóa; Tiếp tục kêu gọi xã hội hóa 02 công trình đầu tư khai thác Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh và đầu tư khai thác Khu di tích Vàm Nhựt Tảo, ...Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai thủ tục và tiến hành đầu tư các dự án: Dự án Vườn thú Mỹ Quỳnh - Đức Hòa; Khu du lịch Công viên nước Vistaland Water Park - Đức Hòa; Khu du lịch sinh thái Trần Thái Láng Sen.

b) Đầu tư các dự án chợ

- Siêu thị Co.op Mart Bến Lức, thị trấn Bến Lức (vốn Cty Saigon-Co.op: 70 tỷ đồng); Trung tâm Thương mại thị xã Kiến Tường (vốn ngân sách: 61 tỷ đồng); chợ La Khoa, huyện Thạnh Hóa (vốn ngân sách theo QĐ số 4571/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND huyện: 1,9 tỷ đồng); chợ Tân Thành, huyện Tân Thạnh (vốn ngân sách theo QĐ số 3042/QĐ-UBND ngày 05/9/2011 của UBND huyện: 1,2 tỷ đồng); chợ Tà Nu, huyện Vĩnh Hưng (vốn ngân sách, đang lập hồ sơ phê duyệt: 2,5 tỷ đồng). Phối hợp các ngành và địa phương khảo sát để định hướng các điểm dừng chân trên các tuyến quốc lộ đi qua Long An.

6. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông phục vụ du lịch

a) Lĩnh vực đầu tư giao thông

- Tham mưu, đề xuất kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A và Quốc lộ 62 trên địa bàn tỉnh Long An (các đoạn còn lại) để đảm bảo an toàn giao thông và tạo điều kiện lưu thông thuận kiện, rút ngắn thời gian hành trình giữa các tỉnh lân cận với các điểm du lịch, khu di tích thuộc khu vự Đồng Tháp Mười.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông đã triển khai gắn với hoạt động phát triển du lịch như: Sửa chữa, nâng cấp một số đoạn tuyến Quốc lộ 62, tuyến Quốc lộ 62 - Tân Hưng (tuyến cặp kênh 79 đến Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Làng nổi Tân Lập - Mộc Hóa, Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen – Tân Hưng), đường tỉnh 826B (từ Quốc lộ 50 đến Nhà Trăm Cột, Đồn Rạch Cát)...

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các bến xe, các đơn vị vận tải, nhất là các đơn vị vận tải khách du lịch, bố trí đầy đủ nhân lực có thái độ phục vụ thân thiện, tôn trọng hành khách và tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Chú trọng và ưu tiên phát triển mạng lưới vận tải gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

b) Lĩnh vực đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch

Trong năm 2016, dự kiến vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật du lịch là 28 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh là 22 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 06 tỷ đồng để xây dựng: Hạ tầng kỹ thuật khu di tích Vàm Nhựt Tảo giai đoạn hoàn thiện là 10 tỷ đồng và khu căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ là 18 tỷ đồng.

7. Đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt

- Các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cấp nước theo quy hoạch chung đô thị được phê duyệt, phấn đấu trong năm 2016 đạt chỉ tiêu cấp nước sạch ở đô thị đạt 90%.

- Triển khai lập kế hoạch đấu nối các nhà máy nước có công suất trên 10.000m3/ ngày với các đô thị trên địa bàn tỉnh, trước mắt sẽ kết nối hệ thống cấp nước của các đô thị thuộc vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Long An.

8. Giữ gìn an ninh - trật tự, an toàn xã hội

a) Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành số 05/QCPHLN-CA-SVHTTDL ngày 26/3/2010 của Công an tỉnh Long An với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động du lịch.

b) Hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của khách du lịch, đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại các khu, điểm du lịch, … Hướng dẫn các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ anh ninh tổ quốc, xây dựng mô hình điểm an toàn về an ninh trật tự. Chỉ đạo các doanh nghiệp tích cực hợp tác với cơ quan công an trong việc triển khai các mặt công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện đấu tranh với bọn tội phạm lợi dụng du lịch hoạt động xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

c) Xây dựng và triển khai kế hoạch phương án bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, tham gia các lễ hội, sự kiện tổ chức tại địa phương.

9. Công tác quản lý Nhà nước

Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến địa phương cấp huyện; Hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện các quy định của pháp luật, đồng thời tăng cường kiểm tra về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch./.

Bài viết Lê Phú Dũng, Trưởng phòng Quản lý du lịch.

12/05/2016 4:00 CHĐã ban hànhApproved
“CHẠY NƯỚC RÚT” CHUẨN BỊ CHO TUẦN VĂN HÓA - DU LỊCH “CHẠY NƯỚC RÚT” CHUẨN BỊ CHO TUẦN VĂN HÓA - DU LỊCH

Tuần Văn hóa - Du lịch (VH - DL) tỉnh Long An năm 2022 sẽ khai mạc vào ngày 17/9, là sự kiện đặc biệt quan trọng của tỉnh cũng như ngành DL Long An với nhiều hoạt động nổi bật, thu hút nhằm giới thiệu hình ảnh Long An đến với du khách gần xa. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đang vào giai đoạn nước rút, sẵn sàng từ kế hoạch chi tiết thành sự kiện hoàn hảo.

Hoa khôi sông Vàm - nhận hồ sơ đến hết ngày 26/8

Một trong những hoạt động nổi bật và được mong chờ nhất trong Tuần VH - DL là cuộc thi Hoa khôi sông Vàm, một bước nâng cấp của Duyên dáng sông Vàm được tổ chức thường kỳ trước đây tại tỉnh.

Cuộc thi nhằm tìm kiếm những gương mặt tiêu biểu, ưu tú, đại diện cho nét đẹp truyền thống của người con gái sông Vàm, góp phần tăng cường truyền thông về VH, DL trên địa bàn tỉnh, đưa hình ảnh DL, VH cộng đồng của Long An đến với người dân trong cả nước. Người đạt danh hiệu cao nhất - Hoa khôi sông Vàm sẽ là gương mặt đại diện cho DL Long An trong suốt nhiệm kỳ, cùng ngành DL giới thiệu hình ảnh DL Long An đến bạn bè gần xa.

26-8-2022 Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi chụp ảnh trong buổi họp báo.jpg

Cuộc thi Hoa khôi sông Vàm là một trong những hoạt động
đáng mong chờ nhất Tuần Văn hóa - Du lịch
(Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi chụp ảnh trong buổi họp báo)

Hoa khôi sông Vàm là cuộc thi do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp Công ty TNHH Universe Media Vietnam và Công ty TNHH Hoàn Cầu Long An tổ chức. Được biết, các đơn vị phối hợp cũng chính là đơn vị tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam.

Cuộc thi dự kiến sẽ có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang tính VH, nghệ thuật và nhân văn. Tính đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho cuộc thi Hoa khôi sông Vàm gần như đã hoàn tất. Để tuyển chọn thí sinh sáng giá tham gia Hoa khôi sông Vàm, một số địa phương còn tổ chức các hội thi duyên dáng, thanh lịch, đến nay đều đã hoàn tất, chọn được ứng viên sáng giá.

Theo thống kê của Ban Tổ chức, hiện có gần 100 hồ sơ nộp tham gia Hoa khôi sông Vàm. Số người quan tâm đặt câu hỏi về cuộc thi, đặc biệt là hỏi địa chỉ nộp hồ sơ dự thi khá cao. Số lượng hồ sơ nhận về cũng đang tăng dần. Dự kiến, Ban Tổ chức sẽ nhận hồ sơ đến hết ngày 26/8. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, vòng sơ khảo sẽ diễn ra tại 3 địa phương: Long An, TP.HCM và Tây Ninh. Vòng sơ khảo tại Long An dự kiến diễn ra vào ngày 29/8.

Lễ hội ẩm thực - hứa hẹn nhiều thú vị

Ngoài Cuộc thi Hoa khôi sông Vàm, điểm nhấn nổi bật tiếp theo của Tuần VH - DL chính là Lễ hội ẩm thực đường phố gắn với nghề truyền thống, Hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP của tỉnh. Lễ hội ẩm thực dự kiến sẽ có trên 160 gian hàng bao gồm Món ngon Long An, món ngon 3 miền, món ngon các nước, các sản phẩm OCOP Long An và khu thao diễn nghề truyền thống. Đây sẽ là điểm nhấn đặc biệt của Tuần VH - DL, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và chân thật về ẩm thực của nhiều vùng, miền, quốc gia và nhất là hiểu hơn về mảnh đất Long An.

26-8-2022 Một số món ngon sẽ có mặt trong Lễ hội ẩm thực.jpg

Một số món ngon sẽ có mặt trong Lễ hội ẩm thực

Nét nổi bật của Lễ hội ẩm thực chính là hoạt động thao diễn nghề bếp và một số nghề truyền thống tỉnh Long An. Du khách tham quan, ngoài được nếm thử món ngon từ khắp nơi, còn được tận mắt xem các đầu bếp, chuyên gia ẩm thực chế biến món ăn ngay tại quầy, nghe thuyết minh về nguồn gốc, đặc trưng của từng món ăn. Qua đó, thực khách sẽ hiểu hơn về VH, con người của từng vùng đất, nhất là VH và con người Long An. Ngoài gian hàng ẩm thực, Long An còn có các gian thao diễn nghề truyền thống do chính các đầu bếp, nghệ nhân giàu kinh nghiệm thực hiện.

Giám đốc Trung tâm Thông tin, Xúc tiến DL tỉnh - Đỗ Thị Kim Dung cho biết, tại Lễ hội ẩm thực, Long An sẽ có 40 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh, 10 món ngon Long An và 4 nghề truyền thống được thao diễn. Các sản phẩm, món ăn được chọn đều là những sản phẩm an toàn, chất lượng cao của tỉnh. Xuyên suốt những ngày diễn ra Lễ hội ẩm thực, du khách sẽ được dùng thử miễn phí các loại trái cây đặc sản của Long An (thơm, ổi, thanh long) và sản phẩm chế biến khác từ trái cây, nông sản.

Lễ hội ẩm thực còn cung cấp thêm không gian vui chơi, giải trí cho du khách thông qua hoạt động hoạt náo và chương trình văn nghệ miễn phí xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 17 đến 21/9. Chương trình có sự góp mặt của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ xiếc, nghệ sĩ hài,... đến từ TP.HCM.

26-8-2022 Một số món ngon sẽ có mặt trong Lễ hội ẩm thực (hinh 2).jpg

Thông tin từ Trung tâm Thông tin và Xúc tiến DL tỉnh, đến hiện tại, việc liên hệ với đầu bếp, nghệ nhân, nghệ sĩ đã hoàn tất. Nhằm tạo cho khách tham quan có được những trải nghiệm tốt nhất, mọi hoạt động tại Lễ hội ẩm thực đều được chuẩn bị kỹ, từ việc lựa chọn món ăn, sản phẩm tham gia lễ hội, quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm đến quản lý, kiểm duyệt các bài thuyết minh cho từng món ăn cũng như hoạt động văn nghệ và hoạt náo diễn ra trong suốt lễ hội.

Tuần VH - DL tỉnh Long An sẽ diễn ra từ ngày 17 đến 21/9 với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, tại 3 địa phương: TP.Tân An, huyện Bến Lức và Vĩnh Hưng, hứa hẹn mang tới cho du khách nhiều lựa chọn vui chơi trong suốt thời gian diễn ra sự kiện./.

Các hoạt động sẽ diễn ra trong Tuần VH - DL

- Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Long An được phong tặng danh hiệu "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc".

- Lễ hội ẩm thực đường phố, nghề truyền thống kết hợp Hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP tỉnh Long An năm 2022 sẽ là nơi tập trung các món ngon của Long An, món ngon 3 miền Bắc, Trung, Nam và ẩm thực các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,...

- Triển lãm thành tựu tỉnh Long An và giao lưu đờn ca tài tử. Chương trình có sự tham gia của các ban, câu lạc bộ đờn ca tài tử trong tỉnh và tỉnh bạn.

- Giao lưu các loại hình nghệ thuật dân tộc sẽ có các tiết mục: Cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc đặc trưng Tây Nguyên, hát bài chòi, xiếc, múa rối, nhạc ngũ âm và các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer Nam bộ,...

- Cuộc thi Hoa khôi sông Vàm năm 2022 diễn ra tại Happyland.

- Famtrip khảo sát, giới thiệu sản phẩm mới, tour du lịch mới Long An.

- Hội thảo phát triển DL.

- Không gian trò chơi dân gian và trò chơi tuổi thơ miền quê diễn ra tại Khu du lịch Happyland.

- Tổ chức giao lưu bóng chuyền giữa Long An và các tỉnh, thành bạn.

- Tổ chức chạy marathon hưởng ứng Tuần VH-DL tỉnh Long An năm 2022. Đường đua thuộc địa phận huyện Vĩnh Hưng.

- Ngoài ra, trong chương trình lễ khai mạc và bế mạc Tuần VH-DL còn có chương trình văn nghệ đặc sắc với sự góp mặt của nhiều ngôi sao hạng A.

- Trong khuôn khổ Tuần VH-DL dự kiến còn có bắn pháo hoa nghệ thuật sau chương trình nghệ thuật đêm khai mạc.

https://baolongan.vn/chay-nuoc-rut-chuan-bi-cho-tuan-van-hoa-du-lich-a140682.html

Theo Báo Long An online


26/08/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
TỈNH LONG AN THAM GIA LỄ HỘI BÁNH DÂN GIAN NAM BỘ LẦN THỨ V NĂM 2016TỈNH LONG AN THAM GIA LỄ HỘI BÁNH DÂN GIAN NAM BỘ LẦN THỨ V NĂM 2016

         Thực hiện Kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2016; nhằm quảng bá giới thiệu, tôn vinh sản phẩm bánh dân gian, ẩm thực truyền thống của tỉnh Long An đến du khách trong và ngoài nước. Từ ngày 15/4 đến ngày 19/4/2016, Trung tâm Xúc tiến du lịch phối hợp với các doanh nghiệp địa phương tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ V năm 2016 tại thành phố Cần Thơ.

BanhDanGian1.jpg

Quang cảnh khu trưng bày bánh dân gian các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

       Tỉnh Long An tham gia lễ hội với hình thức trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm bánh dân gian, ẩm thực tiêu biểu như: Cốm ngò (Cần Guộc), bánh tét (Thủ Thừa, Đức Hòa)… các loại bún cá, bún riêu cua, bún mộc, bún mắm, bún nem chả giò…chế biến từ hạt gạo Nàng Thơm chợ Đào nổi tiếng. Qua 5 ngày diễn ra lễ hội, gian hàng tỉnh Long An đã được đông đảo du khách đánh giá cao cả về hình thức và chất lượng, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan và thưởng thức.

BanhDanGian2.jpg

Cảnh du khách tham quan, thưởng thức ẩm thực tại gian hàng tỉnh Long An

        Được biết, ngoài các hoạt động biểu diễn các trò chơi dân gian truyền thống của vùng đất Nam Bộ như: Đi cà kheo, nhảy sạp….; Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ V đã qui tụ gần 150 gian hàng thuộc các vùng miền trong cả nước; đặc biệt, có sự tham gia của 20 gian hàng quốc tế đến từ các quốc gia: Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Indonesia, Ấn Độ, Italia….. Lễ hội đã giới thiệu trên 200 loại bánh dân gian đến từ khắp các vùng miền, thu hút trên 180 ngàn du khách tham gia. Đồng thời là hoạt động tôn vinh các nghệ nhân bánh dân gian tiêu biểu và là dịp giao lưu văn hóa truyền thống thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

 Tin, ảnh: Vũ Vi Quốc

07/06/2016 11:00 SAĐã ban hànhApproved
TỪNG BƯỚC ĐƯA ĐỜN CA TÀI TỬ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH TỪNG BƯỚC ĐƯA ĐỜN CA TÀI TỬ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH

Huyện Cần Đước không chỉ nổi tiếng với đặc sản gạo Nàng thơm Chợ Đào, du khách còn biết đến Cần Đước bởi đây là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử – một trong những nét văn hóa đặc trưng của quê hương Cần Đước từ bao đời nay.

Từ cuối năm 2020, đầu năm 2021, huyện đã phối hợp với các Công ty du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh như SaiGon Tourit, Công ty du lịch TST để thực hiện các tour du lịch ở Cần Đước theo tuyến Quốc lộ 50 kết nối từ Thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh Long An và Tiền Giang. Các tour du lịch thực hiện kết hợp việc tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện; thăm và trải nghiệm các làng nghề truyền thống tại địa phương (làm bánh in, bánh phòng, bánh tráng, lạp xưởng…). Qua đó, kết hợp du lịch tâm linh tại các đình, chùa và đặc biệt là nghe biểu diễn đờn ca tài tử tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước, nơi thờ phụng Đức nghệ nhân - nhạc sư Nguyễn Quang Đại.

15-11-2021 Câu lạc bộ Đờn ca tài tử xã Mỹ Lệ biểu diễn cho du khách.jpg 

Câu lạc bộ Đờn ca tài tử xã Mỹ Lệ biểu diễn cho du khách tham quan
tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước

Thời gian tới để những giải pháp đưa đờn ca tài tử đến với du khách và phát triển sản phẩm đặc thù dựa vào đờn ca tài tử được thực thi, mang lại lợi ích thiết thực đối với sự phát triển du lịch, huyện sẽ tiếp tục tập trung triển khai các kế hoạch, chương trình để khuyến khích, hỗ trợ và bảo đảm môi trường, điều kiện cần thiết cho việc bảo tồn giá trị đích thực và toàn vẹn đối với di sản đờn ca tài tử; tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, hướng cho nhân dân thụ hưởng những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, trong đó có đờn ca tài tử; đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá cho di sản, thực hiện tốt bảo tồn và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử trên địa bàn huyện./.

Thanh Toàn


15/11/2021 8:00 SAĐã ban hànhApproved
CHÍNH THỨC VẬN HÀNH HỆ THỐNG TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH CHÍNH THỨC VẬN HÀNH HỆ THỐNG TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH

Chỉ cài app "Du lịch Việt Nam an toàn" du khách có thể phản ánh tất cả vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, ép giá, quảng cáo không đúng thực tế, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

02-5-2021 chinh thuc van hanh he thong tiep nhan ve du lich.jpg

Chỉ cần cài app "Du lịch Việt Nam an toàn" du khách có thể dễ dàng phản ánh tất cả vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, ép giá, quảng cáo không đúng thực tế, mất vệ sinh an toàn thực phẩm... trong lĩnh vực du lịch.

Các thông tin phản ánh sẽ được Tổng cục Du lịch phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương tiếp nhận, xác minh và xử lý.

Trước đó, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Quản lý thị trường đã ký kết Quy chế phối hợp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch với trọng tâm là hai bên tăng cường phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản hồi của khách du lịch thông qua ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn".

Do vậy, ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn" được kết nối liên thông với hệ thống thông tin nghiệp vụ của Tổng cục Quản lý thị trường, cho phép hai bên dễ dàng trao đổi thông tin, phối hợp tiếp nhận và xử lý phản hồi của khách du lịch, bảo vệ quyền lợi chính đáng của du khách.

Thông qua tính năng phản ánh, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ nhanh chóng nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, ép giá, quảng cáo không đúng thực tế, mất vệ sinh an toàn thực phẩm… Qua đó, góp phần lành mạnh hóa thị trường du lịch trong nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín du lịch Việt Nam.

Đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đây là lần đầu tiên ngành du lịch và quản lý thị trường ký kết quy chế phối hợp để tăng cường quản lý Nhà nước, chấn chỉnh những hành vi gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh.

Đặc biệt, sự kiện cũng đánh dấu sự mới mẻ trong mô hình hợp tác trên cơ sở khai thác công nghệ số hiện đại, cụ thể là ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn" giúp kết nối liên thông 3 chủ thể chính trong lĩnh vực du lịch là khách du lịch, đơn vị cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước. Mô hình này tạo ra sự đột phá, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, giúp ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn./.

Theo TTXVN


02/05/2021 10:00 SAĐã ban hànhApproved
1 - 30Next
Ảnh
Video
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH LONG AN
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy​ - Phó Giám đốc Sở
Địa chỉ: ​Số 03 Võ Văn Tần, Phường 2, Thành phố Tân An
Điện thoại : (072) 3826 452​ ​ * Fax: (072) 3832 042 ​ * Email: nguyenthithuy@longan.gov.vn; svhttdl​​​​@longan.gov.vn​​
​ ​
Chung nhan Tin Nhiem Mang