| THÀNH PHỐ TÂN AN KIỂM TRA TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG PHƯỜNG ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH | THÀNH PHỐ TÂN AN KIỂM TRA TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG PHƯỜNG ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH | | Đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng phường
đạt chuẩn đô thị văn minh thành phố Tân An do bà
Mai Thị Xuân Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố làm
trưởng đoàn vừa có
buổi làm việc với đơn vị Phường 5.

Bà Mai Thị Xuân Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tân An phát biểu tại buổi kiểm tra Theo báo cáo, đơn vị Phường 5 đã tập trung tuyên truyền, phối kết hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể thành phố vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định về xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh; hướng dẫn thực hiện chỉnh trang đô thị đúng theo quy định của thành phố và địa phương; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm sau khi đã cam kết, nhắc nhở. Phối hợp ra quân thực hiện các công trình chỉnh trang hạ tầng đô thị, xây dựng các tuyến đường hoa, vệ sinh môi trường, tổ chức các lễ hội văn hóa, thể dục thể thao.
Hiện nay, Phường 5 vẫn đang còn nhiều tiêu chuẩn chưa đạt hoặc đạt thấp như tiêu chí xây dựng các tuyến đường văn minh đô thị; phân loại rác tại nguồn và đăng ký bỏ rác theo xe; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch; cụm loa truyền thanh thông minh; tỷ lệ hộ gia đình có thiết bị nghe nhìn thông minh, có thuê bao Internet băng rộng và tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động thông minh… Qua rà soát đánh giá, đến nay, Phường 5 có 45/52 nội dung đạt chuẩn đô thị văn minh. Tại buổi làm việc, các ý kiến của đại diện các ban, ngành, đoàn thể thành phố Tân An phân tích tình hình, những nội dung đã thực hiện đạt, những nội dung còn hạn chế, cần phải tiếp tục nỗ lực để Phường 5 đạt chuẩn đô thị văn minh theo đúng lộ trình đã đề ra vào năm 2024. Đa số các ý kiến quan tâm nhiều đến mỹ quan đô thị, công tác chỉnh trang đô thị; công tác phân loại và thu gom rác tại nguồn; công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, nâng dần số hộ khá, giàu; các thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục đảm bảo chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phát biểu kết luận buổi làm việc, bà Mai Thị Xuân Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tân An nhấn mạnh không chạy theo thành tích, phải đánh giá đúng thực chất 9 tiêu chí với 52 nội dung để được công nhận đạt chuẩn phường đô thị văn minh. Đồng thời, bà Mai Thị Xuân Phương yêu cầu Ban Chỉ đạo Phường 5 phải quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong việc xác định trọng tâm, trọng điểm từng nội dung tiêu chí để đầu tư thực hiện đạt hiệu quả./. Phòng VH và TT Tân An
| 24/08/2023 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | TẾT XƯA TRONG KÝ ỨC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI | TẾT XƯA TRONG KÝ ỨC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI | | Trong tâm thức của người cao tuổi, ngày xưa mặc dù thiếu thốn nhưng tết lại rất vui và háo hức. Tết Cổ truyền trong ký ức của người xưa là một điều rất thiêng liêng và đơn giản là "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". 
Việc dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ bàn thờ gia tiên được các gia đình thực hiện chu đáo, cẩn thận Trong ký ức của bà Phạm Thị Nguyệt, 64 tuổi, ngụ ấp 2, xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An thì tết xưa khá mộc mạc, đơn sơ nhưng rất ấm cúng. Trẻ em, người lớn ngày xưa rất háo hức mỗi khi tết đến, xuân về. Ngày 27, 28 tháng Chạp thì nhà nhà, người người đã tươm tất mọi việc và cùng nhau đi phiên chợ tết ngày 29. Thời xưa, hình ảnh cây nêu là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với ngày Tết Nguyên đán. Khi ấy, nếu nhà nào chưa dựng cây nêu là chưa có không khí tết. Phong tục này với ý nghĩa là xua đuổi đi những điều xấu. Những ngọn nêu vươn cao trong nắng gió là cầu mong cho một năm mới bội thu, nhiều may mắn. Bà Nguyệt chia sẻ, theo thăng trầm thời gian, cuộc sống thay đổi nên Tết Nguyên đán ngày nay cũng có sự đổi thay nhưng vẫn là ngày lễ cổ truyền nhộn nhịp nhất của người Việt với nhiều phong tục được lưu truyền từ bao đời để lại. Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người, nhà nhà lại cúng tiễn đưa ông Táo về chầu trời một cách nghiêm trang, chu đáo. Việc này từ lâu đã trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bao thế hệ người Việt, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng. Những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo để được nhẹ đi trong năm mới. Các gia đình thực hiện nghi thức tảo mộ rầm rộ nhất là từ 20 đến 25 tháng Chạp cho đến hết năm. Phong tục này thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. Việc dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ và bày biện mâm ngũ quả, bình hoa vạn thọ hoặc hoa mai trên bàn thờ gia tiên cũng được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận trước thời điểm giao thừa. Đến ngày 30 tết là ngày rước ông bà, lúc này, con cháu sum họp đông đủ, cùng nhau ngồi ăn một bữa tất niên, thể hiện sự đoàn kết, yêu thương và mong một năm mới làm ăn thuận lợi, no ấm, đủ đầy hơn. Sau khi cúng giao thừa chính là phong tục xông đất, hái lộc đầu năm, lì xì, các con cháu lần lượt mừng tuổi, chúc sức khỏe đến ông bà, cha mẹ. Các thành viên của gia đình cũng chúc nhau một năm mới thuận buồm xuôi gió, may mắn và hạnh phúc. Còn trong ký ức của bà Phạm Thị Bốn, SN 1947, ngụ ấp 3, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, ngày xưa, còn trẻ nên khi nghe tết đến mừng lắm vì sẽ là lúc được mặc quần áo mới, được nhận lì xì và được ăn các loại bánh, mứt ngon mà trong năm không có dịp. Tiền lì xì ngày đó không nhiều như bây giờ. Ngày đó chỉ có tờ 100 đồng hoặc 200 đồng mới toanh, đưa trực tiếp chứ không gói lại trong bao lì xì, 100 đồng thời đó mua được rất nhiều bánh, kẹo. Có lẽ, cuộc đời đẹp nhất là tuổi thơ và tuổi thơ vui nhất mỗi lúc tết về. 
Bà Phạm Thị Bốn tuốt lá mai để cho ra hoa đúng dịp Tết Tết hiện lên trong ký ức bà Bốn còn là không khí sum vầy cùng gia đình, là hình ảnh cả nhà quây quần bên nồi bánh tét và bếp lửa hồng. Ngày xưa chưa có luật cấm đốt pháo nên nhà ai cũng có 1 cuộn pháo treo trước cổng nhà. Đúng thời khắc giao thừa, những tràng pháo sẽ đồng loạt nổ vang, báo hiệu năm mới đã đến. Sáng mùng 1 bước ra, xác pháo đỏ cả mặt đường như cái lộc của đất trời để lại. Bà Bốn chia sẻ: "Tết xưa ai cũng dư dả thời gian, con, cháu tham gia cùng người thân mua từng nhành mai hay đôi câu đối để trang hoàng nhà cửa và tự tay chuẩn bị những món ăn truyền thống như làm bánh, mứt, làm dưa cải, dưa kiệu, gói bánh tét,... Ngày nay, con cháu bận nhiều việc nên việc chuẩn bị đón tết đơn giản hơn xưa rất nhiều, vì mọi thứ đều được bán ở chợ, siêu thị hoặc tại các cửa hàng tiện ích. Có lẽ vì của cải dư thừa, vật chất đủ đầy nên tết nay không còn rộn ràng như tết xưa. Ngày nay, dường như ngày nào cũng là tết, bởi ngày nào cũng có mâm cao cỗ đầy nên việc háo hức ngày tết được ăn ngon, mặc đẹp đã không còn. Những nét tết xưa cũng bị nhạt dần như chuyện mổ thịt heo chia nhau, hay việc cả xóm cùng nhau ăn mừng ngày tết, cùng kéo nhau đi chúc tết từng nhà đã không còn". Tết xưa trong ký ức những người cao tuổi là thế, mộc mạc, đơn sơ nhưng thân thương, gần gũi đến lạ. Tết xưa tuy nghèo khó mà đầy ắp yêu thương bên người thân, gia đình và ấm nồng tình làng, nghĩa xóm./. Theo Báo Long An Online https://baolongan.vn/tet-xua-trong-ky-uc-cua-nguoi-cao-tuoi-a109267.html
| 01/02/2021 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | BẾN LỨC: TIẾP TỤC PHÁT HUY CÁC MÔ HÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ | BẾN LỨC: TIẾP TỤC PHÁT HUY CÁC MÔ HÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ | | Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Bến Lức đã có nhiều nỗ lực, tiếp tục đưa phong trào đi vào chiều sâu bằng việc phát huy hiệu quả những mô hình ở cơ sở.
Chùa Pháp Vân – Một trong những cơ sở thờ tự văn hóa của huyện Theo đó, Ban Chỉ đạo các cấp tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh củng cố nâng chất các mô hình đã xây dựng trong nhiều năm qua. Trong đó, tiếp tục triển khai phát huy hiệu quả mô hình xây dựng đời sống văn hóa trong cơ sở thờ tự với 12 cơ sở tôn giáo và 1 tín ngưỡng dân gian đạt chuẩn nhằm hoàn thiện về cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quang xanh, sạch, đẹp, phát huy hoạt động chính tín, hạn chế mê tín dị đoan.
Xây dựng khu nhà trọ công nhân văn hóa Trong môi trường sống của cộng đồng công nhân thì phát huy mô hình khu nhà trọ công nhân văn hóa tại 240 khu nhà trọ trên địa bàn huyện nhằm xây dựng môi trường văn hóa trong khu lưu trú công nhân đảm bảo an ninh trật tự, không tệ nạn xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và văn hóa tinh thần lành mạnh, an tâm lao động sản xuất.
Quan tâm chỉnh trang các tuyến đường xanh, sạch, đẹp Đối với việc xây dựng cảnh quan môi trường, các xã, thị trấn quan tâm củng cố, nhân rộng các tuyến đường trật tự, sáng, xanh, sạch, đẹp nhằm tạo điểm nhấn về diện mạo nông thôn và đô thị theo hướng văn minh, hiện đại và thân thiện với môi trường./. Kim Phượng
| 11/03/2022 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA HUYỆN TÂN HƯNG PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG | BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA HUYỆN TÂN HƯNG PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG | | Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Tân Thạnh (TDĐKXDĐSVH) gồm có 24 thành viên. Hoạt động của Ban chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hóa, nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa dân tộc và địa phương trong giai đoạn mới; chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH ngày càng sâu rộng và gắn kết chặt chẽ với các cuộc vận động khác trên phạm vi toàn huyện. Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH huyện hoạt động luôn có kế hoạch cụ thể, hiệu quả, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung và phương thức hoạt động. Hàng năm, Ban Chỉ đạo đều tham mưu UBND huyện ban hành các công văn chỉ đạo, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng phong trào xây dựng ấp, khu phố văn hóa, xã văn hóa. Đồng thời tham mưu Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng cơ sở đưa nội dung xây dựng đời sống văn hóa vào nghị quyết đầu năm và xem đó là một tiêu chí đánh giá, xếp loại trong sạch vững mạnh ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở. Hàng năm, HĐND, UBND các xã, thị trấn đã đưa mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu xây dựng các danh hiệu văn hóa vào chương trình hành động của địa phương, đồng thời quán triệt cho cán bộ, đảng viên triển khai học tập, thực hiện đến từng ấp, khu phố. Đây là một trong những giải pháp để đưa cuộc vận động này sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Công tác phối hợp tổ chức thực hiện phong trào của các thành viên Ban Chỉ đạo luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả. Ban Chỉ đạo huyện xây dựng quy chế hoạt động, từng thành viên được phân công phụ trách từng địa bàn ở cơ sở và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để thực hiện có hiệu quả phong trào. Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo đã tổ chức triển khai kế hoạch, phương hướng hoạt động, thang điểm giao ước thi đua đến các xã, thị trấn. Định kỳ hàng quý, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phong trào ở các xã, thị trấn, nhất là các xã trong lộ trình xã văn hóa nông thôn mới. Ban Chỉ đạo thường xuyên tổ chức họp định kỳ, họp đột xuất theo yêu cầu để bàn các biện pháp thực hiện hiệu quả các phong trào. Trong 6 tháng đầu năm và cuối năm, Ban Chỉ đạo tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết phong trào và khen thưởng động viên kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Qua hội nghị, đánh giá những mặt làm được, những tồn tại hạn chế cần khắc phục, cũng như đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới. Ban Chỉ đạo luôn xác định công tác tuyên truyền vận động phải đặt lên hàng đầu. Bởi đã là phong trào thì đòi hỏi sự tự giác thực hiện của các tầng lớp nhân dân, khi đã thông hiểu thì thực hiện rất dễ dàng. Công tác tuyên truyền đảm bảo về chiều rộng lẫn chiều sâu như trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên đài, trạm truyền thanh, qua các cuộc hội họp ở xóm, ấp, khu dân cư, qua pa nô, băng roôn, áp phích, đặc biệt thông qua các cuộc sinh hoạt văn hóa văn nghệ quần chúng… đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia xây dựng gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, vận động, đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa, xã văn hóa đã được Ban Chỉ đạo quan tâm và xem đây là tiêu chí để phấn đấu trong năm, trong từng giai đoạn. Quy trình đăng ký, bình xét và đề nghị công nhận danh hiệu gia đình văn hóa được các địa phương tổ chức thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn nên chất lượng phong trào ngày càng được nâng lên. Từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã làm nền tảng cho việc xây dựng ấp, khu phố văn hóa, xã văn hóa ở địa phương. Trên cơ sở phát động thi đua đăng ký ngay từ đầu năm các danh hiệu văn hóa của các xã, thị trấn, Ban Chỉ đạo tham mưu UBND huyện thành lập đoàn phúc tra phong trào, chấm điểm và khảo sát thực tế kết quả thực hiện ở cơ sở; sau đó, tham mưu UBND huyện ra quyết định công nhận hoặc tái công nhận, giữ vững ấp, khu phố văn hóa; công nhận xếp loại kết quả thi đua phong trào của cơ sở. Nhờ có những bước đi đúng đắn, phù hợp nên qua hàng năm phong trào xây dựng đời sống văn hóa tăng lên về số lượng và chất lượng. Hiện nay, toàn huyện có 12.151/12.575 hộ gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 96.6%; có 54/54 ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa, đạt 100%; giữ vững 7 đơn vị đã được công nhận xã văn hóa nông thôn mới (xã Hưng Điền, Hưng Điền B, Hưng Thạnh, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Châu B, Vĩnh Châu A, Vĩnh Đại) và thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở từng bước được triển khai, đầu tư xây dựng và hoàn thiện kiên cố. Đến nay, toàn huyện có 8/12 xã, thị trấn có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng đạt chuẩn theo qui định; có 54/54 ấp, khu phố có nhà văn hóa; có 3 sân vận động, 16 sân bóng chuyền, 3 sân tennis và 4 sân bóng đá mini (do tư nhân đầu tư); đầu tư bộ dụng cụ tập thể thao ngoài trời đặt ở Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện gồm đạp tròn, xoay eo, tay, vai, tập tay ngực, đi bộ… Nhìn chung, các thiết chế văn hóa đã phát huy tốt công năng sử dụng, là nơi sinh hoạt, hội họp của nhân dân, là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân. Từ phong trào đã xây dựng được nhiều gương điển hình, trở thành nét đẹp văn hóa và được triển khai rộng khắp ở tất cả các ban, ngành, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, ấp, khu phố trên địa bàn huyện, được các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân./. Bảo Trân
| 27/01/2022 2:00 CH | Đã ban hành | Approved | | TÂN THẠNH: TẬP HUẤN CÔNG TÁC TRÊN CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA VÀ QUẢNG CÁO NĂM 2022 | TÂN THẠNH: TẬP HUẤN CÔNG TÁC TRÊN CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA VÀ QUẢNG CÁO NĂM 2022 | | Vừa qua, UBND huyện Tân Thạnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về văn hóa và quảng cáo năm 2022 cho gần 100 đại biểu là thành viên Đội liên ngành kiểm tra văn hóa, thông tin và truyền thông huyện; lãnh đạo UBND, Trưởng công an, công chức văn hóa - xã hội các xã, thị trấn; Trưởng ấp, khu phố trên địa bàn huyện Tân Thạnh. .jpg)
Tại hội nghị, các đại biểu được triển khai và hướng dẫn các nội dung luật và văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, dịch vụ văn hóa và quảng cáo; các quy định, hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo; được hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý và xử phạt vi phạm hành chính các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và quảng cáo ở địa phương như kiểm tra biển hiệu, bảng quảng cáo, kinh doanh dịch vụ karaoke, kinh doanh trò chơi điện tử... Bên cạnh đó, các đại biểu còn trao đổi, thảo luận những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm tra quản lý về văn hóa và quảng cáo, được báo cáo viên giải đáp, hướng dẫn xử lý tình huống đối với những trường hợp cụ thể.
Thông qua hội nghị tập huấn nhằm tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cấp huyện và cơ sở; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản trong triển khai thực hiện các văn bản, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và quảng cáo tại cơ sở. Đây cũng là dịp để các học viên có điều kiện trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ và chia sẻ những kinh nghiệm hay, giải pháp tốt, cách làm sáng tạo trong quá trình hoạt động thực tiễn ở địa phương./. Ngọc Diệu – Duy Thanh
| 21/11/2022 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | THỦ THỪA: TỔNG KẾT HỘI THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA, LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN NHÂM DẦN 2022 | THỦ THỪA: TỔNG KẾT HỘI THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA, LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN NHÂM DẦN 2022 | | Sáng ngày 24/01/2022, Nhà truyền thống huyện Thủ Thừa tổ chức tổng kết Hội thi tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử địa phương mừng Đảng mừng Xuân Nhâm Dần 2022. Ông Nguyễn Bảo Kỳ, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền Thanh huyện Thủ Thừa; bà Võ Thị Thật, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mỹ Lạc đến dự.
Trao giấy khen cho các học sinh đạt giải Hội thi được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến, đối tượng dự thi là học sinh đang học tại Trường THPT Mỹ Lạc. Qua thời gian phát động, có 173 em học sinh tham gia. Ban Tổ chức hội thi đã chọn ra 7 em học sinh có câu trả lời chính xác nhiều nhất và nhanh nhất để trao giấy khen và giải thưởng. Em Trương Lê Duy, lớp 12A6 xuất sắc giành giải nhất của hội thi./. Kim Phương
| 25/01/2022 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” | THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” | | Trong những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) được cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội từ thị xã đến cơ sở tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện, được các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng mạnh mẽ. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự, ý thức bảo vệ môi trường được nâng lên. Tính đến nay, toàn thị xã có 97,83% hộ gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa"; có 100% ấp, khu phố đạt danh hiệu "Ấp, khu phố văn hóa"; có 8/8 xã, phường đạt danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới", "Phường đạt chuẩn văn minh đô thị". Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào vẫn còn một số hạn chế như một bộ phận người dân chưa chấp hành tốt quy ước ấp, khu phố, cụ thể vẫn còn tình trạng "nhạc sống, karaoke di động" gây tiếng ồn lớn, kéo dài ảnh hưởng đến môi trường sống, công tác, học tập và sinh hoạt của người dân; công tác triển khai đăng ký, bình xét danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa" ở một vài nơi chưa đảm bảo, còn mang tính hình thức làm ảnh hưởng đến hiệu quả của phong trào. 
Bà nguyễn Thị Lụa - Phó Chủ tịch UBND thị xã tặng giấy khen cho các tập thể có thành tích tiêu biểu Để tiếp tục nâng cao vai trò trách nhiệm và chất lượng phong trào TDĐKXDĐSVH trong thời gian tới, ngày 01/6/2021, Ban Thường vụ Thị ủy Kiến Tường đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU yêu cầu các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Thị ủy, cơ quan, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội thị xã thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, UBND từ thị xã đến xã, phường đối với phong trào TDĐKXDĐSVH nhằm thực hiện có hiệu quả các tiêu chí của phong trào mà nghị quyết, chương trình, kế hoạch đề ra. Hai là, đẩy mạnh, đổi mới công tác thông tin tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH làm cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân nhận thức sâu sắc và đầy đủ về công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Ba là, Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thị xã nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung nội dung quy ước ấp, khu phố phù hợp với tình hình thực tế của từng xã, phường. Đồng thời, tuyên truyền, vận động sâu, rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và từng hộ gia đình tự giác, nghiêm túc thực hiện đúng nội dung quy ước ấp, khu phố đề ra, nhất là quản lý các hoạt động dịch vụ "nhạc sống, karaoke di động", xem đây là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu "Gia đình văn hóa" hàng năm. Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động văn hóa. Ban Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, nhất là việc triển khai đăng ký, bình xét các danh hiệu văn hóa "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa". Năm là, kịp thời củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo, nhất là ban chỉ đạo xã, phường và ban vận động ấp, khu phố, xem đây là tổ chức cơ sở chủ yếu, quan trọng trong việc triển khai thực hiện phong trào có hiệu quả. Chú trọng nâng cao chất lượng phong trào, cụ thể: xây dựng gương "Người tốt việc tốt", "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa", "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới", "Phường đạt chuẩn văn minh đô thị". Sáu là, huy động mọi nguồn lực, quan tâm kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao tạo nhiều điểm vui chơi cho thanh thiếu niên và nhân dân. Khuyến khích các nguồn lực từ nhân dân, các cơ sở ngoài công lập, các thành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở. Bảy là, triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH sâu, rộng trong toàn dân, gắn với phong trào thi đua yêu nước thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. Tám là, kịp thời tổ chức mở các lớp tập huấn triển khai, hướng dẫn các văn bản thực hiện trong phong trào cho các thành viên ban chỉ đạo phong trào xã, phường và ban vận động các ấp, khu phố. Tổ chức sơ kết, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến tiêu biểu, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, nhằm tạo động lực phát triển phong trào theo hướng hiệu quả, thực chất, bền vững. Chín là, UBND thị xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH thị xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã với vai trò là phó ban, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia có hiệu quả phong trào. Trên cơ sở 9 nội dung đã đề ra, Thị ủy yêu cầu UBND thị xã, Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH thị xã kêu gọi cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của toàn thể nhân dân trên địa bàn thị xã cùng chung sức thực hiện để phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn thị xã Kiến Tường ngày càng đi vào chiều sâu và đạt chất lượng tốt hơn trong thời gian tới./. Thanh Trao
| 05/07/2021 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | ĐÌNH HÒA ĐIỀU - CỔ KÍNH NHƯNG RẤT ĐỖI THÂN THUỘC | ĐÌNH HÒA ĐIỀU - CỔ KÍNH NHƯNG RẤT ĐỖI THÂN THUỘC | | Trong tâm thức người Việt, hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" luôn rất đỗi thân quen và gợi lên biết bao gắn bó trong đời sống tinh thần của người dân qua bao thế kỷ nay. Đối với ngôi đình làng, ngoài việc là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, gửi gắm niềm tin và giao lưu cố kết tình cảm của cộng đồng, ngôi đình còn là "chứng nhân" của quá trình khai hoang, mở đất, lập làng của ông cha trên vùng đất phương Nam. Đình Hòa Điều ở ấp 5, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành cũng là một ngôi đình làng như thế. Ngoài chức năng là một cơ sở tín ngưỡng dân gian, đình Hòa Điều còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 
Đình Hòa Điều - cổ kính nhưng rất đỗi thân thuộc Theo các bậc cao niên ở địa phương, đình Hòa Điều là cơ sở tín ngưỡng thờ Thành hoàng bổn cảnh của làng Hòa Điều, tổng Thạnh Hội Thượng, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định, được xây dựng sau khi thôn Hòa Điều thành lập (giai đoạn 1840 -1847). Đến ngày 03/01/1852 (tức 24/11 âm lịch), đình được vua Tự Đức ban sắc phong, đây được xem là sự công nhận chính thức của Nhà nước về sự hợp pháp của làng và là sự minh chứng cho quá trình khai phá khá sớm của vùng đất này. Vào nửa cuối thế kỷ XIX, do có hai tên Pháp bị nghĩa quân tiêu diệt tại khu vực đình nên ngôi đình bị thực dân Pháp thiêu hủy. Đến năm 1914, những người dân làng Hòa Điều đã cùng nhau trùng kiến lại ngôi đình kiên cố với quy mô khá lớn, có đến 80 cột gỗ. Tính đến nay, ngôi đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, lớn nhất là vào năm 2008 khi một người con của vùng đất cách mạng, được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng – bà Châu Thị Hạnh (con liệt sĩ Châu Văn Bảy và bà Trần Thị Út) đã đóng góp kinh phí cùng vận động nhiều mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh khởi công trùng kiến lại đình Hòa Điều có diện tích 134m2 với kiểu dáng Tứ trụ truyền thống của đình làng Nam Bộ. Tuy nhiên, ngôi đình cũ vẫn được giữ nguyên ở vị trí ban đầu. 
Ngôi đình cũ vẫn còn được giữ nguyên ở vị trí ban đầu Như bao ngôi đình làng khác ở Nam Bộ nói chung, ở Long An nói riêng, hàng năm tại đình Hòa Điều tổ chức 5 lễ hội cổ truyền với ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, xua đuổi tà khí, dân làng có cuộc sống ấm no hạnh phúc như lễ Tống phong, lễ Kỳ yên, lễ Hạ điền, lễ Cầu bông, lễ Chạp Miễu. Trong đó, lễ Kỳ yên diễn ra vào tháng 3 âm lịch được tổ chức long trọng nhất.

Bàn thờ Thần ở gian giữa của ngôi đình Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đình Hòa Điều nằm trong vùng căn cứ cách mạng nên nơi đây diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương. Trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đình Hòa Điều không chỉ là nơi được chọn làm địa điểm hoạt động của lực lượng Thanh niên Tiền phong, tổ chức các lớp bình dân học vụ mà đình còn là nơi chôn giấu cờ Tổ Quốc, cờ Đảng và nhiều tài liệu cách mạng; nơi đặt trạm gác bí mật nhằm bảo vệ các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và là địa điểm hội họp thường xuyên của Ủy ban Kháng chiến hành chính xã Hòa Phú phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng nhằm củng cố và xây dựng lực lượng, chống địch hiệu quả, góp phần vào thắng lợi chung của địa phương nói riêng, của cả nước nói chung. Trong 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đình Hòa Điều là căn cứ lõm của Tỉnh ủy Long An, Thị ủy và Thị đội Tân An; nơi trú đóng, tập kết quân của lực lượng vũ trang; nơi chôn giấu vũ khí cho chiến dịch Mậu Thân (1968). Ngoài ra, đình Hòa Điều còn được chọn làm nơi xây dựng nhiều hầm bí mật bảo vệ các đồng chí cán bộ, đảng viên khi về đây hoạt động cách mạng. Với những giá trị lịch sử tiêu biểu, đình Hòa Điều đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 15/01/2010./. Hồng Nhung
| 07/07/2021 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | ĐÌNH ĐỨC HÒA - NƠI LƯU GIỮ NHIỀU GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC | ĐÌNH ĐỨC HÒA - NƠI LƯU GIỮ NHIỀU GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC | | Đình Đức Hòa tọa lạc tại khu phố 3, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa từ lâu nổi tiếng là ngôi đình cổ của vùng đất Long An nói riêng và vùng đất phương Nam nói chung. Được xây dựng từ khá sớm (năm 1818), Đình Đức Hòa không chỉ là cơ sở văn hóa tín ngưỡng, là "nhân chứng" cho quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Đức Hòa mà đây còn là nơi lưu giữ nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Do đó, Đình Đức Hòa đã chính thức được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 20/01/2020. 
Bằng xếp hạng di tích lịch sử Đình Đức Hòa Như bao ngôi đình làng khác trên vùng đất Nam Bộ, sau khi thôn Đức Hòa được hình thành và người dân đã ổn định cuộc sống, họ cùng nhau xây dựng nên Đình Đức Hòa làm nơi cố kết cộng đồng, gửi gắm niềm tin, ước vọng về một cuộc sống an cư, lạc nghiệp nơi vùng đất mới. Trong đình thờ Thành hoàng bổn cảnh, theo quan niệm của người Việt, đây là vị thần cai quản một vùng đất, bảo hộ cuộc sống bình yên của dân làng khỏi dịch bệnh, thiên tai, tránh thú dữ, giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi... Ngày 29/11/1852, vua Tự Đức đã sắc phong cho Thành hoàng bổn cảnh thôn Đức Hòa mỹ hiệu "Quảng hậu Chính trực Hựu thiện Đôn ngưng Chi Thần" và cho phép dân làng tiếp tục phụng thờ. Việc sắc phong thần cho thôn Đức Hòa là sự công nhận chính thức của Nhà nước về vị Thành hoàng, cũng như là sự công nhận hợp pháp của làng Đức Hòa. Hiện nay, đình Đức Hòa vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn sắc thần này và đây được xem là tư liệu quý giá vừa có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa, vừa phục vụ cho công tác nghiên cứu cổ văn Hán tự. Ngoài ra, các tác phẩm điêu khắc gỗ như khánh thờ, hoành phi, câu đối... là những hiện vật vô giá phản ánh nét đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống, mang đậm phong cách trang trí nội thất đình, chùa ở Nam Bộ thế kỷ XIX, có giá trị về niên đại, mỹ thuật và tư liệu Hán - Nôm hiện vẫn còn được lưu giữ trong đình. 
Đình Đức Hòa Đình Đức Hòa ban đầu được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 2 hecta do vợ chồng ông Nguyễn Văn Lõi, quê gốc ở miền Trung, vào phương Nam lập nghiệp, định cư ở vùng đất Đức Hòa hiến cúng. Sau khi mất, ông được tôn làm tiền hiền và phụng thờ tại đình. Hiện nay, diện tích của mảnh đất nơi đình Đức Hòa tọa lạc đã bị thu hẹp, chỉ còn 3.807m2, riêng diện tích đình khoảng 511m2 với lối kiến trúc "nội công, ngoại quốc", mặt chính diện quay về hướng Tây. Trong khuôn viên đình, từ cổng nhìn vào là bức bình phong, sân đình, võ ca, kế đến là tiền đường và chánh điện, phía sau là nhà bếp, hai bên gồm đông lang và tây lang. Khu vực phía sau võ ca và trước chánh điện là một khoảng sân thiên tỉnh, nhằm mục đích đưa ánh sáng tự nhiên vào nội thất đình. 
Khu vực sân thiên tỉnh trong Đình Đức Hòa Từ lúc được hình thành cho đến nay, đình Đức Hòa đã trở thành một cơ sở văn hóa tín ngưỡng, đáp ứng được nhu cầu tâm linh của người dân và trở thành một nét đẹp văn hóa trong cộng đồng địa phương. Hàng năm, tại đình Đức Hòa diễn ra 5 lễ hội truyền thống như lễ Thượng nguyên, lễ Kỳ yên, lễ Trung nguyên, lễ Hạ nguyên, lễ Thượng điền. Trong đó, lễ Kỳ yên được tổ chức long trọng nhất, thu hút đông đảo nhân dân và khách thập hương tề tựu về tham dự. Đại lễ Kỳ yên ở đình Đức Hòa ngoài việc thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ ơn thần đã ban cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt mà nó còn tạo sự cộng hưởng, gắn kết cộng đồng làng xã khi thu hút đông đảo bà con nhân dân tín tâm về đây thắp hương, lễ bái. 
Hàng năm, vào các dịp lễ bà con nhân dân tề tựu về đây thắp hương, lễ bái Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tại đình Đức Hòa đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương. Đặc biệt, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đình Đức Hòa là một trong những địa điểm diễn ra một số trận đánh ngay cạnh trung tâm đầu não của địch, tiêu diệt nhiều tên tay sai ác ôn, phá hủy nhiều đồn, bót và phương tiện chiến tranh của chúng, làm cho địch hoang mang cực độ; qua đó, củng cố niềm tin của quần chúng với cách mạng trong những năm tháng khó khăn nhất bởi sự càn quét, bắn phá ác liệt của Mỹ - Ngụy. 
Gian giữa thờ Thần trong khu vực chánh điện đình Đức Hòa Trải qua bao thăng trầm của thời gian, bao biến cố của lịch sử, tuy có một số thay đổi so với ban đầu nhưng đình Đức Hòa vẫn giữ được nét đẹp trong mắt của những người dân nơi đây. Đẹp trong lối kiến trúc cổ truyền, đẹp trong cả những truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt, nơi ghi nhớ công lao của ông cha, những bậc tiền hiền, hậu hiền đã đổ biết bao xương máu, hy sinh gian khổ để dựng nước. Bảo tồn và phát huy giá trị đình Đức Hòa, thế hệ hôm nay và mai sau không thể nào quên cội nguồn dân tộc, luôn lưu giữ truyền thống "uống nước nhớ nguồn" đến muôn đời sau./. Hồng Nhung
| 07/07/2021 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | RỪNG TRÀM BÀ VỤ - CĂN CỨ CÁCH MẠNG NỔI TIẾNG TRONG SUỐT NHỮNG NĂM TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN CỦA DÂN TỘC | RỪNG TRÀM BÀ VỤ - CĂN CỨ CÁCH MẠNG NỔI TIẾNG TRONG SUỐT NHỮNG NĂM TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN CỦA DÂN TỘC | | Địa danh Rừng Tràm Bà Vụ là một trong những vùng căn cứ nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta, thuộc quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An), trải dài trên một khu vực rộng lớn thuộc 4 xã Lương Hòa, An Thạnh, Tân Bửu và Tân Hòa. Ngày nay, địa điểm được chọn để xây dựng Di tích Rừng Tràm Bà Vụ tọa lạc tại xã Tân Hòa. Trở về quá khứ, xưa kia nơi Rừng Tràm Bà Vụ tọa lạc là một vùng đất hoang vu, tràm mọc thành rừng, khi những di dân người Việt đến đây đào kinh tháo chua, rửa mặn, khai hoang và lập thành làng xóm bên cạnh những con sông và kênh rạch chằng chịt thì nơi đây mới có người dân sinh sống. Khu vực này được gọi là Rừng Tràm Bà Vụ vì được gọi theo tên của con kênh Bà Vụ. Tương truyền rằng, lúc bấy giờ có một người phụ nữ đến đây sống bằng nghề buôn bán rượu ở đầu kênh và người ta gọi con kênh này là kênh Bà Rượu, lâu dần được đọc trại thành kênh Bà Vụ. 
Khu tái hiện Rừng Tràm Bà Vụ đang trong giai đoạn xây dựng Không chỉ được nằm trên vùng đất nổi tiếng với truyền thống đấu tranh cách mạng, Rừng Tràm Bà Vụ còn nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng, án ngữ phía Tây và Tây Nam Sài Gòn, cạnh Lộ 4 (nay là Quốc Lộ 1) và sông Vàm Cỏ Đông, từ đây, các cán bộ, chiến sĩ có thể dễ dàng tấn công Sài Gòn hay rút lui để cố thủ nhanh chóng và chặn đứng những đợt tấn công của địch xuống các tỉnh phía Tây. Ngoài ra, Rừng Tràm Bà Vụ còn nằm trong khu vực hành lang chiến lược nối liền chiến khu Miền Đông với khu căn cứ Đồng Tháp Mười và Đông Thành (Đức Huệ). Do đó, Rừng Tràm Bà Vụ nhanh chóng trở thành một căn cứ cách mạng bên cạnh Sài Gòn, được nhiều đồng chí lãnh đạo xây dựng cơ sở Đảng và các cơ quan đầu não trú đóng tại đây. Đồng thời, Rừng Tràm Bà Vụ còn là địa điểm tập kết quân thường xuyên của bộ đội ta để tiến hành đánh phá các đồn bót xung quanh và nhiều cuộc càn quét dã man của địch. Lúc bấy giờ, Rừng Tràm Bà Vụ cùng Láng Le - Bàu Cò đã tạo nên một khu căn cứ liên hoàn lừng danh, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Tiêu biểu là trận tấn công với quy mô lớn vào Rừng Tràm Bà Vụ của thực dân Pháp vào rạng sáng ngày 15/4/1948, hòng tiêu diệt cho bằng được vùng căn cứ quân sự đầu não của cách mạng, chiếm nơi đây làm bàn đạp đối phó với các khu vực lân cận đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng Tháp Mười. Trong trận này, chúng đã huy động nhiều tiểu đoàn chủ yếu thuộc lực lượng ứng chiến Âu Phi cùng pháo binh, không quân, 4 tàu đầu bằng, 15 xe tăng lội nước tấn công vào Láng Le - Bàu Cò. Lực lượng ta gồm Tiểu đoàn 924, Tiểu đoàn 308, Tiểu đoàn Ký Con, Tiểu đoàn 923 cùng du kích địa phương với ý chí chiến đấu mưu trí và kiên cường, quyết tâm đánh địch để bảo vệ an toàn cho khu căn cứ, đã đem lại một kết quả bi thảm cho thực dân Pháp với 300 tên bị tiêu diệt, hàng chục lính Âu Phi bị bắt, nhiều xe cơ giới bị bắn hư, ta thu được 80 khẩu súng, trong đó có 5 khẩu PM và một máy truyền tin. Chiến thắng này vang danh cả nước, đến nay còn lưu lại bài vè: "… Trận Láng Le, Tây khóc ngất Trận Tầm Vu, Tây mất ca-nông" Đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Rừng Tràm Bà Vụ không chỉ là nơi tập kết, trú đóng của các cán bộ, chiến sĩ cách mạng để tấn công Sài Gòn và tiêu diệt nhiều đồn bót của địch, mà đây còn là một trạm quân y, trạm trung chuyển vũ khí, lương thực từ căn cứ Ba Thu vào Sài Gòn và vùng Nam lộ 4 phục vụ cho công cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân ta. Trong suốt quãng thời gian 30 năm đấu tranh của dân tộc, Rừng Tràm Bà Vụ đã tồn tại và hoạt động hiên ngang trước mắt kẻ thù như một cái gai mà chúng không thể nào gỡ bỏ được. Để có thể đứng vững trong chính địa bàn hoạt động của kẻ thù, không chỉ nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự chiến đấu anh dũng của các cán bộ, chiến sĩ mà phần lớn là nhờ vào lòng yêu nước, thương nòi của bà con nhân dân nơi đây, họ không ngại hy sinh gian khổ đã hết lòng, hết dạ đùm bọc, che chở cho cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tô đậm thêm tình quân dân cá nước, góp phần khẳng định truyền thống "Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc" của vùng đất Long An anh hùng. Giờ đây, vùng đất hoang hóa tại khu vực Rừng Tràm Bà Vụ đã nhường chỗ cho nhiều loại cây phát triển kinh tế giúp nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Tại xã Tân Hòa, một khu đất rộng khoảng 10.000m2 đang được đầu tư xây dựng công trình tái hiện lại Khu căn cứ Rừng Tràm Bà Vụ năm nào, bao gồm các hạng mục nhà tưởng niệm, nhà trưng bày hiện vật, sân lễ, cột cờ, hàng rào, cây xanh… với tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh. Công trình này sẽ là điểm đến thu hút khách tham quan, nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt từng làm khiếp đảm quân thù, tiếp bước giữ vững truyền thống quyết chiến quyết thắng của ông cha ta cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau./. Hồng Nhung
| 22/07/2021 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | XÃ BÌNH HÒA ĐÔNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN “XÃ ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI” | XÃ BÌNH HÒA ĐÔNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN “XÃ ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI” | | Vừa qua, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Mộc Hóa đã tiến hành phúc tra về việc thực hiện xây dựng "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới" giai đoạn 2015 - 2020 đối với xã Bình Hòa Đông. Qua công tác phúc tra, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Mộc Hóa đã đề nghị Chủ tịch UBND huyện công nhận xã Bình Hòa Đông đạt danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới". 
Ông Trương Hải Đăng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mộc Hóa trao quyết định công nhận xã Bình Hòa Đông đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới Để danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới", thời gian qua Đảng bộ, chính quyền xã Bình Hòa Đông tích cực quan tâm đến đời sống, tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế văn hóa, ổn định đời sống xã hội và nỗ lực hoàn thành tốt các tiêu chí theo Thông tư 17 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nổi bật như có trên 97% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 4/4 ấp được công nhận đạt chuẩn ấp văn hóa; vận động tặng 3.458 phần quà khoảng 1 tỷ đồng cho người nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm, tính đến cuối năm 2020 còn 9/1.045 hộ, chiếm tỷ lệ 0,86%; tỷ lệ lao động có việc làm tại xã đạt 88,15%, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt trên 50 triệu đồng/năm. Hàng năm, Ban Vận động các ấp đưa ra nhân dân thảo luận đóng góp xây dựng quy ước trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và được UBND huyện phê duyệt, trong đó có quy định tổ chức việc cưới, tang, lễ hội gọn nhẹ, tùy theo hoàn cảnh gia đình. Các mô hình trong phòng chống tội phạm và vi phạm trật tự an toàn xã hội tiếp tục được triển khai thực hiện tốt và phát huy hiệu quả, nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác tội phạm như huy động lực lượng, phối hợp chốt chặn phòng chống tội phạm trên tuyến giao thông đường bộ, gặp gỡ, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật theo tiêu chí 1 + 5, mô hình camera, mô hình đoạn đường an toàn giao thông. Để giữ vững danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới", Đảng bộ, chính quyền các cấp của xã đã đề ra các chỉ tiêu thực hiện trong thời gian tới như đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; huy động mọi nguồn lực nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; chú trọng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân chung tay thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./. Phòng VH và TT Mộc Hóa
| 07/07/2021 11:00 SA | Đã ban hành | Approved | | KHU TƯỞNG NIỆM CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TIỂU ĐOÀN 263 HY SINH TRONG TRẬN CẦU VÁN NGÀY 03/5/1968 | KHU TƯỞNG NIỆM CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TIỂU ĐOÀN 263 HY SINH TRONG TRẬN CẦU VÁN NGÀY 03/5/1968 | | Di tích lịch sử Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trong trận Cầu Ván ngày 03/5/1968 hiện tọa lạc tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành là nơi ghi dấu quá trình chiến đấu kiên cường, dũng cảm và gương hy sinh oanh liệt, cao cả của các cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263, Quân khu 8. Nơi đây còn thể hiện tấm lòng biết ơn của thế hệ hôm nay đối với những người đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 
Bằng xếp hạng di tích lịch sử Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trong trận Cầu Ván ngày 3/5/1968 Tiểu đoàn 263 thuộc Trung đoàn 2, Quân khu 8 được thành lập vào ngày 16/11/1963 tại xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trên cơ sở sáp nhập Đại đội 295, Quân khu 8 và ba đại đội bộ binh của ba tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Long An. Ngoài ra, Tiểu đoàn 263 còn được bổ sung các lực lượng trợ chiến gồm: Đại đội DKZ, Đại đội 212 công binh, Đại đội 502, Trung đội 122 thông tin, Phân đội phẩu thuật của Quân khu 8 và lực lượng được điều động từ các huyện của tỉnh Bến Tre. Trong quá trình chiến đấu, Tiểu đoàn 263 đã tham gia nhiều trận đánh, lập được nhiều chiến công vang dội, tiêu diệt hàng ngàn tên địch và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Tiêu biểu là trận tập kích sân bay Thân Cửu Nghĩa (Tiền Giang) vào năm 1965, trong trận này Tiểu đoàn 263 đã tiêu diệt gọn Tiểu đoàn 32 Biệt động quân, phá hủy 28 xe quân sự, bắn rơi 4 máy bay, đốt cháy 01 kho xăng, 01 kho đạn, tiêu diệt và làm bị thương trên 400 tên địch, thu trên 200 súng các loại và nhiều chiến lợi phẩm. Cuối tháng 4/1968, Tiểu đoàn 263 tham gia trận đánh và chiến thắng vẻ vang tại xã An Thanh Thủy và thị xã Gò Công, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Ngày 02/5/1968, trên đường trở về căn cứ, Tiểu đoàn 263 tiếp tục tập kích, tiêu diệt 02 đại đội biệt kích tại xã Quơn Long, Chợ Gạo. Ngày 03/5/1968, Tiểu đoàn trên đường chuyển quân về căn cứ, đến địa bàn ấp Cầu Ván, xã An Lục Long, quận Bình Phước (nay là huyện Châu Thành) thì trời sáng, không thể qua lộ Long Trì để về xã Đăng Hưng Phước (Tiền Giang) nên buộc phải tạm dừng chân đóng quân từ Ao Miểu đến gò Trâm Bầu nhưng bị địch phát hiện. Chúng đưa 01 đại đội bảo an càn quét vào khu vực đóng quân của tiểu đoàn nhưng bị ta tiêu diệt gần cả đại đội, chỉ một số tên chạy thoát. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, chúng huy động Trung đoàn 11 thuộc Sư đoàn 7 ngụy kết hợp với không quân, pháo binh, xe tăng tiến thẳng vào khu vực đóng quân của tiểu đoàn. Tuy hỏa lực của địch rất mạnh với nhiều vũ khí tối tân, quân số hơn hẳn lực lượng ta gấp nhiều lần, nhưng các cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 đã chiến đấu anh dũng, kiên cường với khí phách mạnh mẽ, chống trả quyết liệt đến viên đạn cuối cùng, đến khi sức cùng lực kiệt. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của các cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 là biểu tượng sáng ngời, để lại một ấn tượng sâu sắc không chỉ trong lòng người dân mà còn là sự khâm phục chân thành từ đáy lòng bọn lính Mỹ. Lý lịch di tích Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trong trận Cầu Ván ngày 03/5/1968, có đoạn viết về đồng chí Bảy Tuấn - Đại đội trưởng Đại đội 2: "khi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đồng chí bị địch bắt. Tên cố vấn Mỹ yêu cầu đồng chí Tuấn đầu hàng sẽ giữ được mạng sống. Với ý chí kiên cường, bất khuất, đồng chí Tuấn không hề khuất phục trước họng súng quân thù, địch bắn đồng chí tại chỗ. Tên cố vấn Mỹ khâm phục lòng quả cảm của đồng chí Tuấn, liền gắn Huân chương Anh dũng bội tinh lên ngực đồng chí (Anh dũng bội tinh là huân chương cao nhất của quân đội Mỹ)". Trong trận này, số cán bộ chiến sĩ hy sinh trên 100 đồng chí, trong đó có 10 chiến sĩ nữ tuổi đời còn trẻ, là những người con của quê hương Long An, Tiền Giang và Bến Tre, nay đã được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành. Để tưởng nhớ những cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, nhân dân địa phương lập miếu thờ và hương khói hàng đêm. Hàng năm, nhằm che mắt quân thù, người dân địa phương đã tổ chức lễ giỗ cho các liệt sĩ vào ngày mùng 7 tháng 4 âm lịch. Năm 1998, được sự hỗ trợ kinh phí của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã An Lục Long đã xây dựng Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại vị trí mộ tập thể năm xưa (khu vực Ao Miểu và gò Trâm Bầu), hàng năm đều tổ chức lễ giỗ long trọng, nhân dân tham dự khá đông, một số cơ quan chức năng và thân nhân liệt sĩ các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre cũng về tham dự, thắp hương tưởng nhớ và tri ân anh hùng liệt sĩ. Tuy nhiên, do khuôn viên nhà tưởng niệm còn nhỏ hẹp, nên đến năm 2020, Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trong trận Cầu Ván đã được nâng cấp mở rộng với diện tích hơn 6.000m2. Công trình gồm các hạng mục xây mới Đền tưởng niệm, cải tạo bia liệt sĩ, cải tạo nhà tưởng niệm thành ngôi mộ gió, hàng rào, san lắp mặt bằng… với tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng, từ nguồn vốn xã hội hóa và ngân sách Nhà nước. Công trình là một hành động thiết thực của thế hệ hôm nay nhằm tưởng nhớ và tri ân thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ, luôn khắc sâu đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc./. Hồng Nhung
| 22/07/2021 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DANH HIỆU “XÃ ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI”, “PHƯỜNG ĐẠT CHUẨN VĂN MINH ĐÔ THỊ” | THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DANH HIỆU “XÃ ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI”, “PHƯỜNG ĐẠT CHUẨN VĂN MINH ĐÔ THỊ” | | Thực hiện Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới"; Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận "Phường đạt chuẩn văn minh đô thị", "Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị"; Công văn số 6094/UBND-VHXH ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh về việc tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí "Xã đạt tiêu chí văn hóa nông thôn mới". Hiện nay, trên địa bàn thị xã Kiến Tường có 8/8 xã, phường được công nhận danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới", "Phường đạt chuẩn văn minh đô thị". Nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới", "Phường đạt chuẩn văn minh đô thị" trên địa bàn thị xã, đồng thời góp nhần cho việc công nhận lại danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới", "Phường đạt chuẩn văn minh đô thị" giai đoạn 2016 - 2021, UBND thị xã đã ban hành văn bản yêu cầu UBND các xã, phường căn cứ theo nội dung kiểm tra của Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) thị xã trong năm 2020, phấn đấu nâng chất các chỉ tiêu đã đạt cao; phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan của các tiêu chí đạt nhưng chưa cao như hoạt động của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng, xe lấn chiếm lòng lề đường, an ninh trật tự, nhất là tiêu chí vệ sinh môi trường, rác thải trên địa bàn để có hướng tập trung lãnh đạo thực hiện nâng cao chất lượng. Đồng thời, chỉ đạo Ban Chỉ đạo phong trào hoạt động thường xuyên, liên tục, phân công nhiệm vụ từng thành viên; phân công chịu trách nhiệm đối với từng tiêu chí cụ thể. Kịp thời báo cáo thành viên Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH thị xã phụ trách xã, phường và UBND thị xã những khó khăn, vướng mắc cần có sự hỗ trợ, chỉ đạo của cấp trên để đến cuối năm 2021 đạt kết quả cao. Riêng UBND Phường 1, Phường 2 và xã Thạnh Hưng cần tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, củng cố hồ sơ đến cuối năm 2021 tiếp đoàn kiểm tra công nhận lại danh hiệu (giai đoạn 2016 - 2021). 
Bà Nguyễn Thị Lụa, Phó Chủ tịch UBND thị xã trao quyết định công nhận danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới" UBND thị xã yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH thị xã triển khai thực hiện các nội dung của phong trào theo nhiệm vụ được phân công gắn với thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức. Các thành viên được phân công phụ trách xã, phường theo dõi, kiểm tra các tiêu chí của danh hiệu để kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc cho UBND thị xã để có sự chỉ đạo kịp thời./. Thanh Trao
| 09/08/2021 1:00 CH | Đã ban hành | Approved | | NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DANH HIỆU “CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG | NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DANH HIỆU “CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG | | Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là một trong những phong trào thi đua thiết thực, góp phần đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH), là chủ trương quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trên nền tảng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những năm qua, phong trào xây dựng "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" trên địa bàn thị xã Kiến Tường được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng thực hiện và đã đạt nhiều kết quả thiết thực. Phong trào cũng đã thúc đẩy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thi đua lao động sản xuất, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nâng cao ý thức làm chủ tập thể, xây dựng cuộc sống văn minh lành mạnh, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu chung về kinh tế, chính trị, xã hội của thị xã. 
Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn thị xã Kiến Tường Hàng năm, Liên đoàn Lao động thị xã Kiến Tường phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã tham mưu Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH thị xã hướng dẫn quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ bình xét và công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa để triển khai tới các cấp công đoàn và công nhân viên chức lao động. Đến nay, toàn thị xã có 82/84 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 97,6%, góp phần nâng cao chất lượng phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp còn lúng túng trong việc phối hợp triển khai thực hiện xây dựng danh hiệu. Nhằm nâng cao chất lượng danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" trên địa bàn thị xã trong thời gian tới, đồng thời cuối năm đề nghị tỉnh phúc tra công nhận lại (5 năm) cho 69 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn thị xã đạt kết quả tốt, Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH thị xã đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động thị xã phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia xây dựng danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa". Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phối hợp với công đoàn của đơn vị mình thực hiệu các tiêu chí xây dựng danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa". Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tham mưu Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH trình Chủ tịch UBND thị xã công nhận lần đầu cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, sau khi đăng ký hai năm trở lên; đề nghị Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh xét duyệt và trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận lại đối với danh hiệu sau 5 năm công nhận. Phấn đấu đến cuối năm 2021, thị xã có 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, trong đó có 69/69 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được tỉnh công nhận lại danh hiệu (giai đoạn 2017 - 2021), đạt tỷ lệ 100%. Năm 2021, ngoài việc yêu cầu Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh thị xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và ngoài xã hội các tiêu chuẩn công nhận "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; nêu gương các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt trong việc xây dựng danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa"; tuyên truyền thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, đề nghị các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã thực hiện các tiêu chí theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Chương II Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Qua đó, chuẩn bị, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" lần đầu và công nhận lại danh hiệu (giai đoạn 2017 – 2021). Qua đó, Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH thị xã đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thị xã tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan thực hiện để phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên địa bàn thị xã ngày càng đạt chất lượng cao./. Thanh Trao
| 09/08/2021 1:00 CH | Đã ban hành | Approved | | CẦN ĐƯỚC XÂY DỰNG 17 TUYẾN ĐƯỜNG “SÁNG - XANH - SẠCH - AN TOÀN - VĂN MINH” | CẦN ĐƯỚC XÂY DỰNG 17 TUYẾN ĐƯỜNG “SÁNG - XANH - SẠCH - AN TOÀN - VĂN MINH” | | Với quyết tâm đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh cũng như đảm bảo môi trường cảnh quan xanh – sạch – đẹp trên các tuyến đường, trong năm 2021, huyện Cần Đước phát động và xây dựng các tuyến đường "Sáng - Xanh - Sạch - An toàn - Văn minh" trên địa bàn huyện. 
Đường 826 khu vực xã Long Hòa Các tuyến đường "Sáng - Xanh - Sạch - An toàn - Văn minh" được huyện chỉ đạo thực hiện ở 17 xã, thị trấn trong huyện. Từng xã, thị trấn chọn 01 tuyến đường làm điểm và tập trung thực hiện 04 nội dung chính là giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xây dựng; quản lý chăm sóc cây xanh dọc các tuyến đường và tuyên truyền trực quan, mỹ quan, văn minh đường phố. Mỗi tuyến đường kiểu mẫu được chọn thực hiện theo tiêu chuẩn đường văn minh đô thị, tăng cường công tác đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh môi trường, trong đó chú trọng thu gom rác, lắp đặt thùng chứa rác đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan, thuận lợi cho người dân sử dụng. Song song đó, các xã, thị trấn quản lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường, treo biển quảng cáo sai quy định. Ngoài ra, việc trồng cây xanh và quản lý chăm sóc cây, có kế hoạch quản lý, thay thế những cây không phù hợp. 
Đường giao thông nông thôn ấp 4, xã Tân Trạch Để phát huy hiệu quả và tạo sự chuyển biến tích cực từ các tuyến đường được chọn thực hiện, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy cao vai trò tổ chức, dẫn dắt của Ban Vận động ấp, khu phố và ý thức trách nhiệm của từng hộ gia đình trong quá trình thực hiện. Đồng thời, các đơn vị được phân công đảm nhận có kế hoạch cụ thể tuyên truyền vận động đến địa bàn dân cư và các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị; nâng cao tính tự giác của mỗi tập thể, cá nhân, nâng cao năng lực quản lý trong việc xây dựng tuyến đường kiểu mẫu, xây dựng đời sống văn hóa. Việc xây dựng 17 tuyến đường "Sáng - Xanh - Sạch - An toàn - Văn minh" được huyện Cần Đước chỉ đạo quyết liệt lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước./. Cẩm Tú – Hồng Phong
| 27/09/2021 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | NÂNG CHẤT CÔNG TÁC BÌNH XÉT, CÔNG NHẬN DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”, “ẤP, KHU PHỐ VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG | NÂNG CHẤT CÔNG TÁC BÌNH XÉT, CÔNG NHẬN DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”, “ẤP, KHU PHỐ VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG | | Xây dựng "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa" là một trong những nội dung quan trọng, cốt lõi của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Phong trào được cấp ủy, chính quyền quan tâm, chỉ đạo toàn diện, có hiệu quả tạo bước chuyển mới, góp phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở. Đến nay, phong trào đã phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng; toàn thị xã có lệ 97,85% hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", 100% ấp, khu phố đạt danh hiệu "Ấp, khu phố văn hóa". Công tác xây dựng danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa" đã được các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng mạnh mẽ; góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn, đô thị và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân. Đời sống văn hóa tinh thần của các gia đình không ngừng được nâng cao; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở các ấp, khu phố phát triển mạnh mẽ; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội thực hiện và duy trì tốt. Tuy nhiên, qua kiểm tra ở một vài ấp, khu phố vẫn còn tình trạng bình xét đánh giá chưa thực chất, chưa đúng với thực tế, có nơi vẫn còn tình trạng vi phạm về trật tự xã hội, vệ sinh môi trường, cảnh quan tại hộ gia đình, dịch vụ văn hóa tại ấp, khu phố. Tuy xét đạt với số điểm công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa" nhưng vẫn còn một số tiêu chí xảy ra phổ biến như còn có hộ dân ít treo cờ Tổ quốc trong các ngày lễ, tết, những sự kiện trọng đại của đất nước và của tỉnh; rác thải sinh hoạt ven các trục đường giao thông; các biển quảng cáo rao vặt ven đường gây mất vẻ mỹ quan; tệ nạn xã hội, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường… Để việc công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa" trong thời gian tới được đảm bảo, đúng thực chất, Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" thị xã đã ban hành công văn yêu cầu Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa" các xã, phường tổ chức bình xét, công nhận danh hiệu "Gia đình văn hoá" và bình xét, đề nghị UBND thị xã công nhận danh hiệu "Ấp, khu phố văn hóa" năm 2021 theo đúng nội dung Nghị định 122/2018/NĐ-CP ngày 17/8/2018 của Chính phủ; quan tâm chất lượng, quy trình bình xét danh hiệu văn hóa phải đúng thực chất, đúng quy trình, không chạy theo thành tích mà gây ảnh hưởng đến chất lượng danh hiệu. Để được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa" thì các gia đình, các ấp, khu phố phải đạt các tiêu chí và cùng số điểm theo quy định tại Công văn 848/VHCS-NSVH ngày 30/11/2018 của Cục Văn hóa cơ sở; đồng thời không bị vướng các tiêu chí liệt không công nhận theo quy định tại Nghị định 122/2018/NĐ-CP ngày 17/8/2018 của Chính phủ, nhất là các tiêu chí hiện còn xảy ra vi phạm phổ biến như: - Đối với danh hiệu "Gia đình văn hóa" cần chú ý các tiêu chí: Một là, các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập. Hai là, treo cờ Tổ quốc trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định. Ba là, thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định. Bốn là, không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định. Năm là, tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức. - Đối với danh hiệu "Ấp, khu phố văn hóa" cần chú ý các tiêu chí: Một là, thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của tỉnh. Hai là, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh. Ba là, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh; có điểm đọc sách phục vụ cộng đồng; thực hiện tốt công tác hòa giải. Bốn là, có nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của khu dân cư. Năm là, hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Sáu là, nhà ở, công trình công cộng, nghĩa trang phù hợp quy hoạch của địa phương. Bảy là, có địa điểm bố trí vị trí quảng cáo rao vặt. Tám là, có điểm thu gom rác thải. Chín là, đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự. Đồng thời, yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" thị xã kịp thời chỉ đạo, thực hiện việc đánh giá xét công nhận đúng thực chất các danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa" để cơ sở thấy rõ tiêu chí chưa đạt mà tập trung khắc phục. Tăng cường kiểm tra thường xuyên, nhất là danh hiệu "Gia đình văn hóa". Trong quá trình kiểm tra, phúc tra danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa" nếu thấy có vi phạm quy định thì phải yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã thu hồi quyết định công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa" hoặc nếu không đủ điều kiện công nhận "Ấp, khu phố văn hóa" thì không tham mưu UBND thị xã công nhận./. Thanh Trao
| 13/08/2021 11:00 SA | Đã ban hành | Approved | | GÒ GÒN - ĐỊA CHỈ ĐỎ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC | GÒ GÒN - ĐỊA CHỈ ĐỎ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC | | Gò Gòn tọa lạc tại xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, trước kia là một gò đất cao nằm ở vùng rìa Đồng Tháp Mười. Theo lời kể của các bô lão địa phương, vào khoảng thế kỷ thứ XVIII, khi những cư dân đầu tiên đến vùng đất này khai hoang lập ấp, đã thấy một gò đất cao ráo giữa cánh đồng trũng thấp, đỉnh gò có một cây gòn cổ thụ, tàn lá xum xuê, 3 người ôm không xuể. Vì thế, họ đã đặt tên gò đất này là Gò Gòn, địa danh ấy được lưu truyền cho đến ngày nay. 
Nhà bia chiến thắng Gò Gòn trong Khu di tích lịch sử Gò Gòn Gò Gòn còn là một di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hóa Óc Eo (thế kỷ II đến thế kỷ VI, VII sau công nguyên). Năm 1989, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 2 phế tích kiến trúc cổ thuộc loại hình kiến trúc đền tháp Ấn Độ giáo tại Gò Gòn. Phát hiện này cho thấy vùng đất nơi đây đã có lịch sử từ lâu đời. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Gò Gòn - huyện Tân Hưng ngày nay thuộc địa bàn Vùng 8 của tỉnh Kiến Tường. Ngày 28/01/1960, phong trào Đồng Khởi bùng nổ và lan rộng khắp các vùng thuộc tỉnh Kiến Tường. Tại Vùng 8, Tỉnh ủy Kiến Tường chủ trương đưa đơn vị 402 cơ động tỉnh về phối hợp với đơn vị 408 đang hoạt động tại chỗ, tìm cách tiêu diệt bọn bảo an, dân vệ trong vùng, trừ khử những tên địa chủ ác ôn, đồng thời đột nhập vào các khu trù mật, khu dinh điền hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá khu gom dân của địch, giành quyền làm chủ ở cơ sở. Khoảng 4 giờ sáng ngày 02/02/1960, một tiểu đội thuộc đơn vị 408 phục kích sẵn tại sân lúa của tên địa chủ ở ấp Ba Gò, xã Hưng Điền chặn đánh một tiểu đội bảo an từ Sông Trăng kéo sang, diệt và thu được vũ khí một tên địch. Sau đó, đơn vị 408 rút về phối hợp với đơn vị 402 đang phục kích ở đường Xe, ấp Kinh để chặn đánh bọn địch đi tiếp viện. Khi địch lọt vào trận địa, quân ta nổ súng diệt 8 tên, thu 7 khẩu súng. Sau hai trận đánh trên, quân ta rút về đóng tại Gò Gòn (lúc này thuộc xã Vĩnh Thạnh). Khoảng 7 giờ sáng ngày 03/02/1960, Ban Chỉ huy đơn vị 402 và 408 đang họp bàn rút kinh nghiệm các trận đánh thì nhận được tin của trinh sát báo rằng địch đang đổ quân vào Gò Gòn tìm diệt lực lượng ta. Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy trận đánh cấp tốc thành lập, gồm các đồng chí Lê Văn Hiền - Chỉ huy trưởng, Hà Tây Giang - Chính trị viên, Huỳnh Nho - Chỉ huy phó. Lực lượng tham gia trận đánh gồm hơn 50 cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị 402, hơn 40 cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị 408 với cùng 2 tiểu đội du kích xã Vĩnh Thạnh. Trận địa phục kích được bố trí ở phía Nam Gò Gòn, lúc này lúa đã được gặt nên địa hình trống trải, bộ đội phải dùng cỏ, rơm khô để ngụy trang. Lực lượng của ta vừa bố trí đội hình xong thì địch xuất hiện ngay trước trận địa. Chờ cho địch vào cách trận địa 20m, đơn vị 408 phục kích tấn công chính diện, đơn vị 402 nổ súng đánh thọc sườn. Sau 15 phút chiến đấu, bộ đội, du kích đồng loạt xung phong truy kích địch đến Gò Rộc Chanh. Sau gần 3 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt 50 tên, bắn bị thương 70 tên, thu 39 súng, 5 máy thông tin PRC.10, bắt sống 21 tên (trong đó có tên đại úy tiểu đoàn trưởng). Sau này du kích và nhân dân còn thu nhặt được trên một trăm khẩu súng các loại do địch bỏ lại ở khu vực Gò Gòn. Như vậy, qua trận chiến Gò Gòn, quân ta đã tiêu diệt được tiểu đoàn chủ lực Ó Đen của ngụy và đánh tan tác đại đội bảo an của quận Tuyên Bình.
Sa bàn tái hiện trận Gò Gòn tại Khu di tích Chiến thắng Gò Gòn đã mở đầu cho cao trào Đồng Khởi (1960 - 1961) của nhân dân Đồng Tháp Mười nói chung và tỉnh Kiến Tường nói riêng, với sự nổi dậy và tiêu diệt hàng chục đồn của địch, phá tan 5 khu trù mật trong vùng và góp phần cùng toàn miền Nam đánh bại chiến lược " Chiến tranh một phía" của Mỹ - Diệm. Chiến thắng này đã góp phần viết nên trang sử vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của quân và dân ta trong suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Với ý nghĩa lịch sử ấy, Gò Gòn đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử tại Quyết định số 499/QĐ.UB ngày 27/02/1997.
Du khách tham quan Khu di tích lịch sử Gò Gòn Năm 2003, nhằm ghi dấu chiến công oanh liệt của quân, dân Kiến Tường và góp phần tạo dựng cho vùng đất Đồng Tháp Mười anh dũng một công trình văn hóa có ý nghĩa về giáo dục truyền thống yêu nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Hưng đã đầu tư kinh phí xây dựng Bia chiến thắng Gò Gòn. Năm 2012, Khu di tích lịch sử Gò Gòn tiếp tục được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 13 tỷ đồng và ngân sách huyện 1,5 tỷ đồng. Ngày 20/01/2022, huyện Tân Hưng đã tổ chức Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử Gò Gòn nhằm chính thức đưa công trình vào sử dụng, phát huy giá trị di tích.
Một góc trưng bày trong Nhà truyền thống - Khu di tích lịch sử Gò Gòn Từ khi được đưa vào hoạt động, Khu di tích lịch sử Gò Gòn đã trở thành một địa chỉ đỏ, một điểm đến không thể bỏ qua trong những buổi về nguồn, những chuyến tham quan, tìm hiểu về lịch sử của các em học sinh, thanh niên, các cựu chiến binh, cán bộ lão thành cách mạng trong và ngoài tỉnh khi đến vùng đất Tân Hưng giàu truyền thống cách mạng. Trong tâm thức của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Long An, Khu di tích lịch sử Gò Gòn không chỉ là chứng tích cho những đóng góp lớn lao về sức người, sức của của người dân Đồng Tháp Mười đối với cách mạng, nơi ghi dấu chiến công oai hùng của ông cha trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn là nơi thể hiện lòng tri ân, thành kính, tinh thần tự hào dân tộc của thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sĩ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./. Hồng Nhung
| 27/06/2022 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | THÀNH PHỐ TÂN AN: KHÁNH THÀNH VỎ CA ĐÌNH XUÂN SANH | THÀNH PHỐ TÂN AN: KHÁNH THÀNH VỎ CA ĐÌNH XUÂN SANH | | Sáng 14/7/2022, Phường 6, thành phố Tân An tổ chức Lễ khánh thành vỏ ca Đình Xuân Sanh nhân dịp Lễ Hạ điền năm Nhâm Dần 2022. 
Cổng đình Đình Xuân Sanh Đình Xuân Sanh tọa lạc tại khu phố Xuân Hòa 2, Phường 6, thành phố Tân An, là một ngôi đình được xây dựng khoảng nửa đầu thế XIX, có tên gọi nguyên thủy là Đình Xuân Sanh. Đình là nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trước năm 1970, đình thuộc xã Lợi Bình Nhơn, quận Thủ Thừa, tỉnh Long An. Năm 1999, một phần địa giới hành chính của xã Lợi Bình Nhơn được tách ra thành lập Phường 6, thành phố Tân An. Tổng thể kiến trúc đình hình chữ công, gồm 3 gian nhà vuông nối tiếp nhau theo thứ tự là vỏ ca, đình chánh và nhà bếp. Cách xây dựng, bố trí điện thờ và trang trí bên trong ngôi đình phần lớn cũng giống như các ngôi đình làng cổ khác ở Tân An và Nam Bộ. Đặc biệt, đình còn lưu giữ 2 sắc thần của Vua Thiệu Trị và Vua Tự Đức phong tặng vào năm 1845 và 1852. Là một thiết chế văn hóa của làng xã Việt Nam nói chung và thành phố Tân An nói riêng, Đình Xuân Sanh đảm nhận chức năng là nhà công cộng của làng, là nơi hội họp, lễ hội, theo đó, đảm nhận chức năng hành chính xã hội của làng xã thời phong kiến. Hằng năm, đình tổ chức 3 lễ hội chính, đó là Lễ Kỳ yên (16 tháng 12 âm lịch), Lễ Cầu bông (12 tháng 10 âm lịch) và Lễ Hạ điền (16 tháng 6 âm lịch). Năm 2014, phần chính điện của đình được tái thiết; đến năm 2020, phần vỏ ca (gian trước) và năm 2022, cổng đình được xây dựng mới. Trong đó, tổng kinh phí xây dựng phần vỏ ca là 739 triệu đồng và cổng đình là 300 triệu đồng.
Vỏ ca được xây dựng mới, khánh thành và đưa vào sử dụng Tại buổi lễ khánh thành, Phó Chủ tịch UBND Phường 6 - Mai Hùng Vương bày tỏ lòng tri ân đối với các thế hệ tiền bối đã sáng tạo, gìn giữ và để lại cho thế hệ sau di sản văn hóa vật chất, tinh thần quý báu. Đồng thời, ông cũng cảm ơn các mạnh thường quân đã ủng hộ kinh phí xây dựng vỏ ca và cổng đình trong thời gian qua. Ông mong muốn các mạnh thường quân sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ kinh phí để xây dựng thêm phần nhà hậu và nhà ăn đang bị xuống cấp. Với những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời, Đình Xuân Sanh được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2749/QĐ-UBND ngày 30/10/2007./. Phòng VH và TT Tân An
| 15/07/2022 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | SƯU TẬP NHẠC CỤ CỦA NHỮNG NGHỆ NHÂN - NHẠC SƯ, NHẠC SĨ TÀI TỬ Ở LONG AN | SƯU TẬP NHẠC CỤ CỦA NHỮNG NGHỆ NHÂN - NHẠC SƯ, NHẠC SĨ TÀI TỬ Ở LONG AN | Đờn ca tài tử là một lọai hình nghệ thuật trình diễn dân gian, hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Nam tiến của dân tộc vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhạc tài tử có mặt ở khắp các tỉnh, thành Nam Bộ mà vùng Cần Đước - Long An là một trong những địa phương được xem là cái nôi của dòng âm nhạc truyền thống này. Nơi đây, đờn ca tài tử gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Quang Đại - một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn, trên đường xuôi Nam đã dừng chân tại đây và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò để rồi mỗi khi nhắc đến Cần Đước, giới đờn ca tài tử thường truyền tụng nhau câu ca: | “Tiếng đồn Cần Đước nổi danh Giai kìm, Quýnh gáo, Quế tranh, Lòng cò”. Đó là ngón đờn kìm thổn thức của nhạc sĩ Năm Giai 1, cái sâu lắng trong hơi trầm bởi tiếng đàn gáo của nhạc sĩ Năm Quýnh, sự réo rắt trong tiếng đàn tranh của nhạc sĩ Bảy Quế 2 và âm thanh ngân dài, vang xa trong tiếng đàn cò của nhạc sĩ Năm Lòng… đã một thời làm cho biết bao người phải nao lòng vì sự nỉ non, ưu buồn mỗi khi thưởng thức. Những nhạc sư - nghệ nhân, nhạc sĩ tài năng ấy không chỉ để lại cho đời những sản phẩm tinh thần vô giá mà còn có cả một gia tài nhạc cụ, là vật bất ly thân luôn gắn bó với họ trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật. Hiện nay, tại Bảo tàng Long An đang trưng bày và gìn giữ những nhạc cụ sử dụng trong nhạc lễ nhạc tài tử của những nghệ nhân - nhạc sư, nhạc sĩ tài tử ở Cần Đước, Cần Giuộc. Trong số đó gồm các loại như: - Đàn kìm của nghệ nhân - nhạc sĩ Phạm Hữu Hinh (Mười Út) 3. - Đàn cò của nghệ nhân- nhạc sư Trà Văn Giai (Năm Giai). - Đàn bầu, đàn tỳ bà của nghệ nhân - nhạc sư Đinh Văn Chiêu (Chín Chiêu) 4. - Đàn Ghi ta phím lõm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Út (Út Bù) 5. - Đàn tranh, Violon, kèn (đại - trung - tiểu), bồng, trống (chiên - cái - cơm), mõ sừng trâu, lố, mõ tốc, phệt, song loan, đẩu, bạc, mõ thầy tu của nghệ nhân, nhạc sư Nguyễn Văn Quế (Bảy Quế). - Đàn kìm, đàn cò của nhạc sĩ Bảy Hàm. Sưu tập trên tuy là con số chưa trọn vẹn nhưng nó gợi nhớ về cuộc đời làm nghệ thuật đáng trân trọng của bao thế hệ nghệ nhân - nhạc sư, nhạc sĩ tài tử đất phương Nam, cũng như giới đờn ca tài tử ở địa phương Cần Đước - Cần Giuộc (Long An) nói riêng. Nó như những nốt nhạc trầm bổng ngân vang, kéo giữ truyền thống một thời của cha ông giữa nhịp sống hiện đại ngày nay. Việc gìn giữ chúng tại Bảo tàng là góp phần bảo tồn nghệ thuật Đờn ca tài tử vừa được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tin chắc rằng, trong tương lai sưu tập này sẽ ngày một phong phú hơn để thế hệ trẻ có thể chiêm ngưỡng, trân trọng những nét văn hóa truyền thống của Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Long An - một lọai hình văn hóa nghệ thuật đã và đang tiếp tục phát triển và lan tỏ trong sinh họat văn hóa cộng đồng. Đỗ Thị Lan (Bảo tàng LA) | 22/10/2014 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | CÁ LÓC NƯỚNG CUỐN LÁ SEN NON – MÓN NGON VÙNG BƯNG BIỀN ĐỒNG THÁP MƯỜI | CÁ LÓC NƯỚNG CUỐN LÁ SEN NON – MÓN NGON VÙNG BƯNG BIỀN ĐỒNG THÁP MƯỜI | Một lần đến tham quan vùng Đồng Tháp Mười, được hòa mình vào không gian thiên nhiên của vùng sông nước Nam Bộ mà ở đó có những rừng tràm bạt ngàn xanh ngát, xa xa những đàn cò trắng kéo nhau về và đâu đó nghe thoang thoảng mùi hương của hoa thơm, cỏ dại… Ấn tượng nhất là những đóa sen đua nhau nở cùng những lá sen non cuốn tròn trên mặt nước…Một cảm giác thật dễ chịu với những ai thích sự yên tĩnh và dung dị của thiên nhiên nơi này. Ngồi trên thuyền, đưa tay ngắt một lá sen non, anh hướng dẫn viên bảo mọi người rằng đây là một sản vật của địa phương được ăn cùng với cá lóc nướng mà hương vị của nó đã làm cho nhiều thực khách sành ẩm thực đến đây phải “tương tự”! | Cá lóc nướng, cuốn với lá sen non món ăn có tự bao giờ ? phải chăng nó là một trong số những thức ăn dân dã có mặt trong những ngày đầu khai phá vùng đất phương Nam của lưu dân người Việt. Theo những ghi chép còn lưu giữ trong gia phả của một số dòng họ lớn ở Long An thì cá lóc nướng trui là một trong những thức cúng không thể thiếu trong ngày cúng Việc lề 1. Đó là một con cá lóc được để nguyên, không đánh vảy, đem nướng với lửa rơm được bày biện cùng với một số thức cúng khác đặt lên tấm đệm bàng hay chiếc chiếu lác trải trên đất để cúng trước sân nhà. 
Món cá lóc nướng được bày biện cùng các thức cúng khác trong ngày Cúng việc lề của họ Võ ở thị xã Kiến Tường

Món cá lóc nướng được bày biện cùng các thức cúng khác trong ngày Cúng việc lề của họ Đỗ ở huyện Châu Thành
Như vậy, cá lóc nướng trui là món ăn của vùng đất phương Nam trù phú đã có từ rất lâu, ngày nay nó là một trong những đặc sản quý của vùng đất bưng biền. Ăn cá lóc nướng cuốn lá sen non gợi nhớ về cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực của tổ tiên thời xưa đi khai hoang, mở đất: “Cháo ám đựng muỗng vùa, tiên tổ khai đường hậu thế Rơm đồng thui cá lóc, cháu con cảm đức tiền nhân” Thông qua tên gọi, cũng có thể hình dung được thành phần chính của món ăn gồm: cá lóc nướng và lá sen non. Theo kinh nghiệm dân gian, chọn cá lóc để nướng phải lựa những con cá đồng, có trọng lượng khoảng 800g đến 1kg thì vừa ăn, bởi thịt cá của những con này đang ở độ ngon nhất trong thời kỳ phát triển (thịt chắt, ngọt và ít xương). Tìm lá sen ở vùng Đồng Tháp Mười thì không khó. Nơi đây, tha hồ ngắt những lá sen non còn ngậm sương đêm, nhô lên mặt nước. Trước khi nướng, cho cá vào thau rồi rải đều một lớp muối hột lên trên và đậy kín lại. Một lúc sau, cá vùng vẫy sẽ sạch chất nhờn, rửa cá lại và tiến hành công đọan chế biến. Nướng cá cũng phải có chút ít kinh nghiệm nếu để quá lửa sẽ bị cháy khét mất đi vị thơm, ngọt của thịt cá. Có nhiều cách nướng cá: nướng trui hoặc nướng rơm nhưng dù nướng kiểu nào, cá cũng được nướng nguyên con, giữ lại bộ đầu lòng. Dùng một que tre, vót nhọn xiên từ miệng đến đuôi cá, quấn cá kín lại bằng hai ba lớp lá sen già rồi tiến hành nướng. Đợi khi lá sen cháy hết cũng là lúc cá chín. 
Cá lóc nướng rơm

Cá lóc nướng củi
Ăn cá lóc nướng cuốn lá sen non không thể thiếu nước chắm. Làm nước mắm me để chắm phải sử dụng nước mắm ngon, pha với đường, tỏi, ớt và me sao cho thơm ngon đậm đặc, vừa ăn, có thể chấm ngập cuốn cá mà vẫn vừa miệng. Sau khi bày biện rau, cá nướng, nước chắm lên bàn là ăn liền không nên để nguội mới thưởng thức trọn vẹn hương vị của món này khi còn nóng. Lấy một lá sen non, tách cánh ra đặt vào đó ít rau diếp cá, húng câu, khế chua, dưa leo, chuối chát…, gắp một ít thịt cá thơm nức, cuốn gọn lại rồi chắm vào chén nước mắm me sánh sánh. Sự hòa trộn của nhiều vị nhẫn, chát, thơm, ngọt, chua, cay, mặn… của lá sen non, của rau thơm, của các gia vị nước chắm, của thịt cá nướng cho ta một hương vị khác lạ, thưởng thức đến đâu cảm nhận được vị ngon ngọt đến đó, ăn một cuốn muốn thêm cuốn thứ hai, thứ ba và hơn thế nữa. Thật khó phai trong lòng qua chuyến hành trình đến với Đồng Tháp Mười, khi chiều đến, bên hồ sen, chúng tôi cùng thưởng thức món cá lóc nướng cuốn lá sen non, mọi người cùng vui, cùng cạn ly rượu nồng, quên đi bao chuyện buồn phiền trong cuộc sống. Một lần đến với Long An, thưởng thức món ăn dân dã này chắc hẳn bạn sẽ thú vị và lưu luyến mãi ! Bài: Đỗ Lan Ảnh: Văn Ngọc Bích Bảo tàng Long An
| 22/10/2014 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Liên hoan Đờn ca tài tử huyện Bến Lức lần IV năm 2017 | Liên hoan Đờn ca tài tử huyện Bến Lức lần IV năm 2017 | | Nhân kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm phát triển phong trào đờn ca tài tử trong huyện, cũng như góp phần bảo tồn giữ gìn nét đẹp của loại hình đờn ca tài tử Nam bộ. Trong 3 đêm 20, 21 và 22/10/2017, Trung tâmVăn hóa - Thể thao huyện Bến Lức tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử huyện Bến Lức lần IV năm 2017. Liên hoan lần này thu hút sự tham gia của 15 đội đờn ca tài tử các, xã, thị trấn cùng Đội đờn ca tài tử của Công ty Hân Xương đóng trên địa bàn huyện Bến Lức. Mỗi đơn vị tham gia 4 tiết mục gồm các bài bản: Bắc, Nam, Oán, Hạ và Vọng cổ. Nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. 

Đây là một trong những hoạt động nhằm tạo sân chơi, cơ hội cho các tài tử đờn, tài tử ca trong huyện được học hỏi, giao lưu, từng bước nâng cao chất lượng đờn ca tài tử ở địa phương. 
Ban tổ chức đã trao 2 giải A cho đơn vị xã Long Hiệp và xã An Thạnh; 2 giải B cho xã Tân Bửu và thị trấn Bến Lức và 2 giải khuyến khích cho đội Lương Hòa và công ty Hân Xương. 
Ngoài ra ban tổ chức cũng trao giải A, B, Khuyến khích cho các tài tử ca ở các nội dung về bài bản: Bắc, Nam, Oán, Hạ và Vọng cổ./. Văn Khởi (Đài Truyền thanh Bến Lức) | 30/10/2017 1:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Văn hóa Óc Eo - nhận thức về sự phát triển buổi đầu, trao đổi với Ấn Độ, những nỗ lực kiểm soát đồng bằng ngập nước và sự phát triển thành thị | Văn hóa Óc Eo - nhận thức về sự phát triển buổi đầu, trao đổi với Ấn Độ, những nỗ lực kiểm soát đồng bằng ngập nước và sự phát triển thành thị | |
Những phát hiện khảo cổ học về văn hoá Óc Eo ở Nam bộ từ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu khảo cổ học trong và ngoài nước. Thật vậy, ngay sau những phát hiện của các học giả Pháp vào cuối thế kỷ 19 về các di tích văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ, dư luận khoa học bắt đầu chú ý đến những di tích, di vật đặc sắc của văn hoá cổ tiếp sau văn hoá tiền sử trên vùng đất này. Sau đó, từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 50 của thế kỷ 20, nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu được liên tiếp thực hiện; trong đó phải kể đến những cuộc khảo sát và khai quật ở Óc Eo lần đầu tiên vào tháng 2-1944 của Louis Malleret. Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu nền văn hoá này và đã có những nhận thức, kiến giải khoa học mới mẻ quan trọng. Do vậy, văn hoá cổ trên địa bàn Nam bộ đã có tiền đề để phác dựng. Thực vậy, căn cứ vào các niên đại tuyệt đối của các mẫu vật khảo cổ được xác định bằng phương pháp phóng xạ Cacbon (C14), kết quả của việc đối sánh các loại hình di tích, di vật phát hiện được và các dữ liệu khác, có thể nhận thấy tiến trình phát triển văn hoá cổ ở châu thổ Cửu Long trải qua các giai đoạn: tiền Óc Eo, Óc Eo và hậu Óc Eo. Bài viết này đề cập đến một số vấn đề có thể xem như là yếu tố cơ bản và cũng là hệ quả của tiến trình đó. Đó là những nỗ lực của chủ nhân của văn hoá này trong buổi đầu phát triển, trong sự trao đổi với Ấn Độ, những nỗ lực kiểm soát đồng bằng ngập nước và sự phát triển thành thị.
1. Sự phát triển buổi đầu và trao đổi với Ấn Độ.
Trình tự địa tầng của di tích Óc Eo vốn được đặt tên cho văn hoá này cung cấp cho chúng ta một trình tự mẫu cho khu vực này, và có lẽ cho vùng châu thổ Cửu Long rộng lớn. Vào khoảng thế kỷ I sau Công nguyên, cư dân cổ ở đây đã khai hoang, loại bỏ các lọai cây cỏ trên một gò đất tự nhiên, thấp trong đồng bằng ngập nước, và sau đó đã cư trú đông đúc trên đó với loại hình nhà xây trên cọc gỗ. Rất ít hoặc không có dấu vết cư trú trong giai đoạn này cho đến nay được tìm thấy bên ngoài những gò trong đồng bằng ngập lụt. Những sưu tập hiện vật với sự cư trú buổi đầu này, vốn kéo dài một cách tốt đẹp đến thế kỷ IV bao gồm các loại đồ gốm thô, phần nhiều trong số đó có hình dáng những chiếc vò lớn với xương gốm và trang trí thường thuộc về văn hoá Óc Eo, cùng với một mảng lớn gốm mịn da bò với chất lượng tốt, một khối lượng lớn hạt chuỗi và ngói bằng đất nung. Các loại hiện vật sau đây chỉ rõ sự trao đổi với Ấn Độ: hạt chuỗi, bình dáng kendi, chất lượng của thủy tinh giả kim cương (không thể thấy chất xúc tác), và các kiểu ngói đều xứng hợp với kỹ thuật đã phát triển ở Ấn Độ. Cư dân ở Óc Eo ắt hẳn đã sử dụng những tiến bộ kỹ thuật đã được biết là đã phổ biến ở Đông Nam Á vào lúc bấy giờ, bắt đầu vào khoảng thế kỷ I trước Công nguyên. Thư tịch cổ Trung Hoa, đề cập đến thế kỷ III ở Phù Nam, cho biết rằng cư dân sống trong những nhà có hàng rào bằng gỗ và nhà ở dựng trên những cọc gỗ với mái bằng tranh.
 |
Sưu tập hạt chuỗi , di tích Gò Hàng, huyện Tân Hưng, Long An.
|

|
Đồng tiền kim loại phát hiện tại di tích Gò Hàng, huyện Tân Hưng, Long An.
|
Những di tích cư trú tương tự với những trình tự niên đại thuộc 3- 4 thế kỷ đầu Công nguyên, đã được làm xuất lộ bởi những cuộc khai quật trên những gò khác nhau của vùng ngập lụt Óc Eo, trên sườn của núi Ba Thê kế cận, và dường như cũng đã được tìm thấy trên nhiều di tích khắp đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều mảnh gốm tìm thấy trong nhiều di chỉ khác nhau xung quanh phức hệ di chỉ Óc Eo dường như đã thực sự nhập khẩu từ Ấn Độ (khác lạ với gốm địa phương được làm với kỹ thuật Ấn Độ): chúng là đồ gốm bóng láng, với hình dáng, màu sắc (đen hoặc cam) và sự chế tác tinh tế này có thể so sánh trực tiếp với những hiện vật thuộc thế kỷ II- IV sau Công nguyên ở những di chỉ ở Ấn Độ như Arikamedu (1). Như trong những di tích cùng thời ở Đông Nam Á, một mảng lớn hiện vật đến từ Vịnh Bengal phía bên kia hay xa hơn về phía tây có thể thuộc về giai đoạn lịch sử này (tuy nhiên chỉ một ít đã được tìm thấy trong những cuộc khai quật). Hàng chục viên đá ngọc chạm khắc, đá chạm chìm, đồ trang sức đá chạm và hai mề đay La Mã được định niên đại đến khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên, tất cả chứng thực mối quan hệ với thế giới bên ngoài của những di tích ở đồng bằng sông Cửu Long. Óc Eo, về mặt hàng xuất khẩu, dường như là di tích giàu nhất đồng bằng, có thể được giải thích bởi vị trí của nó khoảng 20km cách vịnh Thái Lan. Cùng với di tích Nền Chùa gần bờ biển mà nó liên kết bởi một kênh đào, Óc Eo có lẽ đã cung cấp một con đường tốt cho thương mại quốc tế của một xã hội mới nổi lên, được biết đến bởi thư tịch Trung Hoa là Phù Nam. Đường thoát ra của Óc Eo/ Nền Chùa hướng về bờ biển phía Đông của bán đảo Thái- Mã Lai, nơi mà nhiều di tích cùng thời được phát hiện nhưng chưa được nghiên cứu nhiều. Một vài di tích trong số này được thư tịch cổ Trung Quốc biết đến bao gồm những hải cảng thường xuyên lui tới bởi những thương nhân trên khắp Ấn Độ Dương. Vào khoảng thế kỷ thứ III sau Công nguyên, thư tịch cổ Trung Hoa cho biết Phù Nam đã gửi những đoàn thuyền đến để kiểm soát một vài thành thị trong số này trên những eo đất rộng của bán đảo (đặc biệt, một thành thị được biết đến là Dunsun). Như vậy, bất kể nguồn gốc của xã hội Phù Nam, bất kể sự chia sẻ những thu nhập từ nông nghiệp và/ hay buôn bán hàng hải, thương mại quốc tế không nghi ngờ gì nữa trở thành một bộ phận cấu thành chủ yếu của nền kinh tế của nó.
Cho đến nay, không có những di vật của những công trình bằng gạch có ý nghĩa và không có tượng tôn giáo được tìm thấy ở những di tích khảo cổ học ở giai đoạn sớm này, trong bất cứ di tích khai quật nào ở Óc Eo hay bất cứ nơi nào khác trên đồng bằng sông Cửu Long. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự thuận theo những tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo hay Brama giáo bởi cư dân ở đồng bằng sông Cửu Long, những người đã sáng tạo ra văn hoá Óc Eo, mà những tôn giáo này trở nên khá phổ biến vào những thế kỷ sau. Mặc dù có sự trao đổi bền bỉ với văn hoá Ấn Độ và với mạng lưới thương mại Ấn Độ Dương, chưa có bằng chứng nào có thể thấy về quá trình được biết như là Ấn Độ hóa mà trong giai đoạn đó, những phần lớn của văn hóa Ấn Độ được chấp nhận, ở Phù Nam cũng như trong những di tích cùng thời khác ở Đông Nam Á.
2. Kiểm soát những đồng bằng ngập nước và sự phát triển thành thị
Cho đến năm 1931, những giải thích về bản đồ không ảnh cho thấy mạng lưới kênh đào cổ rộng lớn tỏa ra từ Angkor Borei, ở Kampuchia, và nối di tích này với khu vực chưa được biết đến lúc bấy giờ là Óc Eo, chừng 60 km về phía Đông Nam (2). Những kênh đào khác tỏa ra từ đoạn cuối cùng của mạng lưới, và một trong số đó dẫn đến bờ biển trên vịnh Thái Lan (hướng tới di tích Nền Chùa hiện nay). Vào những năm 1950, Louis Malleret làm việc với bộ không ảnh mới; ông ta đã có thể xác định những khám phá trước đây và mở rộng mạng lưới kênh đào một cách có ý nghĩa, chỉ ra rằng những di chỉ khác ở Việt Nam, như là Đá Nổi (phía đông Óc Eo) hay Cạnh Đền xa dưới bán đảo Cà Mau), là ở trung tâm của những hệ thống kênh đào tỏa ra địa phương của nó.
Khảo sát trên không bằng máy bay bay thấp trên khu vực mới khai quật ở Óc Eo, dưới sự hướng dẫn của L.Malleret cũng cho biết rằng hầu hết các di tích ông đã khai quật vào 1944 trong đồng bằng ngập lụt được bao quanh bởi nhiều đường hào song song hình thành 3 cạnh của hình chữ nhật lớn, khoảng 2.500 đến 3.000m (cạnh thứ tư của hình chữ nhật không thấy trong không ảnh). Không có đường hào nào trong số này, còn trông thấy từ mặt đất vào thời của Malleret, khi đồng bằng ngập lụt chỉ là vùng đầm lầy hoang vắng.Vùng này ngày nay trở nên là một vựa lúa, và sự chuyển đổi cảnh quan quá nhiều đã huỷ hoại hoàn toàn bất cứ cái gì trước kia có thể thấy rõ. Một kênh đào chính nối với kênh đào khác về phía Tây Bắc dẫn đến Angkor Borei và phía Tây Nam hướng đến bờ biển, gần di tích Nền Chùa đề cập ở trên, phân cắt đường hào hình chữ nhật, phân chia nó chính xác làm 2 phần dọc theo trục dài nhất của nó.
Malleret kết luận một cách đúng đắn rằng mạng lưới kênh đào xưa này, mà hầu hết là không nhìn thấy từ mặt đất và sự sắp đặt đối xứng của khu đất hào mới có người định cư ở Óc Eo chỉ có thể được làm bởi con người, và rằng ứng viên duy nhất cho một công trình lớn lao như thế chỉ có thể là xã hội Phù Nam. Hào hình chữ nhật, xem xét sự tập trung và đa dạng của chức năng hiện vật khảo cổ nó kèm theo, được giải thích một cách không ngạc nhiên là khu thành thị. Chức năng của những kênh đào vẫn là một câu hỏi bỏ ngõ: nó được dùng để tiêu nước đồng bằng ngập lụt, hay chuyên chở hàng hóa bằng thuyền? (môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long, chức năng dẫn thủy nhập điền không có ý nghĩa).
Những chương trình gần đây nhằm mục đích định niên đại và giải thích hệ thống kênh đào và những đường hào thành thị đã mang lại những kết quả bước đầu đáng ngạc nhiên. Những quan điểm trước đây về sự trỗi dậy của những xã hội Đông Nam Á, quan niệm rằng tất cả những phát triển kinh tế vĩ đại gắn liền với việc Ấn Độ hoá, là những công việc lớn lao, chỉ có thể được thực hiện sau khi quá trình đó (Ấn Độ hóa) được hoàn tất ở Phù Nam, trong và sau thế kỷ 5 sau Công nguyên. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy việc đào hào và kênh đó bắt đầu ở Phù Nam rất lâu trước khi việc Ấn Độ hóa xảy ra. Ít nhất, hào thành thị ở Óc Eo đã được đào vào trước đầu thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, và kênh đào chính phân cắt di tích thành thị được sử dụng trước cuối thế kỷ thứ 4, và có thể sớm nhất là vào thế kỷ thứ 2. Về phía Angkor Borei, những nghiên cứu khác đưa ra niên đại so sánh cho việc đào và sử dụng kinh đào kéo dài đến nửa thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên (3).
Kết luận là không tránh khỏi. Vào khoảng thế kỷ 2 sau Công nguyên, hệ thống chính trị được biết bởi người nước ngoài như là Phù Nam đã trưởng thành về kinh tế- xã hội, cho phép nó xây dựng, trên khắp châu thổ thấp sông Cửu Long nhiều trung tâm thành thị hoá trong những môi trường thay đổi, và tạo ra đủ hoa lợi từ thặng dư kinh tế thương mại và nông nghiệp để có thể xây hệ thống kinh đào rộng lớn này, với đủ sự kiểm soát dân số của nó để đòi hỏi từ nó nhiệm vụ xây dựng những công trình công cộng áp đặt như thế. Mạng lưới kênh đào tiếp tục nhiệm vụ trong vài thế kỷ nữa, cho tới khi suy tàn của Phù Nam vào thế kỷ thứ 6- 7. Nghiên cứu về phương diện này của lịch sử châu thổ Cửu Long còn ở giai đoạn đầu, và chỉ rất ít lịch sử sơ lược của kênh đào được khảo sát kỹ cho đến nay. Chức năng của những kênh đào này chắc chắn là phức tạp. Việc tiêu, thoát nước cho đồng bằng ngập lụt như được thực hiện lại như ngày nay, là một sự cần thiết cho việc canh tác lúa quy mô lớn được kiểm soát; những kênh đào nhỏ hơn này, được nhìn thấy trên không ảnh tỏa ra từ những di tích cư trú chắc hẳn đã phục vụ cho mục đích chính này. Việc tiêu thoát nước cho đồng bằng ngập lụt ắt đã mở ra những vùng đất lớn cho việc trồng lúa. Trấu đã được tìm thấy phổ biến trong gạch và gốm ở Óc Eo, và không ảnh trong những năm 1950-1960 cho thấy vài khuôn mẫu ruộng lúa dường như đi cùng với mạng lưới kênh đào. Thư tịch Trung Hoa có đề cập thoáng qua lúa và nông nghiệp thì tổng quát hơn.
Cho đến nay, không có kênh đào được nghiên cứu nào là sâu đủ cho phép tàu lớn dùng nó như là những đường thủy. Tuy nhiên, quá phổ biến ở Đông Nam Á ngày nay, người ta có thể tưởng tượng nhiều con tàu với thiết kế cạn di chuyển trên những dòng kênh chính. Kênh dài nhất trong tất cả, nối với những trung tâm thành thị lớn ở Angkor Borei và Óc Eo, và kênh khác nối với biển gần di tích khảo cổ giàu có Nền Chùa, không nghi ngờ gì nữa được phục vụ như là đường thủy chính. Sự tồn tại của nó cũng giới thiệu cho ta một dấu hiệu chính trị rõ ràng về mức độ hợp thành một thể thống nhất của xã hội Phù Nam: bất luận nó được gắn chặt thành liên bang của những quốc gia thành thị hay thành một quốc gia tập trung hơn còn là điều tranh cãi. Tuy nhiên, hiệu lực của nó ở giai đoạn phát triển đầu như thế trước khi Ấn Độ hóa bắt đầu có thể không còn nghi ngờ gì nữa. Sau giữa thế kỷ thứ 3, Phù Nam dường như đã hành động mặt đối mặt với thế giới bên ngoài như là một quốc gia thật sự, gửi nhiều sứ giả đến Trung Quốc. Thư tịch Trung Quốc đã chắc chắn công nhận khả năng hành động có kết quả về kinh tế và chính trị của nó: Họ diễn tả xã hội đồng bằng sông Cửu Long là một hệ thống chính trị như là quốc gia tập trung trên những nơi cư trú thành thị lớn. Như chúng ta vừa thấy, giờ đây khảo cổ học đã cho hầu hết những nguồn khẳng định thiên niên kỷ đầu tiên như thế./.
Tiến sĩ Bùi Phát Diệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đào Linh Côn (1993), “Mộ táng và hiện vật vàng thuộc văn hoá Óc Eo ở di chỉ khảo cổ học Đá Mới (An Giang)”, KHXH, 18, tr. 90- 96, TP Hồ Chí Minh.
- Đào Linh Côn (1995), “ Mộ táng trong văn hoá Óc Eo”, Luận án Phó tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành khảo cổ học, TP Hồ Chí Minh.
- Bùi Phát Diệm (2003), “Di tích văn hoá Óc Eo ở Long An”, Luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành khảo cổ học, TP Hồ Chí Minh.
- Lê Xuân Diệm (1984), “Óc Eo- một đô thị xưa hay một trung tâm văn hoá cổ”, Văn hoá Óc Eo và các văn hoá cổ ở đồng bằng sông Cửu Long, tr. 213- 221, Long Xuyên.
- Nancy Tingley (2009), “Arts of Ancient Viet Nam- From River Plain to Open Sea”, Asia society, New York and The Museum of Fine Arts, Houston.
(1) Vinala Begley et al, The Ancient Port of Arikamedu: New excavation and researches,1989-1992 (Pondicherry and Paris: L, Ecolé Francaise d,Extrême-Orient,1996-2004),2 vols.
(2) Pierre Paris, “ Anciens canaux reconnus sur photographies áeriennes dans les provinces de Takev et de Châu Đốc”
(3) Eric Bourdonneau,” The Ancient Canal Systems of the Mekong Delta: A Preliminary Report “ in A. Karlstrom and A. Kallén, eds, Fishbones and Glitering Emblems: Southeast Asian Archaeology 2002 (Stokhom: Museum of Fareastern Antiquities, 2004.
| 17/02/2012 3:39 SA | Đã ban hành | Approved | | ĐÌNH TÂN CHÁNH TỔ CHỨC LỄ CÚNG KỲ YÊN VÀ CÚNG THẦN NGUYỄN KHẮC TUẤN | ĐÌNH TÂN CHÁNH TỔ CHỨC LỄ CÚNG KỲ YÊN VÀ CÚNG THẦN NGUYỄN KHẮC TUẤN | | Ngày 10/3 và 11/3/2019 (nhằm ngày mùng 05/02 và 06/02 năm Kỷ Hợi), Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Đình Tân Chánh và Lăng mộ Nguyễn Khắc Tuấn cùng Ban Hội hương Đình Tân Chánh đã tổ chức lễ cúng Kỳ yên và cúng thần Nguyễn Khắc Tuấn. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An, lãnh đạo huyện Cần Đước, Ban Hội hương các đình trong khu vực và đông đảo nhân dân địa phương tham dự lễ. 
Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở VH, TT và DL dự lễ cúng Kỳ yên Điểm đặc biệt trong lễ Kỳ yên tại Đình Tân Chánh, ngoài nghi thức truyền thống của đình làng Nam bộ, tại Đình Tân Chánh còn tổ chức lễ cúng Tống phong, đây là nghi thức đặc biệt của cư dân biển mà ở vùng đất Cần Đước, chỉ Đình Tân Chánh còn giữ nghi thức này gắn liền với quá trình hình thành của vùng đất Cần Đước xưa. Tại lễ Kỳ yên của đình còn một nghi thức rất đặc biệt được tổ chức trang trọng là lễ thỉnh sắc thần. Đình Tân Chánh không chỉ thờ Bổn cảnh Thần hoàng mà đình còn là nơi thờ ông Nguyễn Khắc Tuấn (1767-1823), là người làng Tân Chánh đã có nhiều công lao đối với đất nước và khi mất đi được nhân dân tôn kính như một chư thần. 
Ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Cần Đước dự lễ cúng Kỳ yên Hiện nay, Đình Tân Chánh còn đang lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị trong đó có sắc phong của vua Minh Mạng năm thứ 4 (1823) tặng thưởng công lao cho Xuân Quang Hầu Nguyễn Khắc Tuấn, người đã có công đối với triều đình lúc bấy giờ và khoảng 170 trang văn bản cổ về nội dung có liên quan đến lịch sử văn hóa của vùng đất Tân Chánh và huyện Cần Đước trong quá trình khai phá. Lăng mộ Nguyễn Khắc Tuấn mặc dù đã xây dựng gần 200 năm nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được thành phần, chất liệu xây dựng bằng đá ong và vữa tam hợp, là công trình kiến trúc tiêu biểu lăng mộ cổ của quan lại triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX hiện còn lại trên đất Long An, là đối tượng vật chất góp phần quan trọng cho các nhà nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. 
Biễu diễn hát bội tại lễ cúng kỳ yên. Di tích Đình Tân Chánh và Lăng mộ Nguyễn Khắc Tuấn có giá trị niên đại, lịch sử, văn hóa, kiến trúc được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2012. Quần thể di tích này đang được bảo vệ, tôn tạo, phát huy công tác giáo dục truyền thống ở địa phương, góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc./. Cẩm Tú - Phan Lắm | 25/03/2019 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | MỸ QUÝ TÂY PHÁT HUY HIỆU QUẢ PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA | MỸ QUÝ TÂY PHÁT HUY HIỆU QUẢ PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA | | Thời gian qua, phong trào TDĐKXDĐSVH gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ) tiếp tục đạt được kết quả khả quan. Phong trào được đông đảo quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, tạo ra hiệu quả chính trị - xã hội rộng khắp, góp phần nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của người dân, nhất là tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn thông qua việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng khang trang, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới.  Hoạt động văn nghệ quần chúng của xã ngày càng phát triển Ngay từ đầu năm 2023, xã quan tâm cũng cố BCĐ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã và Ban vận động XDĐSVH các ấp, xây dựng kế hoạch hoạt động năm, phân công các thành viên phụ trách ấp. Qua công tác tuyên truyền, vận động toàn xã có 100% hộ gia đình đăng ký thực hiện 3 tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt năm 2023; Vận động 12/12 cơ quan đơn vị trên địa bàn xã đăng ký xây dựng nếp sống văn minh đạt 100%. Ngoài ra, BCĐ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân các ấp giữ vững và phát huy danh hiệu ấp văn hóa, tập trung vận động xây dựng nhà văn hóa cho các ấp. Hiện toàn xã chỉ có nhà văn hóa ấp 4 đạt chuẩn, ấp 2 có nhà văn hóa không đạt chuẩn, ấp 1 tận dụng văn phòng đảng ủy xã cũ làm nhà văn hóa, ấp 3 và ấp 6 tận dụng trường học cũ làm nhà văn hóa tạm. 

Xã Mỹ Quý Tây thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn Công tác xây dựng xã văn hóa luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên, theo đó BCĐ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã tập trung vận động các ấp thực hiện 3 chỉ tiêu chưa đạt như: Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo qui định, xây dựng nhà vệ sinh đúng qui cách, giữ gìn vệ sinh môi trường xử lý rác thải đúng qui định, vận động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất văn hóa. Ngoài ra, hệ thống truyền thanh trên địa bàn xã được quan tâm đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh, đảm bảo tiếp âm tốt đài cấp trên, từ đó kịp thời tuyên truyền đến người dân các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị khác của địa phương, cũng như nêu gương điển hình tiên tiến trong phong trào TDĐKXDĐSVH, nhất là đối với những tập thể, cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong lao động sản xuất thoát nghèo bền vững, kinh doanh làm giàu chính đáng, tương trợ giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình văn hóa gắn với hộ gia đình sản xuất giỏi,... Thời gian tới, xã Mỹ Quý Tây tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với các phong trào đã phát động; vận động các ấp thực hiện tốt qui ước ấp văn hóa; Thành lập câu lạc bộ Đờn ca tài tử, CLB thể thao; tổ chức tuyên truyền các sự kiện, các ngày lễ lớn; tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, vận động xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thiết chế văn hóa, chỉnh trang lại các biển hiệu ấp văn hóa; phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa. Kim Tiến (TTVHTT&TT Đức Huệ)
| 14/11/2023 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | BẾN LỨC: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG | BẾN LỨC: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG | | Với chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa, ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam. Ngày sách không bó hẹp ở một vài cơ quan, địa phương mà thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc hưởng ứng và trở thành ngày hội của cộng đồng. Ở huyện Bến Lức đã có nhiều giải pháp trong tổ chức triển khai, duy trì và phát triển văn hóa đọc. Đặc biệt, so với trước đây, thư viện cấp huyện, các thư viện cơ sở trên địa bàn huyện có sự gia tăng đáng kể. .JPG)
Thư viện xã Thạnh Đức có nhiều độc giả đến đọc và mượn sách Hệ thống thư viện công cộng tại huyện Bến Lức gồm: Thư viện huyện và 15 thư viện xã, thị trấn cùng thư viện các trường học, phòng đọc, tủ sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Hằng năm, hệ thống thư viện công cộng được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước và một phần từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để bổ sung sách phục vụ bạn đọc tại chỗ và thực hiện việc luân chuyển sách xuống cơ sở. Việc đọc sách, báo phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu công tác chuyên môn, lao động, sản xuất và giải trí của người dân rất lớn và đa dạng. Được đầu tư xây dựng từ năm 2018, Thư viện xã Thạnh Đức có khoảng 1.700 quyển sách, trong đó, sách của xã có 1.500 quyển và sách luân chuyển, hỗ trợ của Thư viện huyện là hơn 200 quyển. Thư viện mở cửa thường xuyên vào cả thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, tuy diện tích còn nhỏ hẹp, đầu sách còn ít nhưng vẫn thu hút được rất nhiều độc giả. Ông Nguyễn Văn Lân, ấp 2, xã Thạnh Đức chia sẻ: "Biết xã Thạnh Đức có thư viện, tôi đến tìm các loại sách về nông nghiệp, ở đây có rất nhiều thể loại, trong đó có cuốn sách tôi đang cần, giúp tôi tiếp cận được nhiều kiến thức để áp dụng vào quá trình làm nông của mình, từ đó canh tác có hiệu quả hơn. Tôi hy vọng thư viện xã bổ sung thêm nhiều đầu sách hơn nữa để phục vụ đông đảo bà con". .JPG)
Trunh bình mỗi năm Thư viện huyện Bến Lức thu hút khoảng 3.000 lượt bạn đọc Theo thống kê, trung bình mỗi năm người Việt Nam chỉ đọc 1 cuốn sách, không tính sách giáo khoa. Con số này chỉ bằng 1/20 các nước phát triển như Nhật, Pháp và bằng 1/10 các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan. Nhìn vào những con số này cho thấy, thói quen đọc sách của người Việt là vô cùng thấp so với các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtube… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đọc sách. Mặc dù không thể phủ nhận vai trò, tiện ích của internet và các thiết bị điện tử trong việc đọc sách, báo, tìm kiếm thông tin nhưng nhiều người vẫn cho rằng tiện ích của internet không thể thay thế cho sách in. Thời gian qua, để phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, huyện Bến Lức đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm giữ gìn giá trị truyền thống, nét đẹp của văn hóa đọc. Hiện Bến Lức có 1 thư viện cấp huyện được đánh giá đứng trong top đầu của hệ thống thư viện công cộng toàn tỉnh về cơ sở vật chất cũng như tổ chức các hoạt động phát triển phong trào đọc sách, báo trong cộng đồng. Hằng năm, Thư viện huyện bổ sung từ 300-400 bản sách, báo, tạp chí các loại. Trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021, Thư viện huyện đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, duy trì mở cửa phục vụ bạn đọc thường xuyên, ổn định lịch phục vụ, từng bước phát triển đội ngũ người đọc, thu hút các đối tượng bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ và thiếu nhi. .JPG)
Tủ sách phát luật tại UBND xã Lương Bình phát huy hiệu quả Em Phùng Huỳnh Cẩm Tiên, Trường Tiểu học xã An Thạnh nói: "Con rất thích đọc sách, nhất là truyện cổ tích Việt Nam vì nó giúp con hiểu được những bài học về tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước, biết vâng lời ông bà, cha mẹ và cũng giúp con giảm được căng thẳng sau những giờ học tập". Cuộc sống dù hiện đại đến đâu, thì văn hóa đọc vẫn cần được giữ gìn và phát huy, bởi sách không chỉ mang đến cho chúng ta những giây phút thư giãn mà còn cung cấp những kiến thức vô cùng bổ ích./. Việt Hằng – Lê Hạnh
| 16/04/2021 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | XÂY DỰNG CỔNG ẤP, KHU PHỐ - NÉT VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI | XÂY DỰNG CỔNG ẤP, KHU PHỐ - NÉT VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI | | Với quyết tâm đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, trong năm 2021, huyện Cần Đước đã triển khai xây dựng, chỉnh trang các cổng chào trên địa bàn huyện. Việc xây dựng, chỉnh trang cổng chào nhằm tạo vẽ mỹ quan trên địa bàn huyện, đảm bảo an toàn, đồng thời thống nhất nội dung, đồng bộ cơ bản về hình thức, mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc, địa phương, vừa văn minh, hiện đại; nội dung có ý nghĩa tuyên truyền, định hướng về những giá trị chuẩn mực trong cộng đồng dân cư. Theo chỉ đạo mỗi xã, thị trấn lập kế hoạch xây dựng cổng chào của xã, thị trấn, ấp, khu phố đảm bảo các nội dung: Về hình thức, cổng chào phải đảm bảo kết cấu vững chắc, an toàn; quy mô, kiểu mẫu vừa mang yếu tố văn hóa truyền thống nhưng cũng mang tính tiên tiến. Về nội dung, chữ viết bằng tiếng Việt, chân phương, có các câu đối ở mặt trước và mặt sau cổng.
Mô hình cổng ấp văn hóa trên địa bàn huyện Cần Đước Việc xây dựng cổng ấp, khu phố trên đia bàn huyện với phương thức xã hội hóa, huy động sự đóng góp của các tổ chức và nhân dân, góp phần tạo vẽ mỹ quan và điểm nhấn của từng xã, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Các cổng ấp, khu phố được xây dựng là thiết chế văn hóa, nét đẹp truyền thống để giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau, là niềm lưu luyến của mỗi người con của quê hương khi xa quê hay khi trở về quê hương với xóm làng, gia đình và người thân. Để phát huy hiệu quả và tạo sự chuyển biến tích cực từ các mô hình cổng ấp, khu phố, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy cao vai trò tổ chức, có kế hoạch cụ thể tuyên truyền vận động, huy động sự đóng góp của các tổ chức và nhân dân góp phần tạo diện mạo mới cho nông thôn và đô thị./. Phòng VH và TT Cần Đước
| 15/11/2021 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Giới thiệu sách | Giới thiệu sách | |
“HUYỀN THOẠI THANH NIÊN XUNG PHONG VIỆT NAM”
Cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược suốt ba thập kỷ trong thế kỷ XX là một trong những trang sử chói ngời nhất về chủ nghĩa anh hùng, về ý chí và tinh thần bất khuất, ngoan cường của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc đã được huy động và phát huy, bất chấp mọi mưu ma chước quỷ và sự tàn khốc mà kẻ thù đổ xuống, làm nên những chiến công có tính thời đại. Đóng góp xứng đáng vào chiến công vĩ đại ấy của dân tộc có lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam, lực lượng xung kích của các thế hệ thanh niên với phẩm chất cao đẹp, không ngại gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chính lực lượng này là những người sẵn sàng đi đầu và dấn thân vào nơi khó khăn, gian khổ nhất để lao động, phục vụ chiến đấu và chiến đấu, hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:“Thanh niên xung phong là biểu tượng sáng ngời của Thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng mở đầu cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại năm 1945. Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lực lượng TNXP nêu cao lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần quyết chiến quyết thắng, đã góp phần cống hiến quý báu vào thắng lợi huy hoàng, hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, thực hiện ước mơ của bao thế hệ người Việt Nam”
(trích trong tập sách “Thanh niên xung phong – những trang oanh liệt”- NXB. Thanh niên, 1996).
Hơn nữa thế kỷ trước, ngày 15/7/1950 Bác Hồ đã trực tiếp chỉ đạo thành lập tổ chức lực lượng TNXP phục vụ cho các chiến dịch lớn của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước. Thực tiễn đã chứng tỏ vai trò quan trọng và tác dụng thiết thực, ý nghĩa to lớn của TNXP đối với công cuộc kháng chiến. Bất chấp bom đạn dày đặc của giặc, đêm cũng như ngày, mùa mưa cũng như mùa khô, lực lượng TNXP đã vượt qua vô vàn gian khổ hy sinh, chuyển tải hàng vạn tấn vũ khí, lương thực, quân trang, quân dụng cho chiến trường phục vụ kịp thời cho bộ đội chiến đấu. TNXP cũng là lực lượng quan trọng mở đường, san lấp hố bom, thông xe thông tuyến, vận chuyển thương binh….Bom đạn của giặc có thể băm nát những con đường, làm cháy trụi cả rừng cây, hủy hoại những cây cầu qua sông suối nhưng sự khốc liệt ấy không lây chuyển được ý chí kiên cường bám trụ, bám đường của những thanh niên xung phong giàu lòng yêu nước. Thực hiện đúng theo lời dạy của Người “tất cả cho tiền tuyến”. Trong công cuộc lao động và chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh ấy TNXP đã làm nên bao huyền thoại, ghi bao chiến công xuất sắc, để lại sự cảm phục cho bao thế hệ người Việt Nam và tô thắm thêm truyền thống của TNXP Việt Nam anh hùng. Có thể nói, càng trong gian khổ và những thử thách khốc liệt của chiến tranh, ý chí can trường, lòng dũng cảm của TNXP Việt Nam càng được thể hiện rõ nét. Tiếng hát át tiếng bom không phải là một khẩu hiệu cổ vũ động viên đơn thuần mà là một hiện thực sinh động diễn ra nơi cuộc chiến đấu ác liệt, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần phục vụ chiến đấu và chiến đấu, sẵn sàng xả thân để những con đường ra mặt trận được thông suốt. Lực lượng TNXP xứng đáng là lực lượng mũi nhọn trên các trận tuyến khó khăn, ác liệt suốt hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trong cuộc chiến đấu vô cùng gian nan ấy, hàng ngàn chiến sĩ TNXP đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng con đường, từng chuyến phà, từng chuyến xe đưa hàng ra trận. Biết bao người mang trên mình thương tích của chiến tranh, nhiễm chất độc da cam…Đó là sự hy sinh to lớn của lực lượng TNXP đối với nền độc lập tự do của tổ quốc.
Chiến tranh đã qua đi, trở về với cuộc sống đời thường những người lính TNXP năm nào giờ đây không còn trẻ nữa nhưng với họ còn sống là còn cống hiến cho đất nước. Những người lính TNXP ấy đã và đang cùng với thế hệ trẻ hôm nay chung tay xây dựng đất nước chống lại nghèo nàn, lạc hậu tiến lên thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội như tham gia các chương trình, dự án: phủ xanh đất trống đồi trọc, nước sạch cho nông thôn, sử dụng mặt nước, bãi bồi ven biển, ánh sáng văn hóa; dạy nghề, giới thiệu việc làm…với ý chí và nghị lực thực hiện lời dạy của Bác:
“ Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Ngày 11/11/1997 tại Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng TNXP đã được tổ chức trọng thể. Đây là danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước phong tặng để ghi nhận công lao to lớn của lực lượng TNXP Việt Nam đến những chàng trai, cô gái đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, dẫu rằng bao nhiêu ấy vẫn là chưa đủ! “...Các thế hệ TNXP đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chịu nhiều hy sinh mất mất, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Những công lao, thành tích và sự hy sinh cống hiến của TNXP hết sức to lớn, đã khẳng định rõ vai trò lịch sử của lực lượng TNXP Việt Nam” (Thông báo số 62 ngày 14/6/1967 của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ). Bên cạnh đó Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Quyết định số 382/TTg quy định lấy ngày 15/7 hàng năm làm ngày truyền thống của Lực lượng TNXP Việt Nam. Nhân kỷ niệm 64 năm ngày Truyền thống của lực lượng TNXP Việt Nam (15/7/1950 – 15/7/2014” và hướng đến kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2014) thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và nghĩa cử “Đền ơn đáp nghĩa” sâu nặng đến công ơn to lớn của lực lượng TNXP, các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.
Thư viện tỉnh Long An trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc quyển sách “Huyền thoại Thanh niên xung phong Việt Nam” do Thông tấn xã Việt Nam xuất bản năm 2009 được Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt thực hiện và giới thiệu nằm trong Dự án Văn hóa Uống nước nhớ nguồn của nhà thơ Đoàn Mạnh Phương. Với bề dày 423 trang, khổ 21x29cm. Quyển sách “Huyền thoại Thanh niên xung phong Việt Nam” thật sự là một quyển sách hay có ý nghĩa, tái hiện sinh động những năm tháng phục vụ chiến đấu và chiến đấu đầy gian khổ hy sinh nhưng vô cùng anh dũng với những chiến công đã trở thành huyền thoại của lực lượng TNXP năm nào. Qua đó thêm một lần nữa ghi nhận công lao to lớn của những con người đã một thời cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc. Dù hôm nay họ là ai, làm gì, ở đâu, còn hay mất…thì cùng với lực lượng TNXP anh hùng, họ vẫn mãi mãi là những chứng nhân lịch sử, xứng đáng được tôn vinh và ghi nhớ. Tuổi trẻ hôm nay nguyện noi gương theo các anh, các chị nguyện sống và cống hiến hết sức mình cho tổ quốc. Quyển sách như một đóa hoa tươi thắm dâng lên các Anh hùng, liệt sĩ, những con người trung dũng đã không ngại hy sinh máu xương quyết bảo vệ vững chắc nền độc lập cho dân tộc. Họ xứng đáng là con Hồng cháu Lạc. Xứng đáng mang dòng chữ: “Thanh niên xung phong – Chiến đấu dũng cảm – Lao động sáng tạo – Lập công xuất sắc” do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban tặng. Sách hiện có tại Thư viện tỉnh Long An. (số 26 Trương Công Xưởng, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An).
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc!
Bài, ành: Lê Thị Hồng Cẩm
Thư viện Long An
| 21/07/2014 3:13 CH | Đã ban hành | Approved | | PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN TÂN HƯNG LÀM VIỆC VỚI THỊ TRẤN TÂN HƯNG VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VIỆC XÂY DỰNG THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH | PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN TÂN HƯNG LÀM VIỆC VỚI THỊ TRẤN TÂN HƯNG VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VIỆC XÂY DỰNG THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH | | Đoàn công tác của UBND huyện Tân Hưng do ông Phan Hòa Nông – Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND thị trấn Tân Hưng về kết quả thực hiện việc xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh theo Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.
Đoàn công tác của UBND huyện Tân Hưng làm việc với UBND thị trấn Tân Hưng về xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Trong thời gian qua, việc xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh được Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các ngành đoàn thể thị trấn quan tâm thực hiện. UBND thị trấn đã ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh và thành lập các tổ tuyên truyền ở các khu phố giúp đông đảo người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, cách làm trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh giai đoạn 2023 - 2025.
Thị trấn Tân Hưng đã thực hiện được 02 tiêu chí với 42 nội dung Mặt khác, UBND thị trấn đã xây dựng tờ gấp với nội dung tuyên truyền 09 tiêu chí, 52 nội dung xây dựng đô thị văn minh, trong đó nêu rõ các nội dung người dân cần thực hiện. Phát 2.000 tờ gấp gửi đến cán bộ, công chức, người lao động, các khu phố, các thành viên tổ tuyên truyền và toàn thể nhân dân trên địa bàn thị trấn nắm rõ và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Đến nay, thị trấn đã thực hiện được 02 tiêu chí với 42 nội dung; còn 07 tiêu chí với 10 nội dung chưa hoàn thành được. 07 tiêu chí chưa đạt, cụ thể là: Tiêu chí 1 về quy hoạch đô thị; Tiêu chí 2 về giao thông đô thị; Tiêu chí 3 về môi trường và an toàn thực phẩm đô thị; Tiêu chí 5 về thông tin, truyền thông đô thị; Tiêu chí 6 về việc làm, thu nhập bình quân, hộ nghèo đô thị; Tiêu chí 7 về văn hóa, thể thao đô thị và tiêu chí 8 về y tế, giáo dục đô thị. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá các tiêu chí đạt và chưa đạt, nêu ra những khó khăn, vướng mắc và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. UBND thị trấn Tân Hưng kiến nghị UBND huyện, các cơ quan chuyên môn huyện quan tâm đầu tư Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Học tập cộng đồng thị trấn; có chủ trương và phân bổ kinh phí sửa chữa các khu phố trên địa bàn thị trấn vì hiện tại các trụ sở khu phố đã xuống cấp; phân bổ kinh phí cho thị trấn thực hiện chỉnh trang đô thị, hỗ trợ thêm thùng rác, làm vỉa hè đường 3/2, đường Nguyễn Thông… 
Các ban ngành đoàn thể thị trấn tăng cường công tác dọn dẹp, vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Phan Hòa Nông – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng đề nghị thị trấn cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, nêu gương cán bộ, công chức trong việc xây dựng đô thị văn minh; Tiếp tục tập trung thực hiện các tiêu chí trong xây dựng đô thị văn minh hoàn thành theo Nghị quyết và Kế hoạch đề ra; Phân công từng đồng chí cấp ủy viên phụ trách từng tiêu chí phải tập trung quán triệt và xem đây là việc thực hiện nhiệm vụ của năm; Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến người dân trên địa bàn.
Ông Phan Hòa Nông – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng phát biểu tại buổi làm việc. Duy Phước
| 10/10/2023 9:00 CH | Đã ban hành | Approved | | HOẠT ĐỘNG THAM QUAN TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TÂN AN | HOẠT ĐỘNG THAM QUAN TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TÂN AN | | Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống về lịch sử địa phương, vừa qua Bảo tàng - Thư viện tỉnh đã phối hợp với trường THPT Tân An tổ chức hoạt động tham quan trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh khối 11 năm học 2023 - 2024.
Học sinh tham quan và nghe thuyết minh tại phòng trưng bày mỹ nghệ và điêu khắc gỗ Hoạt động diễn ra trong 02 ngày (ngày 28/9/2023 và ngày 05/10/2023), với sự tham gia của các thầy, cô giáo và khoảng 540 học sinh. Các lớp sẽ lần lượt được tham quan và nghe thuyết minh về Long An qua các giai đoạn hình thành vùng đất từ thời tiền sử, thời kỳ văn hóa Óc Eo đến quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tìm hiểu về một số nghề truyền thống của Long An, cụ thể là mỹ nghệ và điêu khắc gỗ…Sau buổi tham quan thực tế, các em sẽ chọn nội dung yêu thích để làm bài thu hoạch.
Học sinh chụp hình lưu niệm tại Bảo tàng - Thư viện tỉnh Đây là dịp để các em trải nghiệm thực tế, phát huy tinh thần ham học hỏi, rèn luyện kỹ năng, chủ động hơn trong việc nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử - văn hóa tỉnh nhà, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất và người Long An trong thời đại mới./.
Phan Thị Kim An
| 16/10/2023 8:00 CH | Đã ban hành | Approved | | TÂN TRỤ TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VĂN HÓA VĂN NGHỆ- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN NĂM 2023 | TÂN TRỤ TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VĂN HÓA VĂN NGHỆ- THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN NĂM 2023 | | Sáng ngày 16/10/2023, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và truyền thanh huyện Tân Trụ khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ Văn hóa văn nghệ- Thông tin tuyên truyền năm 2023 cho cán bộ công chức văn hóa- xã hội, cán bộ Đoàn thanh niên, Đài truyền thanh cơ sở các xã, thị trấn trong huyện. 
Tân Trụ Tập huấn nghiệp vụ Văn hóa văn nghệ- Thông tin tuyên truyền năm 2023 Lớp tập huấn diễn ra trong 3 ngày từ ngày 16/10 đến ngày 18/10/2023. Với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Văn hóa- Nghệ thuật Mai Mỹ Duyên, nguyên giảng viên trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh; Thạc sĩ Văn hóa khoa học xã hội nhân văn Vữu Long Vĩ- nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu. Chương trình tập huấn gồm các nội dung: Dàn dựng chương trình; Dẫn chương trình; Biên tập cổ động; Trang trí khánh tiết; Hướng dẫn âm thanh; Kỹ năng giao tiếp trước công chúng. Các báo cáo viên vừa trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc cho học viên vừa tạo điều kiện để học viên thực hành, làm bài tập để nắm vững kiến thức theo phương thức cầm tay chỉ việc. 
Tiến sĩ Văn hóa- Nghệ thuật Mai Mỹ Duyên, nguyên giảng viên trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi với học viên Qua tập huấn, các học viên có thêm kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về công tác Văn hóa văn nghệ - Thông tin tuyên truyền để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Nâng cao hoạt động của Trung tâm Văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng ở các xã; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ huyện Tân Trụ trong thời gian tới. Kim Tuyền
| 16/10/2023 8:00 CH | Đã ban hành | Approved |
|