Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksThông tin Văn Hóa

 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 497584
 
Thông tin Văn Hóa
 
​Từ ngày 29-31/5/2023, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Đức Huệ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức tập huấn phương pháp, kỹ năng tổ chức sự kiện năm 2023 cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan huyện; công chức, cộng tác viên của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và truyền thanh huyện; công chức Văn phòng thống kê; nhân viên Văn phòng Đảng ủy; Chủ... 
 
​Ngày 30/5/2023, UBND huyện Bến Lức tổ chức hội nghị tập huấn công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư và triển khai các quy định pháp luật, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hoạt động văn hóa và thông tin năm 2023. Đại biểu tham dự hội nghị tập huấnTham dự tập huấn có trên 130 đại biểu là đại diện UBMTTQVN huyện, Ban ... 
 
​Thiết thực chào mừng kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), huyện Mộc Hóa tổ chức Hội thi văn nghệ với chủ đề "Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Long An theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Tặng cờ lưu niệm cho các đội tham dự hội thiĐến với hội thi có 13 đội thuộc Đảng ủy xã, thị trấn và Đảng ủy các khối cơ quan ban ngành, đoà... 
 
​Vừa qua, UBND huyện Thạnh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) năm 2023. Đối tượng tham gia tập huấn gồm lãnh đạo UBND các xã, thị trấn; thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH các xã, thị trấn; Trưởng ấp, khu phố và Trưởng ban Công tác mặt trận ấp, khu phố trên địa bàn huyện Thạnh Hóa.&#... 
 
​Ngày 16/5/2023, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Cần Giuộc tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện cơ sở năm 2023 cho 30 đại biểu là công chức văn hóa – xã hội, cán bộ chuyên trách Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng các xã, thị trấn. Quang cảnh lớp tập huấnTại lớp tập huấn, các đại biểu được ông Văn Hoàng Linh, Trưởng phòng Nghiệp vụ thư viện (Bảo t... 
 
​Thiết thực chào mừng kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), Chi đoàn Bảo tàng – Thư viện tỉnh đã thực hiện công trình thanh niên "Đưa di tích lịch sử tỉnh Long An đến với học đường" nhằm nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng về truyền thống anh hùng của dân tộc, tuyên truyền sâu rộng các giá trị lịch sử của quê hương đến với học sin... 
 
​ Ngày 26/4/2023, huyện Bến Lức tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu lịch sử, văn hóa và gia đình" năm 2023. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND huyện – Nguyễn Thành Nhân. Quang cảnh lễ tổng kết Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu các kiến thức về Đề cương Văn hóa Việt Nam; Lịch sử Đảng bộ huyệ... 
 
​Hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Hóa phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện và Huyện đoàn tổ chức Hội thi Đọc và kể chuyện theo sách lần thứ 2 năm 2023. Đại biểu tham quan và đọc sách tại các gian trưng bày sách của Thư viện huyện Mộc HóaTham gia hội thi có 15 thi sinh đến từ các xã, thị trấn, các đơn vị trường học, lực ... 
 
​Vừa qua, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Thạnh Hóa phối hợp với Huyện đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Hội thi Cảm nhận về "Quyển sách tôi yêu" lần thứ X, năm 2023. Các thí sinh thể hiện phần thi trên sân khấuTham gia hội thi có 33 thí sinh đến từ các trường tiểu học, trung học cơ sở và cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên các xã, thị ... 
 
​Sáng 21/4/2023, thành phố Tân An tổ chức Lễ phát động toàn dân chung tay xây dựng thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh và Cuộc vận động nhân dân tham gia "Góp ý và hiến kế xây dựng thành phố Tân An thân thiện, văn minh, hiện đại". Đến dự có ông Lê Công Đỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Tân An; ông Phạm Văn Bốn, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; ông H... 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
THỦ THỪA TỔ CHỨC LỚP TẬP HUẤN CÔNG TÁC THƯ VIỆN VÀ BẢO TỒN, BẢO TÀNG THỦ THỪA TỔ CHỨC LỚP TẬP HUẤN CÔNG TÁC THƯ VIỆN VÀ BẢO TỒN, BẢO TÀNG

Vừa qua, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Thủ Thừa phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lớp tập huấn công tác thư viện và bảo tồn, bảo tàng cho 40 học viên là công chức văn hóa – xã hội, nhân viên Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng các xã, thị trấn; giáo viên phụ trách thư viện các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn huyện.

11-7-2022 Thu Thua to chuc tap huan thu vien.jpg 

Tại lớp tập huấn, các học viên được nghe ông Văn Hoàng Linh, Trưởng phòng Nghiệp vụ Thư viện và bà Nguyễn Phương Thảo, Trưởng phòng Bảo tàng (Bảo tàng – Thư viện tỉnh) triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực thư viện; hướng dẫn hồ sơ thủ tục thành lập thư viện cấp xã và công tác nghiệp vụ thư viện; triển khai quy trình, thủ tục công nhận hiện vật lịch sử, bảo vật, cổ vật quốc gia và ý nghĩa của việc tặng hiện vật, bảo vật, cổ vật quốc gia về Bảo tàng – Thư viện tỉnh.

Kết thúc lớp tập huấn, Ban Tổ chức đã trao 40 giấy chứng nhận hoàn thành lớp học cho các học viên./.

Kim Phương


12/07/2022 3:00 CHĐã ban hànhApproved
KHAI MẠC LIÊN HOAN ĐỜN CA TÀI TỬ TỈNH LONG AN MỞ RỘNG NĂM 2023 KHAI MẠC LIÊN HOAN ĐỜN CA TÀI TỬ TỈNH LONG AN MỞ RỘNG NĂM 2023

Đêm 06/02, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Long An mở rộng năm 2023 tại Đình Vạn Phước (huyện Cần Đước) nhân lễ húy kỵ nghệ nhân nhạc sư Nguyễn Quang Đại. Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Hoàng Đình Cán, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh – Trương Văn Nọ đến dự.

06-2-2023 trao quyết định, bằng công nhận và kỷ niệm chương cho gia dinh nghe nhan.jpg

Trao quyết định, bằng công nhận và kỷ niệm chương cho
gia đình nghệ nhân Trần Phong Sắc và Lê Văn Tiếng

Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ được tổ chức nhân lễ húy kỵ đức nhạc sư Nguyễn Quang Đại, một nhạc quan của Triều đình Huế đến Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX. Ông có công đào tạo nên nhiều thế hệ tài năng của nhạc tài tử Nam bộ. Đây là dịp để các ban đờn ca tài tử giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, góp phần gìn giữ và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử.

06-2-2023 Ban Tổ chức tặng hoa và cờ cho các ban đờn ca tài tử tham gia liên hoan.jpg

Ban Tổ chức tặng hoa và cờ cho các ban đờn ca tài tử
tham gia liên hoan

Liên hoan diễn ra trong 2 đêm (06 và 07/02) với sự tham gia của 12 ban đờn ca tài tử trong và ngoài tỉnh, gần 150 nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca tham dự. Liên hoan Đờn ca tài tử nhân lễ húy kỵ đức nhạc sư Nguyễn Quang Đại là hoạt động thường niên và được duy trì trong suốt 27 năm. Sau thời gian gián đoạn do dịch Covid-19, năm nay, liên hoan được tổ chức lại và nhận được sự quan tâm của các ban tài tử trong và ngoài tỉnh.

06-2-2023 Tiết mục biểu diễn của Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An.jpg

Tiết mục biểu diễn của Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An

Nhân lễ khai mạc liên hoan, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cũng công bố quyết định truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam cho 2 nghệ nhân Trần Phong Sắc và Lê Văn Tiếng.

Sau chương trình khai mạc, các ban tài tử Long An, quận 8- TP.HCM, Bình Thuận, Đồng Nai, Bến Tre, Tây Ninh biểu diễn các tiết mục tham dự liên hoan./.

Theo Báo Long An online

https://baolongan.vn/khai-mac-lien-hoan-don-ca-tai-tu-tinh-long-an-mo-rong-nam-2023-a149276.html


07/02/2023 9:00 SAĐã ban hànhApproved
MỘC HÓA TỔ CHỨC SƠ KẾT PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT  XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” NĂM 2022 MỘC HÓA TỔ CHỨC SƠ KẾT PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT  XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” NĂM 2022

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) huyện Mộc Hóa tổ chức sơ kết Phong trào TDĐKXDĐSVH và tổng kết hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thanh năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đến dự có ông Nguyễn Thanh Sang, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH huyện Mộc Hóa; Ông Trần Văn Danh, Huyện ủy viên, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Mộc Hóa.

Trong năm 2022, Phong trào TDĐKXDĐSVH huyện có nhiều chuyển biến khởi sắc như tái công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới đối với 2 xã Bình Hòa Trung và xã Tân Lập; công nhận mới đối với xã Tân Thành, nâng tổng số xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới lên 6/6 xã; thị trấn Bình Phong Thạnh đã tổ chức lễ phát động xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; có 5/7 trụ sở trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng xã, thị trấn; 32/32 trụ sở nhà văn hóa - khu thể thao ấp, khu phố; 65/65 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa; 7.406/7.616 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 97,2%); tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 25,37% và tỷ lệ hộ gia đình thể thao đạt 20,91%.

13-3-2023 Ông Nguyễn Thanh Sang phát biểu tại hội nghị.jpg 

Ông Nguyễn Thanh Sang phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH huyện yêu cầu thành viên Ban Chỉ đạo cấp huyện và cấp xã cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa đi vào chiều sâu, thực chất; nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa của phong trào; phát huy tính tiên phong gương mẫu của cán bộ lãnh đạo; tuyên truyền, vận động cán bộ và người dân tích cực tham gia hưởng ứng thực hiện tốt các nội dung phong trào; nâng cao chất lượng phong trào gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

13-3-2023 Ông Nguyễn Thanh Sang tặng giấy khen cho tập thể.jpg 

Ông Nguyễn Thanh Sang tặng giấy khen cho tập thể đạt
thành tích trong hoạt động Phong trào TDĐKXDĐSVH

Dịp này, UBND huyện Mộc Hóa đã khen thưởng cho 5 tập thể và 5 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động Phong trào TDĐKXDĐSVH; 3 tập thể và 3 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động văn hóa, thông tin và truyền thanh năm 2022./.

Phòng VH và TT Mộc Hóa


13/03/2023 3:00 CHĐã ban hànhApproved
HUYỆN CHÂU THÀNH TỔ CHỨC LỄ GIỖ ĐỘI NỮ PHÁO BINH HUYỆN CHÂU THÀNH TỔ CHỨC LỄ GIỖ ĐỘI NỮ PHÁO BINH

Ngày 08/3/2023, tại Nhà bia tưởng niệm Đội Nữ pháo binh, UBND xã Phước Tân Hưng (huyện Châu Thành) đã tổ chức Lễ giỗ Trung đội Nữ pháo binh lần thứ 14, kỷ niệm 54 năm ngày Đội Nữ pháo binh chiến đấu và anh dũng hy sinh. Ông Nguyễn Văn Khải, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành; ông Phạm Văn Thật, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành đến dự.

10-3-2023 Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Khải thắp hương tại Nhà bia tưởng niệm Đội Nữ pháo binh.jpg 

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Khải thắp hương
tại Nhà bia tưởng niệm Đội Nữ pháo binh

            Đội Nữ pháo binh Châu Thành được thành lập ngày 09/02/1968 tại xã Phú Ngãi Trị. Từ 1 khẩu đội ban đầu, đơn vị đã phát triển lên 3 khẩu đội, quân số trên 30 chiến sĩ, được trang bị 4 cối 82 ly, 2 cối 60 ly và súng AK. Là Đội Nữ pháo binh duy nhất của huyện Châu Thành, được lãnh đạo tin tưởng, nhân dân yêu thương, đùm bọc, đơn vị đã vượt qua gian lao, thử thách chiến đấu kiên cường, dũng cảm tiêu diệt, tiêu hao 475 tên Mỹ - Ngụy; phá hủy, phá hỏng 21 khẩu pháo, 18 xe tăng, xe tải và nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch. Trong quá trình chiến đấu và trưởng thành (1968-1972), có 16 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã hy sinh vì độc lập dân tộc.

10-3-2023 Các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của Trung đội Nữ pháo binh huyện Châu Thành.jpg 

Các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang
của Trung đội Nữ pháo binh huyện Châu Thành

Thành tích chiến đấu và hy sinh của Đội Nữ pháo binh là điểm son chói lọi, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" của quê hương Long An./.

Hoàng Anh


10/03/2023 3:00 CHĐã ban hànhApproved
THÀNH PHỐ TÂN AN TỔ CHỨC LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG  DI TÍCH KHU TƯỞNG NIỆM 42 LIỆT SĨ TIỂU ĐOÀN ĐỒNG NAI THÀNH PHỐ TÂN AN TỔ CHỨC LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG  DI TÍCH KHU TƯỞNG NIỆM 42 LIỆT SĨ TIỂU ĐOÀN ĐỒNG NAI

Vừa qua, UBND thành phố Tân An long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh "Khu tưởng niệm 42 liệt sĩ Tiểu đoàn Đồng Nai". Ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Công Đỉnh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Tân An đến dự.

 31-01-2023 Đại biểu thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ.jpg

Đại biểu thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ
Tiểu đoàn Đồng Nai đã hy sinh

 31-01-2023 Đại biểu dự lễ.jpg

Đại biểu dự lễ

Khu tưởng niệm 42 liệt sĩ Tiểu đoàn Đồng Nai là nơi an táng và thờ cúng 42 cán bộ, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Đồng Nai - một trong những tiểu đoàn chủ lực được tăng cường cho Phân khu 3 trong chiến dịch Mậu Thân. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, 42 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Đồng Nai đã chiến đấu ngoan cường và anh dũng hy sinh khi tấn công vào căn cứ Mỹ, đại đội bảo an dã ngoại và Chi khu Thành, thị xã Tân An (nay thuộc Phường 7, thành phố Tân An) vào đêm mùng 9 tháng Giêng, nhằm ngày 06/02/1968. Từ thời điểm diễn ra trận đánh cho đến khi đất nước thống nhất, nơi an táng 42 liệt sĩ Tiểu đoàn Đồng Nai chỉ là nấm mộ chung với mô đất cao. Để tưởng nhớ công ơn của các chiến sĩ đã hy sinh, người dân nơi đây đã lập bia nhỏ để thờ cúng và tưởng niệm.

31-01-2023 trao bằng xếp hạng di tích cho thành phố Tân An.jpg 

Ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
trao bằng xếp hạng di tích cho thành phố Tân An

Năm 2017, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, Khu tưởng niệm 42 liệt sĩ Tiểu đoàn Đồng Nai đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng với tổng diện tích 1.874,8m2, gồm các hạng mục: cải tạo nhà bia tưởng niệm và bia ghi tên liệt sĩ Phường 7, cột cờ, nhà nghỉ chân, nhà vệ sinh, cổng hàng rào và đường vào nhà bia. Hàng năm, vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đều tụ hội về di tích tổ chức dâng hương, cúng giỗ và các hoạt động tưởng niệm, tri ân.  

31-01-2023 tặng hoa Ban quản lý di tích.jpg 

Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch UBND thành phố Tân An
tặng hoa Ban quản lý di tích

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của các cấp ủy Đảng, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đảng bộ, chính quyền thành phố Tân An và nhân dân địa phương đã quan tâm, chung tay bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, trong đó có Khu tưởng niệm 42 liệt sĩ Tiểu đoàn Đồng Nai. Thời gian tới, ông đề nghị UBND thành phố Tân An, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý, vệ sinh môi trường cảnh quan di tích luôn sạch, đẹp, bảo vệ an toàn hiện trạng di tích. Tiến hành nghiên cứu, sưu tầm danh tính 42 liệt sĩ Tiểu đoàn Đồng Nai, các hiện vật gắn liền với các cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn, giúp khách tham quan hiểu thêm về sự phát triển của lịch sử - văn hóa dân tộc thông qua quan sát trực quan những hiện vật lịch sử này. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng các công trình tôn tạo, phát huy giá trị di tích đạt hiệu quả cao. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các thế hệ học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm đưa di tích đến với công chúng trong và ngoài nước.

31-01-2023 Đại biểu trồng cây tại khuôn viên Khu tưởng niệm 42 liệt sĩ.jpg 

Đại biểu trồng cây tại khuôn viên Khu tưởng niệm 42 liệt sĩ
Tiểu đoàn Đồng Nai

Với những giá trị lịch sử nổi bật, Khu tưởng niệm 42 liệt sĩ Tiểu đoàn Đồng Nai được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích phục vụ công tác giáo dục truyền thống, thu hút khách tham quan, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Phòng VH và TT Tân An


31/01/2023 9:00 SAĐã ban hànhApproved
ĐỨC HUỆ: ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ -  VĂN HÓA CẤP TỈNH “MIẾU ÔNG BÌNH HÒA BẮC” ĐỨC HUỆ: ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ -  VĂN HÓA CẤP TỈNH “MIẾU ÔNG BÌNH HÒA BẮC”

Vừa qua, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh "Miếu ông Bình Hòa Bắc". Đến dự có ông Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Trần Thanh Phong, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đức Huệ.

Duc Hue don nhan bang xep hang di tich lich su mieu ong Binh Hoa Bac (21).JPG 

Trao bằng xếp hạng

Miếu ông Bình Hòa Bắc tọa lạc tại ấp Hòa Tây, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, là địa điểm lưu niệm, thờ cúng một nhân vật lịch sử có công chống giặc giữ nước theo truyền thuyết dân gian là ông Lê Công Trình. Đây không chỉ là cơ sở tín ngương dân gian mà Miếu ông Bình Hòa Bắc còn là nơi diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trong 2 thời kỳ kháng chiến, Miếu ông là cái nôi của cách mạng; là địa điểm tập hợp lực lượng đấu tranh chính trị; điểm tập kết, đóng quân của các đơn vị vũ trang; điểm trung chuyển vũ khí trong những chiến dịch lớn của cách mạng... góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân dân Đức Huệ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Chính vì vậy, đây được xem là địa danh lịch sử, ghi dấu quá trình hoạt động, chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào; là điểm son chói lọi trong trang sử hào hùng của quân dân Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dẫn đánh giặc". Sau ngày miền Nam giải phóng, Miếu ông được trùng tu nhưng quy mô còn khiêm tốn. Hiện nay, Miếu ông được bảo quản khá tốt, lễ hội hàng năm được tổ chức long trọng, thu hút đông đảo nhân dân tham dự.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong muốn các cấp chính quyền trong huyện tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, tu bổ, bảo vệ phát huy giá trị Di tích lịch sử - văn hóa "Miếu ông Bình Hòa Bắc" nói riêng, các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện nói chung. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý của Ban Quản lý di tích để Miếu ông Bình Hòa Bắc ngày càng được tôn tạo, khang trang, gần gũi với nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Duc Hue don nhan bang xep hang di tich lich su mieu ong Binh Hoa Bac (26).JPG 

Ông Nguyễn Tấn Quốc phát biểu tại buổi lễ

Theo ông Lê Văn Nên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Huệ, hiện toàn huyện có 11 di tích được xếp hạng, gồm 10 di tích cấp tỉnh do huyện quản lý và 01 di tích cấp quốc gia do tỉnh quản lý là Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh. Việc đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa "Miếu ông Bình Hòa Bắc" là niềm tự hào to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Đức Huệ và cũng là trách nhiệm to lớn của lãnh đạo địa phương trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích này./.

Như Huỳnh


02/03/2023 3:00 CHĐã ban hànhApproved
CẦN GIUỘC: SÔI NỔI HỘI THI LÀM LỒNG ĐÈN TRUNG THU CẦN GIUỘC: SÔI NỔI HỘI THI LÀM LỒNG ĐÈN TRUNG THU

Ngày 04/9/2022, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Cần Giuộc phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức Hội thi làm lồng đèn Trung thu năm 2022.

4-9-2022 Can Giuoc soi noi hoi thi lam den trung thu (hinh 1).jpg 

Hội thi làm lồng đèn Trung thu có 40 đội tham gia

Tham gia hội thi có 120 học sinh đến từ Trường THCS Trương Văn Bang và Trường THCS Nguyễn Thị Bảy. Các em được chia làm 40 đội, mỗi đội có 3 học sinh. Trong thời gian 150 phút, từ ý tưởng sáng tạo của mình, mỗi đội sẽ làm 1 chiếc lồng đèn Trung thu với kích thước đường kính 0,5m, chiều cao không quá 1,5m.

4-9-2022 Can Giuoc soi noi hoi thi lam den trung thu (hinh 2).jpg 

Các đội hoàn thành sản phẩm dự thi

Hội thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; giúp học sinh hiểu thêm ý nghĩa ngày Tết Trung thu và phát huy tính sáng tạo, khéo léo của mình. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, thiết thực và bổ ích trong ngày Tết Trung thu cho các em học sinh.

4-9-2022 Can Giuoc soi noi hoi thi lam den trung thu (hinh 3).jpg 

Lãnh đạo huyện trao giải thưởng cho các đội đạt giải cao

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho đội lớp 9A3 Trường THCS Trương Văn Bang./.

Phương Cảnh – Thất Huy


05/09/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
Tục cúng Việc lề và cúng Việc lề ở Long AnTục cúng Việc lề và cúng Việc lề ở Long An
Ngày 7/3/2011, Sở VH,TT và DL tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể “Tục cúng Việc lề ở Long An”. Đây là đề tài nghiên cứu theo chương trình văn hóa quốc gia “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật vật thể ”của Bộ VH-TT (nay là Bộ VH,TT và DL). Xin giới thiệu đôi nét về phong tục này ở Long An.

        Ngày 7/3/2011, Sở VH,TT và DL tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể “Tục cúng Việc lề ở Long An”. Đây là đề tài nghiên cứu theo chương trình văn hóa quốc gia “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật vật thể ”của Bộ VH-TT (nay là Bộ VH,TT và DL). Xin giới thiệu đôi nét về phong tục này ở Long An.

 

        Theo PGS.TS PhanThị Yến Tuyết,  cúng Việc lề (còn gọi là cúng Vật lề, cúng Lề…) là “nghi thức cúng truyền thống theo việc đã thành lề thói, thành lệ, được hình thành trong quá trình khai phá, khẩn hoang vùng đất Nam bộ của người Việt.Tín ngưỡng này không có ở miền Bắc và không rõ ràng ở miền Trung” (Tạp chí Dân tộc học số 1-1999, Tín ngưỡng cúng Việc lề- một tâm thức về cội nguồn của cư dân Việt khẩn hoang tại Nam bộ). Long An có lịch sử khẩn hoang sớm, vì vậy tục này khá phổ biến; một thống kê chưa đầy đủ cho biết hiện có trên 500 gia đình duy trì rất nghiêm túc, trong đó nhiều dòng họ còn giữ được nghi thức đặc thù thể hiện tinh thần của tín ngưỡng này.

        Về nguồn gốc, tục cúng Việc lề xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nhưng do hoàn cảnh trong những ngày đầu khẩn khoang gian khó ở Nam bộ nên trong nghi thức cúng có nét đặc thù là phản ánh dấu ấn thời khai hoang, qua đó ghi nhớ công ơn tổ tiên và nhận diện dòng họ. Cúng Việc lề đan xen nhiều nội dung rất phức tạp, nhưng tựu trung gồm: trước là cúng Việc lề, sau đó là cúng cầu an, cúng đất và cúng thí thực. Trong đó, riêng mâm cúng Việc lề không bày trên bàn mà thường bày dưới đất. Đây chính là yếu tố khác biệt của cúng Việc lề với một đám giỗ kỵ thông thường. Đặc điểm cơ bản nhất của tín ngưỡng này là tính chất riêng tư của từng dòng họ được thể hiện qua ngày cúng và vật cúng mà chỉ có người trong họ mới biết.

        Ngày cúng tuỳ theo lệ của dòng họ. Đó có thể là ngày giỗ hội, ngày mất của vị thủy tổ, ngày cúng đất, ngày cúng cầu an dòng họ (1)... Cá biệt có dòng họ chọn ngày cúng theo nghề hoặc đặc điểm lịch sử dòng họ mình (2). Thời điểm, thường là cận đến sau tết Nguyên Đán vào các dịp Tảo mộ ( ngày 25-12 nên gọi là giỗ chạp) (3), rước ông bà (30-12) (4), kiếu ông bà (mồng 3, 4, 5 tháng Giêng), Hạ nêu (mồng 7 tháng Giêng), Thanh Minh (tháng 3 Âm lịch) (5)… Vùng Đồng Tháp Mười lại thường chọn thời điểm nước nổi, là lúc sản vật dồi dào (6). Nhìn chung, đó là lúc nông nhàn, với người làm nghề nông, cũng là lúc có điều kiện về kinh tế để tổ chức.

        Trong nghi thức cúng, người ta cố tái hiện lại cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực của tổ tiên thời xưa đi khẩn hoang, như bày thức cúng trên đệm bàng hoặc chiếu trải dưới đất ngoài sân, dùng đĩa thô, chén sành, hoặc hái lá sen, lá môn làm dĩa, lấy gáo dừa, bẹ chuối làm chén, bẻ cọng tre làm đũa...Thức cúng đều là những món ăn mộc mạc, đơn sơ, phản ánh hoàn cảnh sống thiếu thốn lúc bấy giờ, như cá lóc nướng trui, cháo ám, cá chỉ cạo nhớt, để nguyên vảy, không chặt bỏ kỳ, vi, đuôi (vì không có dao); rau mọc dại ven sông như rau ráng, ô rô, cóc kèn..., mắm sống, cốm nổ rang ...v.v.

Cháo ám đựng muỗng vùa, tiên tổ khai đường hậu thế

Rơm đồng thui cá lóc, cháu con cảm đức tiền nhân.

(Câu đối treo trong ngày cúng Việc lề của họ Đỗ ở xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành)

                

                   Buổi ăn cộng cảm trong đám cúng Việc lề họ Nguyễn ở xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa

        

        Ở Long An, ngoài cá lóc nướng trui và cháo ám là hai món không thể thiếu, nhiều họ có món đặc thù của riêng mình. Họ Trần ở xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ bắt buộc phải có 100 cái bánh tét, 100 cái bánh ít, mỗi cái nhỏ bằng ngón chân cái, một chén nổ (nếp để nguyên vỏ đốt cho nổ bung ra thành cốm).  Họ Lê ở phường Khánh Hậu, thành phố Tân An cúng miếng đường tán, bánh tráng. Họ Phạm ở thành phố Tân An cúng đĩa gỏi cuốn, 5 mũi tên, một đĩa tam sên (trứng, tép, cua). Họ Võ ở thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa bắt buộc phải có gỏi da tượng (nay thế bằng da heo), một miếng da heo được cắt hình voi để nguyên trên mâm, tương truyền xưa trước khi về Đồng Tháp Mười chuyên săn bắn.Trước đây, trong mâm cúng của họ Võ còn có miếng thuốc phiện để nhắc nhở và răn dạy con cháu tránh xa tệ nạn này bởi trong họ có một người bị nghiện. Họ Lê ở xã Thanh Phú, huyện Bến Lức ngoài rau luộc, thủ vĩ lợn, tam sên… còn có đĩa thịt sống (để cúng chúa sơn lâm, do trước đây trong họ có người bị hổ vồ) và hình nộm bằng rơm với 5 tàu lá dừa, 5 mũi tên hình thành thế trận Ngũ Hành để diệt trừ yêu tà quấy phá dòng họ. Họ Nguyễn ở xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa cúng gạo, muối, 10 hột vịt, tam sên và con rắn nướng. Họ Huỳnh ở xã Bình Tâm, thành phố Tân An ngoài gạo, muối... còn có tô nước lạnh (hàm ý để ông bà rửa mặt) và tấm gương có phủ vải đỏ (hàm ý “nhiễu điều phủ lấy giá gương”). Họ Đỗ ở xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, ngoài cháo cá ám nấu còn nguyên hạt gạo lức, xôi, bánh ít, trầu, cau, thuốc... bắt buộc phải có 1 con cá lóc, 3 con tôm nướng để trên đĩa ô rô, cóc kèn và lá môn. Họ Lê ở Đức Tân, huyện Tân Trụ cúng một mâm cốm chuồi (gạo nếp rang ngào đường) rải lên trên ô rô, cóc kèn, dao phay, thớt, gáo múc nước.

        Một đặc điểm nữa là cúng Việc lề chỉ giới hạn trong nội bộ dòng họ, không có người ngoài. Ngày nay do điều kiện giao lưu, ít nhiều có thay đổi nhưng tinh thần ấy vẫn giữ. Đến ngày ấy, con cháu tự nhớ  mà tề  tựu về, không mời, ai có gì mang nấy. Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết, chủ tế với khăn đóng áo dài tề chỉnh, rót rượu, nước, đốt nhang khấn vái, đại ý là nhớ công đức của tổ tiên đã chịu nhiều gian khổ, hiểm nguy đến vùng đất mới sinh cơ lập nghiệp cho con cháu muôn đời, rồi theo thứ bậc trong gia tộc, mỗi người lạy bốn lạy... Khi nhang tàn, chủ tế đốt giấy tiền vàng bạc, rải gạo muối và kết thúc bằng nghi thức thả bè chuối, tức xếp lên chiếc thuyền được làm bằng bẹ chuối các lễ vật đã cúng tổ tiên và chúa Ngu Man Nương (chủ đất) mỗi thứ một ít (tượng trưng cho lương thực) để tiễn đưa tổ tiên về cõi âm. Thuyền được đưa ra ngả ba sông rạch để “hạ thủy”. Nghi thức này mang ý nghĩa Nam tiến và Bắc hồi, gợi nhớ cảnh vượt biển vào Nam lập nghiệp và quay thuyền về thăm quê hương bản quán ở miền ngoài. Nhiều nơi, lúc thả bè người ta không quên kèm theo một câu chúc “Ông bà đi mạnh giỏi”. Sau cùng là bữa ăn cộng cảm của dòng họ với những câu chuyện buồn vui được truyền lại từ thời cha ông mình đi khai phá. Nhiều dòng họ vẫn còn giữ những tập quán đẹp như họ Nguyễn ở Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, vật cúng không thể thiếu là rắn nướng được đem ra chia sẻ cho người một ít. Họ Đỗ ở Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, trước khi vào tiệc, món cháo cá ám và cá nướng trui được kiến cho người lớn tuổi, sau đó đến những người khác trong họ.

                

                 Vật cúng được bày dưới đất trong đám cúng Việc lề họ Võ, thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa

       

         Về ý nghĩa, cúng Việc lề thể hiện những tình cảm thiêng liêng về nơi chôn nhau cắt rốn, về họ hàng của người Việt khẩn hoang trên bước đường khai mở vùng đất mới. Do đặc điểm lịch sử, người Việt khẩn hoang ở Nam bộ vì nhiều lý do khác nhau, đa phần không ghi gia phả như tổ tiên ở miền Bắc, miền Trung vì sợ tiết lộ thân phận. Kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy đa phần lưu dân đến khẩn hoang ở Long An là từ miền Ngũ Quảng vốn rất chặt chẽ, kỹ lưỡng về gia phả dòng tộc, nhưng khi vô Nam lại không mấy ai ghi gia phả. Các gia đình ở Long An và Nam Bộ nói chung hiếm có lệ ghi gia phả. Chỉ những gia đình khá giả, quyền thế sau này lập tông chi chủ yếu để phân chia ruộng đất, ghi sơ sài ngày cúng giỗ ông bà, chỉ bắt đầu từ thế hệ những người vô Nam. Phần lớn người khẩn hoang là tội phạm bị lưu đày, những bị án thường phạm bị tập nã, những người nổi loạn bị thất bại nên trốn tránh triều đình, phải thay tên đổi họ. Cái tội bị “tru di tam tộc” treo lơ lửng trên đầu nên không dám ghi gia phả vì như thế hóa ra là “lạy ông con ở bụi này”, không chỉ khổ thân mà còn liên lụy đến dòng họ.Vì vậy, cúng Việc lề với các quy ước riêng về ngày cúng, cách cúng, vật cúng là thứ mật hiệu riêng để cháu con đang xiêu tán mỗi người một phương có thể nhận diện nhau trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Ngày nay người ta không còn phải nhận diện nhau qua những “ký hiệu riêng” trong tục cúng Việc lề nữa nhưng giá trị nhân văn sâu sắc về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của tín ngưỡng này là không hề thay đổi.

Hai trăm năm trước tổ tiên dày công khai phá

Cả vạn đời sau cháu con gắng sức vun bồi.

*****

Tụ nghĩa chiêu binh, Bình Trị địa linh bia đá tạc

Vong thân vị quốc, Đỗ gia nhân kiệt sử vàng ghi.

            .......

(Câu đối treo trong ngày cúng Việc lề của họ Đỗ ở xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành)

        Ngoài thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân khai phá mở cõi, tính giáo dục về lòng yêu nước, tự hào dòng họ, dân tộc trong tục cúng Việc lề ở Long An thể hiện rất rõ qua văn tế, câu đối... trong nghi thức cúng, nhất là những dòng họ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp chống giặc cứu nước như họ Nguyễn ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, họ Đỗ, xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành... (7). Xét ở mọi góc độ: văn hóa, lịch sử và nhân sinh, cúng Việc lề có vị trí xứng đáng trong việc bảo tồn để góp phần giáo dục truyền thống. Nó giáo dục trực tiếp ngay trong từng con người, gia đình, dòng họ, trực quan và rất cụ thể.

        Tuy nhiên, điều kiện xã hội thay đổi hiện nay ít nhiều đã kéo theo những lệch lạc. Nhiều nơi, người ta bày ra những nghi thức khác lạ, cầu kỳ mà quên rằng tinh thần cơ bản nhất của tín ngưỡng này là những nghi thức đơn giản nhưng riêng biệt của mỗi họ gợi nhớ thời khẩn hoang gian khó của cha ông. Thậm chí, do nhận thức và tác động của cuộc sống vật chất, một số nơi còn bị biến tướng, gây phản cảm. Như một đám cúng ở xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, năm 2009, để khoe khoang sự giàu có của mình, con cháu gia chủ đã thay thế cổ tục của ông bà bằng những màn ăn uống, hát xướng linh đình suốt nhiều ngày, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng.

        Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá vị trí của tục cúng Việc lề trong đời sống xã hội, từ đó tuyên truyền trong nhân dân về ý thức bảo vệ  di sản mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này; đồng thời mạnh dạn loại bỏ cái tiêu cực, phát huy cái tích cực, để phù hợp với đời sống văn hóa mới đương đại./.

 

                        Nguyễn Tấn Quốc

-----------------------------------

(1) Họ Võ ở thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa lấy ngày cúng là ngày mất của người vợ vị thủy tổ trong họ, ông Võ Tự Phụng, ngày 25 tháng Giêng.  Họ Lê ở xã Thanh Phú, huyện Bến Lức lấy ngày giỗ của một vị thủy tổ trong họ từng là Tổng đốc Thủy đạo Trường Sa, quê ở Quảng Nam. Họ Lê ở xã Đức Tân, huyện Tân Trụ lấy ngày cúng đất, 18-3. Họ Nguyễn ở xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa lấy ngày cúng Cầu an ở miếu bà Chúa Xứ của dòng họ, 16-2.

(2) Họ Nguyễn ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức làm nghề chài lưới, nên lấy ngày cúng Cầu ngư, 10-3 làm ngày cúng Việc lề. Tuy nhiên ngày nay thế hệ con cháu còn hiểu đó là ngày cụ Nguyễn Trung Trực từ biệt gia đình xuất quân chống Pháp .

(3) Họ Hồ, họ Nguyễn, xã Long Sơn, huyện Cần Đước; họ Phạm, họ Nguyễn, xã Phước Lại, họ Biện Hữu, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc; họ Nguyễn, họ Đặng, xã Lợi Bình Nhơn, thành phố Tân An; họ Đoàn, xã Mỹ Thạnh, họ Lê, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa …

(4) Họ Nguyễn ở khóm 4, thị trấn Thạnh Hóa.

(5) Họ Phạm, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức; họ Huỳnh, xã Phước Vân, huyện Cần Đước; họ Nguyễn, họ Lê, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc…

(6) Họ Nguyễn ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Hưng cúng Việc lề vào giữa năm, 5-7.

(7) Trong đoạn văn tế trong đám cúng Việc lề dòng họ Đỗ xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành có đoạn: “... Hơn thế nữa, nhìn đất nước bị ngoại bang dày xéo, lòng chẳng đặng an khí tiết anh hùng  trỗi dậy mới lập đàn bái tướng , chiêu tập anh hùng, gom góp sản vật, bán bớt ruộng đất đứng lên theo Thủ Khoa Huân chống Pháp. Hai ông Đỗ Tường Phong, Đỗ Tường Tự  lấy vùng Bình Cách và hành lang Long Trì-Bình Dương (Mỹ Tho) làm cứ địa kháng chiến. Than ôi! Giáo mác thô sơ không địch nổi với súng Tây hùng mạnh, nên hai ông bị bắt và bị xử tử. Thảm thay! Thảm thay! Vậy bổn phận con cháu phải hết lòng tưởng niệm công đức tổ tiên chúng ta ví như trời cao biển rộng . Than ôi, nghĩ tới ngậm ngùi chua xót...”.

Từ đường của dòng họ Nguyễn ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức còn ghi bài thơ, tương truyền của Nguyễn Trung Trực thể hiện khí tiết của ông trước lúc hy sinh:

                                                                                                       Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên

                                                                                                        Yêu gian đảm  khí hữu long tuyền

                                                                                                        Anh hùng nhược ngộ vô dung địa

                                                                                                        Bảo hận thâm cừu bất đới thiên.

                                                                                                                            (Thi sĩ Đông Hồ dịch). 

13/10/2011 8:19 SAĐã ban hànhApproved
THÀNH PHỐ TÂN AN TỔ CHỨC HỘI THI PHÁT THANH VIÊN CƠ SỞ  TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2021 THÀNH PHỐ TÂN AN TỔ CHỨC HỘI THI PHÁT THANH VIÊN CƠ SỞ  TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2021

Vừa qua, UBND thành phố Tân An tổ chức Hội thi Phát thanh viên cơ sở tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông năm 2021. Đến dự có ông Huỳnh Cao Chánh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; bà Mai Thị Xuân Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban tổ chức Hội thi.

Ba Mai Thi Xuan Phuong trao giai cho thi sinh dat giai nhat.jpg

Bà Mai Thị Xuân Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tân An -
Trưởng Ban Tổ chức Hội thi trao giải cho thí sinh đạt giải nhất

Tham gia Hội thi Phát thanh viên cơ sở tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông năm 2021 có 14 thí sinh là các cán bộ, viên chức phụ trách Đài truyền thanh xã, phường. Thông qua các tin, bài, phóng sự, các thí sinh đã chuyển tải đúng với chủ đề, nội dung tuyên truyền. Trong đó tập trung tuyên truyền về Luật, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắt giao thông; tuyên truyền tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông; tuyên truyền Nghị định 100 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; tuyên truyền về kết quả thực hiện năm an toàn giao thông năm 2020, tình hình tai nạn giao thông, những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, đồng thời biểu dương các mô hình hay, điển hình tiên tiến trong việc đảm bảo an toàn giao thông, xây dựng văn hoá giao thông, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Qua hội thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phát thanh viên cơ sở, tạo điều kiện để các anh chị phụ trách Đài Truyền thanh cơ sở có dịp trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng chương trình tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, nhất là tăng cường tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông; lựa chọn những sản phẩm phát thanh chất lượng cao về chủ đề an toàn  giao thông để phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống truyền thanh cơ sở. Đồng thời qua Hội thi cũng nhằm lựa chọn phát thanh viên cơ sở tiêu biểu để bồi dưỡng, cử tham dự Hội  thi Phát thanh viên cơ sở tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cấp tỉnh được tổ chức trong thời gian tới.

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho đơn vị phường Khánh Hậu; đơn vị Phường 3 đạt giải nhì; đơn vị Phường 4 và xã An Vĩnh Ngãi đồng giải ba./.

Phòng VH và TT Tân An


01/04/2021 2:00 CHĐã ban hànhApproved
CẦN GIUỘC: KHAI MẠC LỄ HỘI VÍA BÀ NGŨ HÀNH LONG THƯỢNG - DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA CẦN GIUỘC: KHAI MẠC LỄ HỘI VÍA BÀ NGŨ HÀNH LONG THƯỢNG - DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA

Sáng ngày 08/02/2023 (nhằm ngày 18 tháng Giêng), UBND huyện Cần Giuộc tổ chức khai mạc Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành Long Thượng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến dự có nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh – Mai Văn Nhiều; nhiều lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện, cùng đông đảo người dân trong và ngoài địa phương.

 8.2.2023 Can Giuoc khai mac le hoi via ba ngu hanh long thuong . di san van hoa phi vat the quoc gia (Anh 1).JPG

Đại biểu dự khai mạc Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành Long Thượng

Miếu Bà Ngũ Hành là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng dân gian, xuất hiện trong quá trình khai hoang lập ấp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của cộng đồng vào giữa thế kỷ 17. Tín ngưỡng dân gian nơi đây là thờ thần linh tượng trưng cho vật chất trong vũ trụ, có quyền năng giúp cho mưa thuận, gió hòa, phản ánh thiết chế văn hóa của cư dân có nền sản xuất nông nghiệp trong những ngày đầu khai phá vùng đất Nam Bộ.

8.2.2023 Can Giuoc khai mac le hoi via ba ngu hanh long thuong . di san van hoa phi vat the quoc gia (Anh 3).JPG 

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ -
Trương Hòa Bình dâng hương tại Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành

Miếu Bà Ngũ Hành Long Thượng không chỉ là chứng tích vật chất trong cuộc Nam tiến của cha ông ta trên vùng đất Cần Giuộc mà nơi đây còn bảo lưu một lễ hội truyền thống với những giá trị đặc sắc. Hàng năm vào các ngày 18, 19, 20 và 21 tháng Giêng, Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành Long Thượng được tổ chức với các nghi thức, hoạt động nghệ thuật diễn xướng dân gian như cầu an, chầu mời, thỉnh bà, dâng bông, hát chập, bóng rỗi, địa nàng… thu hút hàng chục ngàn người từ khắp nơi đến cúng viếng, cầu năm mới bình an, mưa thuận, gió hòa và ước vọng phồn vinh, thịnh vượng./.

Chí Hiếu - Thành Phát


08/02/2023 5:00 CHĐã ban hànhApproved
CẦN GIUỘC: TRIỂN KHAI MÔ HÌNH TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH  TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG  TRƯỜNG THPT CẦN GIUỘC CẦN GIUỘC: TRIỂN KHAI MÔ HÌNH TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH  TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG  TRƯỜNG THPT CẦN GIUỘC

Ngày 01/4/2022, Công an huyện Cần Giuộc kết hợp Trường THPT Cần Giuộc tổ chức Hội nghị triển khai mô hình tự quản của học sinh trong việc phòng, chống bạo lực học đường trường THPT Cần Giuộc.

1-4-2022 HINH 1 CAN GIUOC TRIEN KHAI MO HINH TU QUAN CUA HOC SINH TRONG VIEC PHONG CHONG BAO LUC HOC DUONG.jpg 

Theo đó, Công an huyện phối hợp cùng Ban Chỉ đạo phong trào của Trường THPT Cần Giuộc tuyên truyền, thông báo tình hình, phương thức hoạt động của tội phạm về ma túy; tác hại của ma túy; bạo lực học đường; trật tự an toàn giao thông... Các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những hoạt động có liên quan đến ma túy, bạo lực học đường có liên quan đến học sinh trong và ngoài nhà trường.

Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát giao thông, phối hợp với nhà trường bảo vệ an toàn cho học sinh trên đường đi học; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn giao thông, kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng gây rối mất trật tự trước cổng trường. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ về phòng chống bạo lực trong và ngoài nhà trường. Quản lý chặt chẽ đối tượng hình sự, ma túy ở địa bàn. Kịp thời phát hiện, đấu tranh xử lý các đối tượng, băng, ổ, nhóm de dọa, hành hung, quậy phá nhà trường kể cả khu vực xung quanh và ngoài trường. Tổ chức xác minh làm rõ những thông tin phản ánh liên quan đến an ninh trật tự, đảm bảo giải quyết dứt điểm tình hình không để ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch phục vụ tốt công tác phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn ma túy và vi phạm các quy định về Luật Giao thông đường bộ.

Trong thời gian tới, Công an huyện phối hợp Ban Chỉ đạo phong trào của Trường THPT Cần Giuộc tổ chức tuyên truyền nhiều chuyên đề liên quan đến công tác phòng chống bạo lực học đường; Luật Giao thông đường bộ; phòng chống tệ nạn xã hội... cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường./.

Phương Cảnh – Thất Huy


04/04/2022 4:00 CHĐã ban hànhApproved
ĐỨC HUỆ: PHÚC TRA CÔNG NHẬN DANH HIỆU XÃ ĐẠT CHUẨN  VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI ĐỐI VỚI XÃ BÌNH HÒA BẮC ĐỨC HUỆ: PHÚC TRA CÔNG NHẬN DANH HIỆU XÃ ĐẠT CHUẨN  VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI ĐỐI VỚI XÃ BÌNH HÒA BẮC

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) huyện Đức Huệ do bà Nguyễn Thị Hạnh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện làm trưởng đoàn đã đến phúc tra công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2022 đối với xã Bình Hòa Bắc.

14-11-2022 Đoàn phúc tra của huyện Đức Huệ làm việc với xã Bình Hòa Bắc.jpg 

Đoàn phúc tra của huyện Đức Huệ làm việc với xã Bình Hòa Bắc

Tại buổi làm việc, Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH xã Bình Hòa Bắc báo cáo với Đoàn phúc tra huyện về kết quả thực hiện và bản tự chấm điểm của xã theo Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Theo đó, để đạt chuẩn danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới năm 2022, trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bình Hòa Bắc đã tập trung triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả mang lại những kết quả nổi bật trong thực hiện 21 tiêu chí của Thông tư số 17. Hiện tại, toàn xã có 4/4 ấp được công nhận danh hiệu ấp văn hóa và có nhà văn hóa duy trì hoạt động; tỷ lệ hộ nghèo của xã đạt 1,45%;  có 97,61% hộ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; 99% hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; 92% hộ dân được nghe tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước… Các thành viên của Đoàn phúc tra huyện yêu cầu Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH xã giải trình thêm một số nội dung trong quá trình xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

14-11-2022 Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã được xây dựng vào năm 2022.jpg 

Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã được xây dựng vào năm 2022

Kết luận buổi làm việc, Đoàn phúc tra huyện thống nhất xã Bình Hòa Bắc đạt các tiêu chí về xây dựng xã văn hóa nông thôn mới năm 2022. Đồng thời, Đoàn đề nghị Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH xã sớm hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện và cần có giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí để đảm bảo tính bền vững, tạo tiền đề xây dựng xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023./.

Kim Tiến


14/11/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
CẦN GIUỘC: TỈNH KIỂM TRA KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ  XÃ VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐÔNG THẠNH CẦN GIUỘC: TỈNH KIỂM TRA KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ  XÃ VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐÔNG THẠNH

Chiều ngày 25/3/2022, Đoàn kiểm tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Nguyễn Anh Dũng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc về kết quả thực hiện các tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới; thực trạng và hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

25-3-2022 HINH 3 CAN GIUOC TINH KEM TRA KET QUA THUC HIEN CAC TIEU CHI XA VAN HOC NTM XA DONG THANH.JPG 

Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể huyện, sự đồng thuận của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội trên địa bàn xã ngày càng phát triển, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường trạm được đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư; người dân từng nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,1%, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 54 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ gia đình văn hóa hằng năm đạt 98,2%, 6/6 ấp được công nhân đạt danh hiệu ấp văn hóa. Xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2021.

Đoàn kiểm tra nghi nhận những kết quả đạt được, đồng thời đề nghị xã phấn đấu đến cuối năm 2022 giữ vững và hoàn thành 21/21 tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Trong đó, tập trung thực hiện các tiêu chí đạt thấp, chưa bền vững, khắc phục những hạn chế của phong trào. Tăng cường công tác vận động nhân dân tham gia giữ gìn môi trường nông thôn; duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; quan tâm đầu tư nâng cấp các thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là cơ sở vật chất và hoạt động của các nhà văn hóa ấp; quan tâm đến vấn đề đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn, phấn đấu nâng chất và hoàn thành các tiêu chí vào cuối năm 2022./.

Phòng VH và TT Cần Giuộc


28/03/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
TỈNH KIỂM TRA CÁC TIÊU CHÍ XÃ VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI VÀ  HOẠT ĐỘNG CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA TẠI XÃ VĨNH LỢI TỈNH KIỂM TRA CÁC TIÊU CHÍ XÃ VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI VÀ  HOẠT ĐỘNG CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA TẠI XÃ VĨNH LỢI

Ngày 28/3/2022, đoàn công tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra các tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới và hoạt động các thiết chế văn hóa tại xã Vĩnh Lợi. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Phan Hòa Nông, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng; ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lợi; đại diện lãnh đạo các ngành, đoàn thể huyện và các thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã Vĩnh Lợi.

30-3-2022 đoàn tỉnh làm việc với xã vĩnh lợi.jpg 

Quang cảnh làm việc tại xã Vĩnh Lợi

Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng xã văn hóa nông thôn mới, Đảng bộ và chính quyền xã Vĩnh Lợi luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện phong trào, cùng với sự đồng thuận tham gia của người dân mà xã đã đạt được những kết quả khá toàn diện. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày được nâng lên, có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho lao động nông thôn; năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50.000.000đ/người/năm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; hệ thống cầu đường giao thông nông thôn được đầu tư, tạo điều kiện cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa và sản xuất nông nghiệp của người dân. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 94,2%; có 4/4 ấp được công nhận và giữ vững ấp văn hóa liên tục từ 5 năm trở lên; 4 ấp có nhà văn hóa – khu thể thao, trong đó có 3 ấp đạt chuẩn theo quy định. Các ấp có Ban Chủ nhiệm; ngay từ đầu năm có ban hành kế hoạch hoạt động, có sổ nhật ký hoạt động và tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vào các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm của địa phương, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm.

30-3-2022 kiểm tra thiết chế văn hóa cơ sở.1.jpg 

Khảo sát thực tế thiết chế văn hóa cơ sở

Phát biểu tại buổi kiểm tra, bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận những kết quả đạt được của xã Vĩnh Lợi; đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo xã cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung khắc phục những hạn chế, những tiêu chí chưa đạt hoặc đạt chưa bền vững, cần có giải pháp để thực hiện. Tập trung công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới bằng nhiều hình thức như loa phát thanh, họp dân… Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, ấp văn hóa và hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở để phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ tinh thần của người dân./.

Bảo Trân


31/03/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
CỤC DI SẢN VĂN HÓA KHẢO SÁT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA LONG AN CỤC DI SẢN VĂN HÓA KHẢO SÁT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA LONG AN

Vừa qua, theo đề nghị của 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Long An, Cục di sản văn hóa đã cử Đoàn cán bộ gồm hai đồng chí: Nguyễn Minh Khang (Phó Trưởng phòng Quản lý di tích) và Lê Quốc Vụ (Chuyên viên chính Phòng Quản lý di tích) đến khảo sát các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm ở 3 tỉnh.

 16-4-2022 Đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày tại di tích Ngã tư Đức Hòa.png

Đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày tại Di tích Ngã tư Đức Hòa

Ở Long An, Đoàn công tác của Cục Di sản phối hợp lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng - Thư viện tỉnh, Ban Quản lý dự án xây dựng các công trình Văn hóa - Thể thao và Du lịch đến nghiên cứu, khảo sát, kiểm tra công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích quốc gia: Khu vực Đồn Long Khốt (xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng), khu vực Ngã tư Đức Hòa (thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa), cụm di tích khảo cổ học Gò Đồn, Gò Xoài, Gò Năm Tước (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa).

Qua khảo sát thực tế, đoàn cán bộ Cục Di sản văn hóa xúc động trước sự hy sinh xương máu của hàng ngàn anh hùng liệt sĩ trên mảnh đất Long Khốt, đồng thời đánh giá cao tỉnh Long An trong việc chủ động huy động các nguồn lực của xã hội phục vụ công tác trùng tu, tôn tạo Di tích Đồn Long Khốt. Công tác tu bổ di tích Khu vực Đồn Long Khốt đã được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục Di sản văn hóa.

Tại Di tích Ngã tư Đức Hòa, đoàn công tác đã tham quan các điểm di tích gốc, nhà trưng bày và thắp hương Đền thờ liệt sĩ Di tích Đồn Long Khốt, Tượng đài đồng chí Bí thư Xứ ủy Nam bộ Võ Văn Tần, Phù điêu đồng chí Châu Văn Liêm, Tượng đài các chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa. Đồng thời, đoàn đã cho ý kiến về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác quy hoạch và tiếp tục trùng tu, tôn tạo các di tích Đồn Long Khốt, Bình Tả, di tích Ngã tư Đức Hòa. Trong đó, đối với di tích Ngã tư Đức Hòa là các hạng mục chính như phục hồi khu vực ngã tư xưa, xây dựng Nhà Lưu niệm đồng chí Võ Văn Tần và Tượng đài đồng chí Võ Văn Tần với quy mô tương xứng với ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của di tích, việc đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích Bình Tả,…

16-4-2022 Dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa.png.jpg

Dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa

Đối với Cụm di tích khảo cổ học Gò Đồn, Gò Xoài, Gò Năm Tước, sau khi nghiên cứu, khảo sát, đoàn công tác đánh giá cao tầm vóc, ý nghĩa về lịch sử và khoa học của di tích, đồng thời bày tỏ quan điểm tích cực và ý nghĩa có tầm nhìn xa về chiến lược phát triển văn hóa về chủ trương đầu tư kinh phí lớn để thu hồi đất di tích Bình Tả phục vụ công tác tu bổ, phục hồi di tích của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Long An. Đoàn cũng cho ý kiến hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quy trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Cụm di tích khảo cổ học Gò Đồn, Gò Xoài, Gò Năm Tước là di tích quốc gia đặc biệt. Cần thực hiện ngay công tác quản lý, bảo vệ di tích, phối hợp với cơ quan khoa học và cơ quan quản lý xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích có giá trị lớn về lịch sử và khoa học này.

Đối với di tích Khu vực Đồn Long Khốt, đây thực sự là một di tích có ý nghĩa, thực sự là một cột mốc biên cương Tổ quốc, khẳng định chủ quyền quốc gia, cần trùng tu, tôn tạo, xây dựng xứng tầm với ý nghĩa lịch sử.

Thời gian làm việc của đoàn công tác ở Long An không dài nhưng đạt hiệu quả cao, mở ra nhiều hướng mới cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử trọng điểm của địa phương./.

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/cuc-di-san-van-hoa-khao-sat-di-tich-lich-su-van-hoa-cua-long-an-a133904.html


17/04/2022 9:00 SAĐã ban hànhApproved
TÂN HƯNG: KIỂM TRA, KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ  VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ VĨNH BỬU, VĨNH CHÂU A TÂN HƯNG: KIỂM TRA, KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ  VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ VĨNH BỬU, VĨNH CHÂU A

Nhằm nâng cao chất lượng danh hiệu "Xã văn hóa nông thôn mới" và chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn huyện, vừa qua, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Tân Hưng do ông Trần Thanh Minh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện làm trưởng đoàn, đến kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí văn hóa nông thôn mới và khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tại xã Vĩnh Bửu và xã Vĩnh Châu A.

Tại xã Vĩnh Bửu, Đoàn công tác đã kiểm tra các văn bản, hồ sơ, sổ sách có liên quan đến tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng xã văn hóa nông thôn mới và khảo sát thực tế cơ sở vật chất, kết quả hoạt động của các thiết chế văn hóa tại ấp Võ Văn Be và ấp Vàm Gừa.

 19.08.2022 kiem tra cac tieu chi van hoa nong thon moi tai xa Vinh Buu, Vinh Chau A (Anh 1).jpg

Quang cảnh làm việc tại xã Vĩnh Bửu

Thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", thời gian qua, xã Vĩnh Bửu đã tích cực triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân tổ chức thực hiện các tiêu chí, tạo chuyển biến tích cực, đưa phong trào ngày càng đi vào chiều sâu trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Đến nay, xã đã đạt 19/21 tiêu chí xây dựng "Xã văn hóa nông thôn mới"; hệ thống giao thông liên ấp được xây dựng cứng hóa, đảm bảo phục vụ tốt việc đi lại, trao đổi hàng hóa của người dân; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,7%; tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 96% và có trên 75% gia đình văn hóa 3 năm liền; 100% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn; 100% hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; xã có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng được xây dựng khang trang; 4/4 ấp giữ vững ấp văn hóa; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được quan tâm thực hiện tốt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên rõ rệt. Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ xã đến ấp được quan tâm đầu tư, mở rộng cả về quy mô và trang thiết bị, cơ bản hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.

19.08.2022 kiem tra cac tieu chi van hoa nong thon moi tai xa Vinh Buu, Vinh Chau A (Anh 2).jpg 

Đoàn công tác khảo sát thực tế hoạt động của các thiết chế văn hóa
tại ấp Vàm Gừa, xã Vĩnh Bửu

Tại xã Vĩnh Châu A, trước khi vào buổi làm việc, Đoàn công tác đã khảo sát thực tế tại Nhà văn hóa ấp Vườn Chuối và ấp 1/5. Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự hướng dẫn của Ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa huyện, sự đồng thuận của nhân dân đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn xã ngày càng phát triển. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; kết cấu hạ tầng, điện, đường, trường, trạm được đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa của nhân dân; người dân từng bước nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Thu nhập bình quân trên đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm; 5/5 ấp được công nhân đạt danh hiệu ấp văn hóa, trong đó có 3/5 ấp đạt danh hiệu ấp văn hóa 5 năm liền; trên 98% hộ gia đình được công nhận "Gia đình văn hóa" 3 năm trở lên. Đến nay, xã đã đạt 21/21 tiêu chí xây dựng "Xã văn hóa nông thôn mới".

19.08.2022 kiem tra cac tieu chi van hoa nong thon moi tai xa Vinh Buu, Vinh Chau A (Anh 4).jpg 

Đoàn công tác khảo sát thực tế hoạt động của các thiết chế văn hóa
tại ấp Vườn Chuối, xã Vĩnh Châu B

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Trần Thanh Minh đánh giá cao những kết quả mà xã Vĩnh Bửu, Vĩnh Châu A đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, ông đề nghị trong thời gian tới, các xã tiếp tục tăng cường công tác vận động nhân dân tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường; tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các thiết chế văn hóa, nhất là cơ sở vật chất và hoạt động của các nhà văn hóa ấp; quan tâm đầu tư trang bị tủ sách pháp luật ở các nhà văn hóa ấp./.

Duy Phước


24/08/2022 10:00 SAĐã ban hànhApproved
GIỚI THIỆU HÌNH ẢNH LONG AN TRONG KHUÔN KHỔ  LIÊN HOAN CẢI LƯƠNG TOÀN QUỐC - 2021 GIỚI THIỆU HÌNH ẢNH LONG AN TRONG KHUÔN KHỔ  LIÊN HOAN CẢI LƯƠNG TOÀN QUỐC - 2021

Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2021 khai mạc vào tối ngày 05/11 và diễn ra đến hết ngày 20/11/2022, quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên của 22 đơn vị nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp trong và ngoài công lập trên cả nước tham dự với 27 vở diễn về nhiều đề tài khác nhau. Đây là lần thứ 2 liên tiếp, sau lần đầu vào năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng chọn tỉnh Long An là đơn vị đăng cai tổ chức Liên hoan Cải lương toàn quốc. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, là dịp để nhân dân tỉnh Long An tiếp tục được thưởng thức những vở diễn hay, chất lượng cao của các đoàn nghệ thuật, nhà hát cải lương trên toàn quốc. Đồng thời, liên hoan cũng là cơ hội để người Long An được phục vụ, giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người "trung dũng, kiên cường" và hiếu khách.

 8-11-2022 dong dao khan gia den du xem lien hoan cai luong.jpg

Đông đảo khán giả đến dự xem Liên hoan Cải lương toàn quốc

Với bề dày lịch sử, văn hóa, Long An là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương. Nơi đây đã sản sinh nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ tài danh nổi tiếng như Nghệ nhân, nhạc sư Nguyễn Quang Đại – người có công lớntrong việc hình thành và phát triển loại hình nhạc lễ, nhạc tài tử Nam Bộ; Nhạc sĩ Cao Văn Lầu với bài Dạ cổ hoài lang bất hủ; Nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn sân khấu Huỳnh Nga, Nghệ sĩ nhân dân Minh Vương, Nghệ sĩ ưu tú Út Bạch Lan, Nghệ sĩ Mỹ Châu,… Những thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ tài danh đi trước đã làm cho mạch sống nghệ thuật cải lương Long An không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Mang tình đất, tình người Long An đến với liên hoan, Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An mở màn phần thi diễn với kịch bản Bên dòng Long Khốt, được Nghệ sĩ nhân dân, Tiến sĩ Triệu Trung Kiên chuyển thể cải lương từ vở kịch cùng tên của Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng. Vở diễn nói về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam mà điểm nhấn là sự ngoan cường, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ công an vũ trang, bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân tỉnh Long An trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Vở diễn khắc họa hình ảnh, nét đẹp của người chiến sĩ cách mạng, sự hy sinh, bao dung của quân và dân Việt Nam, sự gắn chặt tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Qua phần thể hiện của dàn nghệ sĩ trẻ tài năng, đầy triển vọng như Thu Mỹ, Hoàng Dư, Trần Minh, Trọng Tánh, Nam Thanh Phong, vở cải lương Bên dòng Long Khốt đã chạm đến cảm xúc người xem, lan tỏa hình ảnh vùng đất, con người của tỉnh nhà đến với bạn bè mọi miền đất nước.  

8-11-2022 Vo cai luong Ben dong Long Khot (hinh 1).jpg 

Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An với vở cải lương 
Bên dòng Long Khốt

 8-11-2022 Vo cai luong Ben dong Long Khot (hinh 2).jpg

Tại đêm khai mạc liên hoan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa cho biết, nhân dịp Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2021, tỉnh Long An sẽ giới thiệu đến quý đại biểu và du khách những làn điệu đờn ca tài tử, các khu di tích lịch sử, công trình văn hóa và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp tiêu biểu của tỉnh như Tượng đài Long An "trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc", Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, Khu di tích Quốc gia Đồn Long Khốt, Đình Vạn Phước, Chùa Tôn Thạnh, Vườn thú Mỹ Quỳnh, Khu du lịch Happyland, Khu dược liệu Đồng Tháp Mười, Khu du lịch sinh thái và học tập trải nghiệm Chavi Garden,… Theo đó, trong những ngày lưu lại Long An, các đại biểu, nghệ sĩ, diễn viên các đoàn nghệ thuật của tỉnh, thành sẽ được giới thiệu và hướng dẫn tham gia khám phá các tour, tuyến đến những địa điểm tham quan di tích lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và trải nghiệm tại Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Khu dược liệu Đồng Tháp Mười, Khu du lịch Cánh đồng bất tận, Làng cổ Phước Lộc Thọ, Khu du lịch Happyland, Sân gôn West Lakes, Vườn thú Mỹ Quỳnh, Khu du lịch sinh thái và học tập trải nghiệm Chavi Garden, Tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc", Hàng cau vua – Con đường hạnh phúc, Đồn Rạch Cát, Nhà trăm cột, Chùa Phước Lâm, Đình Vạn Phước, Chùa Tôn Thạnh, Di tích nghệ thuật Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức, Đền thờ Nguyễn Trung Trực. Đến những nơi đây, du khách sẽ được thả mình vào chốn bình yên của làng quê với cảnh sông nước hữu tình, rừng tràm ngút mắt; ngắm nhìn nhiều nhà cổ với hoa văn phong phú, đa dạng được Sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là 01 trong 100 điểm ấn tượng nhất Việt Nam. Đặc biệt, du khách sẽ được trải nghiệm và cảm nhận đầy đủ nhất khu nông nghiệp công nghệ cao cho cây chanh – cây nông nghiệp đặc trưng và chủ lực của Long An; có cơ hội học tập và trải nghiệm quy trình từ trồng trọt, đến chế biến và thương mại hóa các sản phẩm từ chanh và các sản phẩm nông nghiệp khác theo tiêu chuẩn xanh, sạch; được trải nghiệm cuộc sống và văn hóa của người miền Tây thông qua các tiểu cảnh đặc sắc của miền sông nước.

8-11-2022 phat bieu cua ong Pham Tan Hoa PCT UBND tinh.jpg 

Ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại liên hoan

Long An với phong cảnh hữu tình, con người mến khách chắc chắn là điểm nhấn khó phai trong lòng du khách, những người nghệ sĩ, diễn viên các đoàn nghệ thuật về tham dự liên hoan nói riêng và công chúng yêu nghệ thuật cả nước nói chung. Sự kiện Liên hoan Cải lương toàn quốc lần này chính là "cơ duyên" làm lan tỏa hình ảnh "Người Long An hiếu khách, văn minh, lịch thiệp", đưa Long An đến gần hơn với bạn bè, du khách trong và ngoài nước./.

Nguyễn Ngọc Thanh


09/11/2022 8:00 SAĐã ban hànhApproved
Lợi ích khi xây dựng Website Thư việnLợi ích khi xây dựng Website Thư viện

Những năm gần đây, trong nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo, hội nghị đã đề cập đến vấn đề phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại như là một giải pháp không thể thiếu trong quá trình hiện đại hóa hoạt động Thông tin – Thư viện. Hướng phát triển tất yếu đi đến một thư viện hiện đại là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trong đó việc thực hiện xây dựng trang Web thư viện là điều cần thiết và quan trọng. Bởi những lợi ích và sự hiệu quả mà trang Web đem lại cho các hoạt động Thông tin – Thư viện là rất lớn.

Trang Web có thể tạo ra kênh thông tin hiệu quả, thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa các thư viện với nhau; từng bước tin học hóa các hình thức tiếp nhận, lưu trữ, phổ cập, trao đổi, tìm kiếm thông tin trong nội bộ thư viện; xây dựng hệ thống các kho văn bản điện tử phục vụ cho các hoạt động quản lý điều hành của lãnh đạo và các hoạt động của thư viện; từng bước tạo ra thói quen làm việc mới trong mọi hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạo, hoặc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thư viện trên cơ sở sử dụng các thông tin điện tử. Qua đó từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành, hiệu suất giải quyết công việc; khắc phục một cách cơ bản tình trạng tản mạn hoặc bị “vùi lấp” thông tin, tạo điều kiện cho người sử dụng thư viện tiếp cận với thông tin một cách thuận tiện, đầy đủ, chính xác và nhanh chóng. Việc cung cấp thông tin của thư viện sẽ mở cửa 24 tiếng một ngày. Điều này có nghĩa là người sử dụng thư viện có thể xem thông tin, các dịch vụ của thư viện bất cứ ở đâu và bất cứ thời gian nào (kể cả các ngày nghỉ và ngày lễ). Khi một ai đó muốn biết về thời gian, địa điểm, phương hướng, hay bất cứ thông tin nào về thư viện thì họ sẽ có thể nhận được ngay những thông tin này. Ngoài ra, thư viện có thể liên hệ với các thư viện khác, các đối tác, người sử dụng thông qua trang web. Mọi thay đổi đều có hiệu lực ngay khi gửi cho họ, bất kì ai cũng xem được những thông tin cập nhật mà không phải liên lạc trực tiếp với thư viện.

Trang Web cho phép dễ dàng có thông tin phản hồi từ phía người sử dụng. Người sử dụng có thể điền vào mẫu phản hồi thiết kế đơn giản và nói cho thư viện điều họ nghĩ về thư viện, sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Trang Web cho phép trả lời ngay lập tức các câu hỏi người sử dụng hay thắc mắc.

Trang Web là tấm danh thiếp mà thư viện có thể dùng được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Thư viện có thể cung cấp rất hiệu quả các nguồn thông tin thông qua trang Web khi giới thiệu và cung cấp thông tin về hoạt động của thư viện với công chúng và toàn thế giới.

Ứng dụng trang Web trong hoạt động Thông tin - Thư viện là một hướng đi đúng đắn nhằm từng bước tin học hoá hoạt động Thư viện, từng bước chuyển đổi thư viện truyền thống, thủ công sang hình thức thư viện vừa truyền thống, thủ công vừa điện tử hoặc cao hơn nữa là phát triển thành thư viện điện tử hoàn toàn. Điều này rất cần thiết trong các hoạt động của thư viện hiện tại và phù hợp với xu hướng phát triển thư viện trong tương lai.

            AN THANH 

07/03/2012 3:27 CHĐã ban hànhApproved
LỄ KHÁNH THÀNH CÔNG TRÌNH KHAI THÁC PHÁT HUY GIÁ TRỊ  DI TÍCH KHU LƯU NIỆM LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU THỌ LỄ KHÁNH THÀNH CÔNG TRÌNH KHAI THÁC PHÁT HUY GIÁ TRỊ  DI TÍCH KHU LƯU NIỆM LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU THỌ

Ngày 10/7/2022, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Long An đã đến dâng hương tưởng niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhân kỷ niệm 112 năm ngày sinh của ông (10/7/1910 - 10/7/2022). Thiết thực chào mừng sự kiện này, UBND huyện Bến Lức và Công ty TNHH TM XNK Hồng Ngọc đã tổ chức Lễ khánh thành công trình khai thác phát huy giá trị di tích Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tại thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức.

12-7-2022 Đại biểu cắt băng khánh thành công trình.jpg 

Đại biểu cắt băng khánh thành công trình

 Công trình gồm 2 căn nhà trưng bày sản phẩm địa phương, 1 căn tin, 5 nhà lục giác để du khách nghỉ chân khi tham quan tại di tích. Các công trình được xây dựng bằng gỗ, ngói, kiểu dáng kiến trúc hài hòa, tạo không gian thông thoáng, phù hợp với cảnh quan di tích đã được xây dựng trước đó.

12-7-2022Đại biểu tham quan các gian trưng bày sản phẩm địa phương.jpg 

Đại biểu tham quan các gian trưng bày sản phẩm địa phương

Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng rằng mô hình này với những hạng mục phụ trợ trong công trình sẽ góp phần phát huy khu di tích theo hướng kết hợp thăm viếng, tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền bối cách mạng với tham quan du lịch; là điểm kết nối giữa du lịch với phát triển dịch vụ, đa dạng hóa việc thu hút khách tham quan, hiện thực hóa công tác xã hội hóa, kêu gọi nguồn lực tiếp tục đầu tư vào di tích trên địa bàn huyện Bến Lức nói riêng và tỉnh Long An nói chung.

12-7-2022 trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của huyện Bến Lức.jpg 

Ban Liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam trao
học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của huyện Bến Lức

Nhân dịp này, Ban Liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam đã trao 10 suất học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của huyện Bến Lức; Công ty TNHH TM XNK Hồng Ngọc trao tặng 500 quyển vở cho Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ./.

Phan Thị Kim An


12/07/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
VĨNH HƯNG: KIỂM TRA CÁC DANH HIỆU VĂN HÓA TẠI XÃ HƯNG ĐIỀN A VÀ TUYÊN BÌNH TÂY VĨNH HƯNG: KIỂM TRA CÁC DANH HIỆU VĂN HÓA TẠI XÃ HƯNG ĐIỀN A VÀ TUYÊN BÌNH TÂY

Nhằm kiểm tra các xã đạt tiêu chí văn hóa nông thôn mới, kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện các tiêu chí còn hạn chế, chưa đảm bảo chất lượng, chưa bền vững để góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đồng thời duy trì, phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Ngày 24/3/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra các xã đạt tiêu chí văn hóa nông thôn mới và khảo sát các thiết chế văn hóa, thể thao tại xã Tuyên Bình Tây và Hưng Điền A. Dự và tiếp đoàn kiểm tra có các thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện và Ban Chỉ đạo của xã Hưng Điền A và xã Tuyên Bình Tây.

28-3-2022 Vinh Hung KIEM TRA CUA SỞ VĂN HÓA.jpg 

Theo báo cáo, hằng năm, xã Hưng Điền A và xã Tuyên Bình Tây có 100% hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, qua bình xét có trên 96% được công nhận. Hiện nay, đa số các ấp trên địa bàn 2 xã được công nhận danh hiệu ấp đạt chuẩn văn hóa và duy trì qua các năm; công tác xây dựng môi trường văn hóa đã góp phần nâng cao ý thức cán bộ, công chức và người dân xây dựng cảnh quan môi trường sanh - sạch - đẹp; việc đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo giúp cho nhân dân trên địa bàn xã từng bước phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Ngoài ra, các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như đờn ca tài tử, dưỡng sinh, bóng chuyền… vẫn được duy trì và phát huy thế mạnh.

Tại buổi làm việc, Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã biểu dương kết quả đạt được trong thời gian qua và đề nghị các địa phương cần tập trung xây dựng phong trào, nâng chất xã văn hóa, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã văn hóa nông thôn mới trong thời gian tới./.

Phòng VH và TT Vĩnh Hưng


28/03/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA,  THỂ THAO VÀ DU LỊCH NĂM 2022 HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA,  THỂ THAO VÀ DU LỊCH NĂM 2022

Thực hiện Quyết định số 3078/QĐ-SVHTTDL ngày 20/12/2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) về việc phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra năm 2022, Thanh tra Sở đã tham mưu Giám đốc Sở thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đạt một số kết quả tích cực trong hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm và kiểm tra trong lĩnh vực VH, TT và DL trên địa bàn tỉnh.

Về công tác thanh tra: Thanh tra Sở đã tổ chức thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Quyết định số 753/QĐ-SVHTTDL ngày 06/4/2022 của Sở VH, TT và DL đối với Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh; tiến hành thanh tra hành chính theo Quyết định số 1793/QĐ-SVHTTDL ngày 21/7/2022 của Sở VH, TT và DL về việc thanh tra hành chính trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Kiến Tường. Qua kết quả thanh tra đã hướng dẫn, nhắc nhở đơn vị khắc phục mặt còn tồn tại, hạn chế, tập trung thực hiện đúng quy định trong công khai, minh bạch hoạt động giải quyết công việc của đơn vị; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật.

  Về công tác kiểm tra: Thực hiện Quyết định số 206/QĐ-SVHTTDL ngày 27/01/2022 của Sở VH, TT và DL thành lập Đoàn Kiểm tra triển khai thực hiện Công văn 270/UBND-VHXH ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh về việc tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trên địa bàn tỉnh và theo Công Điện số 351/CĐ-BVHTTDL 28/01/2022 của Bộ VH, TT và DL Về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Thanh tra Sở phối hợp Phòng Quản lý văn hóa và gia đình, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An và chính quyền địa phương tổ chức 06 cuộc kiểm tra đối với các Ban tổ chức lễ hội đề nghị Ban Hội hương, Ban Hộ tự, Ban Quản trị các cơ sở thờ tự, đình làng thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và Công điện của Bộ VH,TT và DL không tổ chức phần Hội, chỉ tổ chức phần nghi lễ theo hình thức nội bộ, đồng thời triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

22-02-2023 Đoàn kiểm tra lập biên bản nhắc nhở cơ sở kinh doanh karaoke.png 

Đoàn kiểm tra lập biên bản nhắc nhở cơ sở kinh doanh karaoke
trên địa bàn tỉnh

Thanh tra Sở chủ trì phối hợp với Đội kiểm tra liên ngành về văn hóa tỉnh tổ chức tiến hành kiểm tra 18 cuộc đối với 167 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, kinh doanh trò chơi điện tử, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ thương mại… Qua kiểm tra đã nhắc nhở, hướng dẫn 157 cơ sở kinh doanh karaoke, trò chơi điện tử, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ thương mại chấp hành đúng các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, phát hiện 3 cơ sở kinh doanh karaoke có dấu hiệu cho khách sử dụng ma túy trong phòng karaoke tại huyện Đức Hòa, thị xã Kiến Tường, vụ việc trên đã bàn giao cho công an địa phương xử lý theo quy định của pháp luật. Lập biên bản vi phạm 3 cơ sở kinh doanh karaoke (1 tổ chức; 2 cá nhân) tại huyện Bến Lức, huyện Đức Hòa với hành vi hoạt động quá giờ quy định, ban hành quyết định xử phạt với số tiền là 50.000.000 đồng.

Thanh tra Sở phối hợp với Phòng Quản lý văn hóa và gia đình, Phòng văn hóa và thông tin các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An tổ chức 11 cuộc kiểm tra đối với 73 cơ sở hoạt động quảng cáo, viết, đặt biển hiệu trên địa bàn tỉnh Long An. Qua kiểm tra đã buộc cam kết 61 cơ sở khắc phục về quy định bảng quảng cáo. Lập biên bản vi phạm hành chính 12 cơ sở hoạt động quảng cáo (10 tổ chức; 02 cá nhân). Ban hành 12 quyết định xử phạt với tổng số tiền 272.000.000đ.

Ngoài ra, thực hiện theo chỉ đạo của Giám đốc Sở VH, TT và DL, Thanh tra Sở tổ chức 9 cuộc kiểm tra đột xuất đối với 15 cơ sở hoạt động quảng cáo trên các tuyến đường thành phố Tân An. Kết quả kiểm tra đã phát hiện 12 tổ chức, 2 cá nhân thực hiện hoạt động quảng cáo không đúng quy định. Thanh tra Sở tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành 14 quyết định xử phạt với tổng số tiền là 209.500.000 đồng. Trong năm 2022, tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành là 29 quyết định; tổng số tiền xử phạt vi phạm là 531.500.000 đồng.

22-02-2023 Đoàn tiến hành kiểm tra hoạt động quảng cáo.png 

Đoàn tiến hành kiểm tra hoạt động quảng cáo
trên địa bàn thành phố Tân An

Về công tác tiếp công dân: Thanh tra Sở đã tham mưu thông báo lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở, thông báo số điện thoại đường dây nóng và địa chỉ hộp thư góp ý của Sở VH, TT và DL. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở đã tham mưu Giám đốc Sở ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân, giải quyết đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định pháp luật. Trong năm 2022, Sở VH, TT và DL tiếp nhận 3 đơn thư (2 đơn kiến nghị, 1 đơn khiếu nại), Thanh tra Sở đã tham mưu Giám đốc Sở giải quyết dứt điểm các đơn thư theo đúng quy định pháp luật.

Về công tác phòng, chống tham nhũng: Thanh tra Sở đã tham mưu Giám đốc Sở lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị thuộc Sở theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống tham nhũng; tổ chức kê khai tài sản, thu nhập; công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan, đơn vị; thường xuyên nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) thực hiện Quy chế văn hóa công sở, Quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp... nhằm phát huy quyền làm chủ của CB, CC, VC, NLĐ và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; góp phần xây dựng đội ngũ CB, CC, VC, NLĐ có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; ngăn chặn, phòng ngừa và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, phiền hà, sách nhiễu nhân dân./.

Tuấn Kiệt


22/02/2023 4:00 CHĐã ban hànhApproved
Di tích chùa Thới BìnhDi tích chùa Thới Bình

Chùa Thới Bình có tên chữ  hán là Thới Bình cổ tự, tọa lạc tại ngã ba vàm Rạch Dừa thuộc ấp Phước Thới, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Từ thị trấn Cần Giuộc, xuôi dòng Rạch Cát về phía hạ lưu khoảng 1km thì đến di tích.

Chùa Thới Bình được thành lập vào đầu thế kỷ XIX, ban sơ chỉ là một thảo am bằng tre lá. Trải qua sự tác động của tự nhiên và con người, chùa bị hư hại nhiều lần. Chư  hòa thượng trụ trì đã thay nhau xây dựng lại ngôi tam bảo và đã 5 lần dời địa điểm chùa. Năm 1932, ông Hội đồng Ngô Ngọc Giang hiến 4500m2 đất để làm địa điểm xây dựng ngôi chùa hiện tại. Cũng trong năm 1932, ngôi chùa được khánh thành và được giữ nguyên tên gọi Thới Bình cổ tự. Các tín đồ phật tử đã thỉnh Hòa thượng Thích Từ Nhẫn từ chùa Chưởng Phước (Long Hậu, Cần Giuộc) về trụ trì ngôi tam bảo này. Hòa thượng Thích Từ  Nhẫn là một vị cao tăng ở nước ta, có tên thật là Lê Ngọc Thập, sinh năm 1901, tại làng Phước Lại, tổng Phước Điền Hạ, quận Cần Giuộc. Xuất gia đầu Phật từ thuở nhỏ và tinh tấn trong việc tu hành nên năm 22 tuổi ông đã được phong Hòa thượng. Ông đã từng trụ trì chùa Linh Nguyên (xã Đức Hòa Hạ - Đức Hòa), chùa Chưởng Thánh (Thành phố Hồ Chí Minh), chùa Chưởng Phước (xã Long Hậu - Cần Giuộc)...Năm 1927, Thái hậu Từ Cung- mẹ vua Bảo Đại đau nặng. Các ngự  y của Thái y viện cố công điều trị nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm. Trong 3 đêm liên tiếp, Thái hậu đều nằm mộng thấy một vị Hòa thượng pháp danh là Thích Từ Nhẫn, người tỉnh Chợ Lớn, Nam Kỳ bèn bảo lại với vua và triều thần. Vua Bảo Đại hạ chỉ dời ông ra Huế. Hòa thượng đăng đàn tụng kinh trong 3 ngày đêm thì bệnh tình bà Thái hậu thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Vì thế, vua Bảo Đại liền phong cho ông chức Quốc sư. Một thời gian sau, khi Hòa thượng trở về về trụ trì chùa Thới Bình, vua Bảo Đại sắc tứ cho chùa và tặng bức hoàng phi Sắc tứ Thới Bình tự treo ở  chánh điện.

Như đa số những ngôi chùa ở Nam Bộ, chùa Thới Bình là một quần thể kiến trúc bao gồm: chùa và vườn chùa, tổng diện tích khoảng 2400m2. Trên bình đồ, chùa có dạng chữ tam (   ), gồm 3 lớp nhà : chánh điện, hậu tổ và nhà giám trai. Chánh điện và hậu tổ là hai ngôi nhà liên tiếp nhau theo lối kiến trúc cổ truyền có chiều ngang 9m, dài 18m, mỗi ngôi nhà có 4 cột tròn bằng danh mộc kết cấu kiểu tứ trụ, các vì kèo tạo dáng vuông trên nóc tỏa xuống thanh 8 ngăn nhỏ dạng bát quái thể hiện vũ trụ và nhân sinh quan phương Đông. Nhờ kiểu kết cấu ấy nên diện tích chùa được mở rộng, tạo sự cao ráo trang nghiêm cho chánh điện. Ban đầu chùa được lợp ngói âm dương, nhưng trong đợt trùng tu năm 1992, sư trụ trì đã thay số ngói cũ và lợp mới bằng ngói tây. Xung quanh chánh điện và hậu tổ là 3 hành lang rộng được kết cấu bởi 32 cột gỗ và hệ thống vì kèo tạo sự thoáng mát cho ngôi chùa. Những đầu đao của mái chùa được xây bằng xi măng, uốn cong ở 4 góc gợi lên vẻ cổ kính thâm u của ngôi chùa. Nhà giám trai là một ngôi nhà ngang lợp ngói âm dương rộng 12,5m, dài 4,5m. Đây là nơi lo việc ẩm thực cho phật tử và khách thập phương những dịp cúng lễ trong năm. Cũng như những chùa cổ ở Nam Bộ, cách bố trí tượng thờ ở chùa Thới Bình cũng theo công thức Tiền Phật - hậu Tổ với trên 60 tượng phật bằng đồng, đất nung, gỗ... không mang nhiều yếu tố Hán như những tượng  trước thế kỷ XIX, mà đã có một số nét nhân chủng Việt và địa phương Nam Bộ. Nghệ nhân đã sử dụng sơn bằng nhựa thông để làm hoa văn trang trí nổi trên gỗ, đắp thêm kính màu vào các đai hoàng bào trước khi sơn son thếp vàng. Nhìn chung, tượng Phật chùa mang phong cách của giai đoạn sau thế kỷ XIX, góp phần làm phong phú cho nghệ thuật tạc tượng tròn của Phật giáo Nam Bộ. Hệ thống tượng, hoành phi, liễn đối, bao lam trang trí trong chùa là di sản văn hóa Phật giáo quý báu của dân tộc được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Các bức hoành phi Huệ nhựt di thiên,(mặt trời trí tuệ bao trùm khắp bầu trời); Trí đức tôn vinh (Sự cao cả của trí đức); Phật pháp đóng lương (Phật pháp là rường cột); Tổ ấn trùng quang (Phật pháp ngày càng sáng tỏ)...và các cặp đối liễn (trong đó có 1 cặp đối liễn long trụ)  ngoài giá trị về nghệ thuật điêu khắc gỗ với hoa văn dây lá, rồng cách điệu và sơn son thếp vàng, còn là những tài liệu hán nôm quý, thể hiện triết lý Phật giáo Việt Nam. Riêng dàn bao lam chùa Thới Bình trang trí nơi Nhà tổ đã tạo vẻ trang nghiêm với những đường nét chạm khắc điêu luyện, đăng đối qua chủ đề Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Ngoài ra,  chùa còn lưu giữ 1 đại hồng chung thế kỷ XIX bằng đồng cao 80cm, thân chuông có hoa văn mặt trời và hoa lá cách điệu, cùng 1 bộ Kinh đài bằng gỗ trang trí 22 vị phật đứng trên 2 con rồng do Vua Bảo Đại ban tặng. Bên ngoài ngôi cổ tự là một khu vườn được trồng nhiều loại cây che bóng mát, cùng hệ thống mộ tháp của các vị sự trụ trì đã quá vãng. Trong quần thể ấy, chùa Thới Bình đã hòa nhập vào khung cảnh thiên nhiên trải rộng của mảnh đất đồng bằng, không biệt lập với đời mà hết sức thân quen gần gũi. Điều này cũng phản ánh triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam.

Có mặt từ buổi đầu đạo Phật được hoằng dương ở Nam Bộ cùng với bước chân Nam tiến của lưu dân, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Thới Bình vẫn đứng vững theo thời gian với chức năng bảo tồn những nét văn hóa cổ truyền trước sự xâm nhập của văn hóa nước ngoài và góp phần làm phong phú hơn nữa bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Với ý nghĩa ấy, chùa Thới Bình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng di tích tại Quyết định số 400/QĐ-UB, ngày 22-2-1997. 
                                                                                                Nguyễn Văn Thiện

26/06/2012 2:05 SAĐã ban hànhApproved
VỀ BẾN LỨC THĂM DI TÍCH LỊCH SỬ RỪNG TRÀM BÀ VỤ VỀ BẾN LỨC THĂM DI TÍCH LỊCH SỬ RỪNG TRÀM BÀ VỤ

Bến Lức – mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, nơi có nhiều địa danh gắn với những chiến công vang dội chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Một trong số đó là địa danh Rừng Tràm Bà Vụ, nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang của miền Nam trong hai thời kỳ kháng chiến, là nỗi kinh hoàng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lăng.

Di tích lịch sử Rừng Tràm Bà Vụ, tọa lạc tại ấp 1, xã Tân Hòa có diện tích xây dựng khoảng 10.893m2. Tại đây, mọi người sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về nơi ghi dấu những sự kiện trọng đại, những chiến tích oai hùng trong suốt hai thời kỳ kháng chiến của Đảng bộ và nhân dân Long An, là nơi tái hiện lại vùng đất chiến khu xưa với những tên đất, tên làng một thời vang bóng.

 ngay 30-4-2022, ben luc Ve tham Di tich lich su rung Tram Ba Vu (HINH 2).JPG

Qui mô Khu di tích lịch sử Rừng Tràm Bà Vụ tại xã Tân Hòa

Ngược dòng lịch sử, địa danh Rừng Tràm Bà Vụ thuộc khu vực có địa hình trũng trấp, ven bờ Vàm Cỏ Đông, trước đây thuộc Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Những cơ quan đầu não và các đồng chí Nguyễn An Ninh, Châu Văn Liêm, Võ Công Tồn, Hồ Văn Long… đã từng bám trụ và dày công xây dựng cơ sở Đảng nơi đây để chỉ huy phong trào cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn, tiêu biểu có trận Láng Le - Bàu Cò vang dội năm xưa. Đây là một điển hình của việc vận dụng thành công sách lược: "Toàn dân, toàn diện và trường kỳ kháng chiến" của Đảng ta, sự tồn tại ngoan cường của căn cứ Rừng Tràm Bà Vụ trong suốt 30 năm giữa vòng vây ác liệt của quân thù đã chứng minh cho tinh thần quật khởi, lòng yêu nước nồng nàn của quân và dân Long An. Với những ý nghĩa quan trọng đó, Rừng Tràm Bà Vụ đã được UBND tỉnh Long An công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 119/QĐ-UB ngày 27/01/1994.

ngay 30-4-2022, ben luc Ve tham Di tich lich su rung Tram Ba Vu (HINH 6).JPG

Các nhân công đang gấp rút hoàn thành các tiểu cảnh tái hiện lại hình ảnh,
con người, các trận đánh tại địa danh Rừng Tràm Bà Vụ

Theo chủ trương đầu tư và quyết định phê duyệt dự án của tỉnh Long An, khu di tích được xây dựng với quy mô gồm: nhà bảo vệ, nhà đón khách, nhà quản lý; nhà trưng bày hiện vật; căn tin, quầy lưu niệm; nhà tưởng niệm; nhà vệ sinh; cổng, hàng rào; cây xanh, sân đường nội bộ, sân lễ, cột cờ; hệ thống cấp điện, chiếu sáng tổng thể; hệ thống cấp, thoát nước tổng thể; phòng cháy chữa cháy, chống sét; khu tái hiện rừng tràm và vườn thơm, thiết bị, mô hình trưng bày, với tổng mức đầu tư trên 35 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các Công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Long An làm chủ đầu tư. Hiện khu di tích đang dần hoàn thiện các hạng mục để chuẩn bị bàn giao cho huyện Bến Lức quản lý trong năm 2022.

 ngay 30-4-2022, ben luc Ve tham Di tich lich su rung Tram Ba Vu (HINH 5).JPG

Các nhân công đang gấp rút hoàn thành các tiểu cảnh tái hiện lại hình ảnh,
con người, các trận đánh tại địa danh Rừng Tràm Bà Vụ

Ông Lê Hoàng Long, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Hòa chia sẻ: "Xã Tân Hòa chúng tôi vinh dự có Khu di tích Rừng Tràm Bà Vụ sắp hoàn thành và đưa vào sử dụng, đây là niềm tự hào của người dân xã nhà. Với vai trò là cựu chiến binh, bản thân tôi sẽ tuyên truyền vận động hội viên, gia đình và nhân dân trong xã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, cùng nhau chăm sóc, giữ gìn, bảo quản khu di tích này".

Ông Phan Văn Na, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Bến Lức cho biết: "Sắp tới đây, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Bến Lức sẽ tiếp nhận và quản Khu di tích Rừng Tràm Bà Vụ tại xã Tân Hòa. Hiện Trung tâm đã bố trí nhân sự tiếp quản và phân công thuyết minh viên giới thiệu, hướng dẫn các đoàn đến tham quan".

Di tích lịch sử Rừng Tràm Bà Vụ với những giá trị to lớn, là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Những thành quả to lớn mà cha ông đã làm được thể hiện qua di tích sẽ được thế hệ sau nhớ mãi và kế thừa một cách xứng đáng./.

Việt Hằng – Lê Hạnh


29/04/2022 4:00 CHĐã ban hànhApproved
HỌP BÁO LIÊN HOAN CẢI LƯƠNG TOÀN QUỐC 2021 HỌP BÁO LIÊN HOAN CẢI LƯƠNG TOÀN QUỐC 2021

Sáng 03/11, Ban Tổ chức Liên hoan Cải lương toàn quốc 2021 tổ chức họp báo công bố thông tin về Liên hoan Cải lương toàn quốc 2021. Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Trần Hướng Dương, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch - Nguyễn Anh Dũng đồng chủ trì cuộc họp báo.

3-11-2022 Phó Cục Trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Trần Hướng Dương.jpg 

Phó Cục Trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Trần Hướng Dương (đứng),
Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch - Nguyễn Anh Dũng
đồng chủ trì họp báo

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2021 dự kiến diễn ra trong năm 2021, tuy nhiên do dịch Covid-19 nên liên hoan tạm hoãn đến nay. Liên hoan Cải lương toàn quốc lần này có sự tham gia của 22 đơn vị với 27 vở diễn và sự góp mặt của gần 1.000 diễn viên, nghệ sĩ. Các vở diễn có thời lượng từ 90 - 150 phút, xoay quanh các đề tài: Lịch sử, dân gian và hiện đại, được dàn dựng từ năm 2017 đến nay hoặc được phục dựng với ekip sáng tạo mới. 

3-11-2022 ong Trần Hướng Dương thông cáo báo chí.jpg 

Phó Cục Trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Trần Hướng Dương
thông cáo báo chí tại buổi họp báo

Liên hoan lần này có sự góp mặt khá đông đủ các đoàn cải lương khắp 3 miền, đặc biệt là của nhiều đơn vị nghệ thuật ngoài công lập. Số lượng diễn viên trẻ tham gia liên hoan cải lương lần này khoảng 300 diễn viên. Trong số 27 vở diễn tham gia Liên hoan cải lương toàn quốc 2021 có 16 vở đề tài hiện đại, điều này cho thấy cải lương luôn có sự đổi mới, nắm bắt hơi thở cuộc sống. Đó là những tín hiệu đáng mừng cho sự tiếp nối và phát triển của nghệ thuật cải lương.

Nhằm đưa thông tin về Liên hoan Cải lương toàn quốc 2021 đến gần với khán giả hơn, Ban Tổ chức chủ động đa dạng hoạt động quảng bá: Băng rôn, báo chí, mạng xã hội,… Đặc biệt, đêm khai mạc và bế mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc 2021 được truyền hình trực tiếp trên kênh LA34 Đài Phát thanh và Truyền hình Long An. Các tiết mục tham gia liên hoan được ghi hình và phát sóng trên VTVcab./.

Theo Báo Long An online


03/11/2022 4:00 CHĐã ban hànhApproved
Nhà yêu nước Võ Công Tồn, người con ưu tú của quê hương Bến Lức Nhà yêu nước Võ Công Tồn, người con ưu tú của quê hương Bến Lức
Võ Công Tồn sinh năm 1891 tại làng Long Hiệp, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn, nay là xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ông có tên khai sinh là Võ Văn Tồn. Cha mẹ ông là người hào hiệp, còn ông lại ưa chuộng công bằng chính trực nên ông được cha thay chữ lót ở họ tên, đổi thành Võ Công Tồn.

Gia đình ông Võ Công Tồn vốn có nguồn gốc từ Phan Thiết, đến đời ông nội của ông thì chuyển vào Nam định cư, khai phá vùng đất mới bên bờ sông Rạch Chanh (nay thuộc thành phố Tân An). Thân sinh của ông Võ Công Tồn là cụ ông Võ Văn Suốt và cụ bà Nguyễn Thị Hâm, mưu sinh bằng nghề hát bội, sau đó định cư, làm ruộng tại ấp Cá Trê (nay là ấp Lò Gạch) và xây dựng lò sản xuất gạch ngói. Nhờ lao động cần cù, việc kinh doanh của thân sinh ông Võ Công Tồn ngày càng phát đạt. Riêng cụ ông Võ Văn Suốt rất được nhân dân tín nhiệm, từng làm đến chức Hương cả. Cụ Cả Suốt còn dùng lẫm lúa của gia đình dạy chữ nho và quốc ngữ để mở mang trí tuệ cho con em trong vùng.

Sống và lớn lên trong một gia đình nề nếp, có truyền thống yêu nước, lại là người con duy nhất nên ông Võ Công Tồn rất được cha mẹ yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ kỹ lưỡng. Thuở nhỏ, ông học lớp nhất (Corus Supérieur) ở trường Bến Lức, sau đó học tiếp 6 năm trung học ởTrường nội trú Taberd (Sài Gòn). Vì là con duy nhất nên ông không học tiếp nữa mà trở về phụng dưỡng song thân và lập gia đình.

Là người yêu chuộng công bình, chính trực, Võ Công Tồn sớm nhận rõ nổi nhục mất nước, thân phận của đồng bào… nên ông đề xuất việc mở trường học, bên vực kẻ yếu và được tiếng “dân yêu quan ghét”. Ông thường được dân chúng cử tham gia chức việc trong làng, từ năm 1925 đến 1939, ông lần lượt giữ các chức Hương hào, Xã trưởng, Hương cả. Chính trong thời gian này, lợi dụng thế hoạt động công khai của mình ông đã hết lòng giúp đỡ cách mạng. Với tính tình bặt thiệp, chánh trực, lại hâm mộ thể thao, văn nghệ, thích giao du với nhiều người, ông kết thân với nhiều bạn bè, đồng chí có đạo đức, yêu nước, danh tiếng lan ra khắp Nam Kỳ.

Khi chí sĩ Nguyễn An Ninh về nước và tổ chức các cuộc diễn thuyết ở Vườn Lài về đạo đức, luân lý Đông, Tây; về tư tưởng văn hóa “dân ước, dân quyền, dân đạo”; ông bắt đầu nhận thức về hành động cứu nước theo con đường cách mạng tư sản dân quyền. Năm 1923, ông gia nhập “Thanh niên Cao vọng Đảng”, sau này là “Hội kín Nguyễn An Ninh. Ông cũng là một trong những mạnh thường quân ủng hộ tài chính cho Nguyễn An Ninh thành lập và duy trì hoạt động tờ báo La Cloche fêlée (Tiếng chuông rè). Đây là tờ báo tiến bộ công khai, lần đầu tiên đăng “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ở Sài Gòn.

Năm 1926, ông cùng Trần Huy Liệu mở cuộc vận động đón tiếp Bùi Quang Chiêu từ Pháp về. Đồng thời, ông cũng tích cực quyên góp tiền, cổ động cho đám tang chí sĩ Phan Chu Trinh và là một trong 12 thành viên của Ban tổ chức tang lễ[1]. Vì việc này, ông bị ghi vào sổ bìa đen của chính quyền thực dân Pháp.. Vì việc này, ông bị ghi vào của chính quyền thực dân Pháp.

Năm 1927, ông tổ chức cho một số thanh niên Gò Đen sang Pháp du học như: Nguyễn Văn Tạo, Phạm Văn Phấn (Cù Là Phấn), Nguyễn Văn Bích, Lại Thành Hưng, Võ Công Phụng (con trai ông),… Đồng thời, ông cũng cổ động, ủng hộ tài chính, tổ chức thành lập chi nhánh “Hội Khuyến học Nam Kỳ” tại Gò Đen và 3 trường học ở Long Hiệp, Long Can, Long Định. Hội có một tủ sách đầy đủ của “Tự lực văn đoàn” và những quyển sách bị chính quyền thực dân cấm lưu hành bấy giờ như của Phan Bội ChâuPhan Chu TrinhNguyễn An Ninh. Hàng tháng, Hội tổ chức mời diễn giả từ Sài Gòn - Chợ Lớn đến, diễn thuyết nhiều đề tài, thu hút được nhiều lớp người trong vùng đến nghe. Mục đích của Hội là tổ chức học tập, nâng cao dân trí, tuyên truyền, thức tỉnh tinh thần quốc gia dân tộc cho quần chúng nhân dân. Cũng trong năm này, ông đemphần lớn tài sản của mình để mua một chiếc tàu của Mỹ về sửa chữa, đặt tên là “Đại phúc kinh”, để làm phương tiện vượt biển cho một số thanh niên Nam Bộ sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia các lớp huấn luyện của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Cuối năm 1927, ông sang Pháp thăm con là Võ Công Phụng đồng thời quan sát tình hình chính trị ở nước ngoài. Tại đây, ông đã có những cuộc tiếp xúc với các chí sĩ yêu nước như Nguyễn Văn TạoPhan Văn TrườngNguyễn Văn TrânNguyễn Thế TruyềnNguyễn An Ninh và một số kiều bào yêu nước khác. Chuyến đi này có sức ảnh hưởng rất lớn trong việc chuyển hướng tư tưởng yêu nước của ông theo con đường Chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Chính quyền Pháp rất lo ngại những cuộc tiếp xúc này, nên sau khi về nước, ông đã bị chính quyền thực dân Pháptạm giam tại Sài Gòn 25 ngày, nhưng do không có chứng cứ buộc tội và được gia đình lo lót nên đã thả ông sau đó.

Cuối năm 1928, một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở Bắc Kỳ được bí mật phái vào Nam để gây dựng cơ sở và thành lập Kỳ bộ Việt Nam Quốc dân Đảng ở Sài Gòn. ĐượcNguyễn Phương Thảo (sau này là Trung tướng Nguyễn Bình) vận động, ông tham gia quyên góp và trở thành đại diện của Việt Nam Quốc dân Đảng ở Nam Kỳ, dự kiến sẽ là Trưởng ban tuyên truyền của Kỳ bộ.

14.JPG

 Toàn cảnh nhà cụ Võ Công Tồn, 

trước nhà là bia di tích lịch sử quốc gia  vườn - nhà Võ Công Tồn​

Tuy nhiên, đến năm 1929, thực dân Pháp truy quét giam cầm hàng loạt thành viên các tổ chức chính trị hoạt động bí mật chống chính quyền thực dân tại Nam Kỳ như Hội kín Nguyễn An Ninh,Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí HộiĐảng Tân ViệtViệt Nam Quốc dân Đảng,… Ông cũng bị bắt và bị đưa ra Tòa đại hình Sài Gòn xét xử cùng với Trần Huy Liệu, Nguyễn Phương Thảo, Hà Thuận Hồng,… Ông bị kết án 5 năm tù[2] vì tội chứa chấp những thành phần “quốc sự”, tuy nhiên do lo lót tiền nên bản án của ông giảm xuống còn 18 tháng và bị đày đi Hà Tiên cùng lượt với Nguyễn An Ninh.

Sau khi ra tù, ông về quê củng cố lại hoạt động kinh doanh lò gạch. Bấy giờ, cơ sở sản xuất gạch ngói của ông có trên 300 công nhân, là cơ sở kinh doanh lớn, có ảnh hưởng lớn đồng thời càng  trở thành cơ sở, chổ dựa đáng tin cậy của Đảng và những người yêu nước. Vì vậy, địa danh  ấp Cá Trê dần bị thay bằng tên mới là ấp Lò Gạch.

Năm 1935, chi bộ Đảng của ấp Lò Gạch ra đời tại lò gạch của ông Võ Công Tồn gồm 03 đồng chí: Nguyễn Văn Chác (ba Trương) – Bí thư, Nguyễn Bá Lộc và Nguyễn Văn Thành. Cũng trong năm này ông ra tranh cử và đắc cử chức Hội đồng địa hạt Chợ Lớn, vì vậy dân chúng còn gọi ông là Hội đồng Tồn. Với địa vị này, ông nhiều lần tìm cách tranh thủ thực hiện “tự do, dân chủ” cho dân chúng Nam Kỳ, ủng hộ Nguyễn An Ninh đăng đàn diễn thuyết về “Quyết định lấy công nông làm nền tảng nhưng có thể bao gồm cả giai cấp tư sản nhằm giành quyền tự quyết dân tộc”và chủ trương “Tiến tới một cuộc đại hội Đông Dương”.

Từ năm 1936-1939, ông nhiều lần ủng hộ vật chất cho Đảng cộng sản hoạt động và là người hoạt động rất tích cực trong Ủy ban Lâm thời Đông dương đại hội. Ông còn là Phó Chủ tịch  Hội cứu trợ nạn đói Bắc Kỳ. Ông được đề cử là một thành viên trong Chính phủ khi cuộc khởi nghĩa Nam kỳ thắng lợi. Mặc dù không phải là đảng viên Đảng Cộng sản nhưng ông luôn suy nghĩ và hoạt động như một người cộng sản.[3]

Tháng 9 năm 1939, Thế chiến thứ hai bùng nổ ở Châu Âu. Ở Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp liền tuyên bố thiết quân luật, ráo riết truy lùng, bắt bớ và sát hại các nhà yêu nước và chiến sĩ cách mạng, hòng ngăn ngừa nhân dân Việt vùng lên tự giải phóng mình. Nguyễn An Ninh bị bắt ở ấp Lò Gạch. Một tuần sau, Võ Công Tồn cũng bị bắt về tội chứa chấp Nguyễn An Ninh. Ông bị giam tại Tà Lài cùng với Dương Quang ĐôngTrần Văn GiàuTrần Huy Liệu,Nguyễn Văn TạoDương Bạch MaiNguyễn Văn NguyễnTô Ký,…

Ngày 16 tháng 4 năm 1940, Tòa tiểu hình Sài Gòn tuyên án gần 100 người, trong đó Võ Công Tồn chịu án 4 năm tù, 10 năm biệt xứ, đày ra Côn Đảo. Ông bị giam ở Banh II, là nơi giành riêng cho các chính trị phạm được liệt vào "nguy hiểm nhất" cùng với Nguyễn An NinhTạ Thu ThâuPhan Khắc SửuTrần Ngọc Danh,… Do điều kiện lao tù khắc nghiệt, sức kiệt, ông qua đời tại Nhà tù Côn Đảo ngày 16 tháng 6 năm 1942.

Võ Công Tồn là một điền chủ, tư sản, có học thức và tinh thần yêu nước, giác ngộ cách mạng. Ông đã hoạt động tích cực cùng nhiều đồng chí gây dựng cơ sở cách mạng, ủng hộ cuộc đấu tranh của quần chúng chống lại ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai. Nói về Võ Công Tồn, Giáo sư Trần Văn Giàu phát biểu: “Võ Công Tồn cùng với Nguyễn An Ninh là hình ảnh của “núi Hai Vì” hai tấm gương lớn về hoạt động cách mạng ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX”[4]. Do những đóng góp của mình, ngày 4 tháng 6 năm 1986, ông được Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Tên ông được đặt cho một con đường tại tỉnh lỵ Long An (theo quyết định số 2554/QĐ-UB ngày 18/10/1997 của UBND tỉnh Long An). Một số đường phố và trường học tại Long An cũng được mang tên ông. Khu nhà và lò gạch của gia đình ông được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định 02/2004/QĐ-BVHTT ngày 19 tháng 1 năm 2004.

Xin trích điếu văn của Giáo sư Trần Văn Giàu viết về ông để kết thúc bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của một trí thức yêu nước, người con ưu tú của quê hương Bến Lức anh hùng, nơi không chỉ sản sinh ra nhà yêu nước Võ Công Tồn mà cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của nhiều nhân vật lịch sử khác như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Tạo, Mai Thị Non… những người con làm rạng danh cho quê hương, tổ quốc.

Một nắm xương tàn chôn ở Hàng Dương

Hai trăm mẫu ruộng vườn,

hai trại cưa, ba lò gạch

Tất cả tiền của sẵn sàng góp vào sự nghiệp dân tộc

Ngồi tù Khám Lớn

bị đày đi Hà Tiên, Tà Lài, Côn Đảo

Tất cả cuộc đời

tận tụy hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam độc lập tự do./.

 

Bài: Hồ Phan Mộng Tuyền

(theo Lý lịch di tích Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn)

Ảnh: Văn Ngọc Bích


22/10/2014 3:00 CHĐã ban hànhApproved
ĐỨC HUỆ: GIỚI THIỆU SÁCH HAY VỀ BÁC HỒ ĐỨC HUỆ: GIỚI THIỆU SÁCH HAY VỀ BÁC HỒ

Đoàn Thanh niên thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ vừa phối hợp với Chi đoàn Trường Mầm non Hoa Sen triển khai giới thiệu sách hay về Bác Hồ cho đoàn viên thanh niên trong trường nhân kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2022).

13-10-2022 Đoàn thị trấn Đông Thành giới thiệu sách hay về Bác Hồ.jpg 

 Đoàn thị trấn Đông Thành giới thiệu sách hay về Bác Hồ
cho đoàn viên thanh niên

Đồng chí Nguyễn Minh Trung, Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Đông Thành đã giới thiệu cho đoàn viên thanh niên của Trường Mầm non Hoa Sen những cuốn sách hay về Bác Hồ như: Bác Hồ với sự nghiệp trồng người, theo Bác đi chiến dịch, Hồ Chí Minh - Sự hình thành một nhân cách lớn, những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chính Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo Bác Hồ đi kháng chiến, con đường vạn dặm Hồ Chí Minh, kể chuyện Bác Hồ.

 13-10-2022 Giới thiệu những quyển sách về Bác Hồ.jpg

Giới thiệu những quyển sách về Bác Hồ

Đồng chí Nguyễn Minh Trung cho biết, ngay từ nhỏ ai cũng được nghe hoặc được đọc những mẩu chuyện về Bác Hồ và việc học Bác cũng được học xuyên suốt đến khi trưởng thành. Tôi mong rằng trong những buổi sinh hoạt, Chi đoàn Trường Mầm non Hoa Sen sẽ lồng ghép đọc những mẩu chuyện về Bác, trong đó chú trọng đến việc đọc bản di chúc của Bác để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục tốt cho thế hệ tương lai phát triển nhân cách con người ngay từ nhỏ, góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chính Minh trên địa bàn thị trấn Đông Thành nói riêng và của huyện Đức Huệ nói chung đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới./.

Kim Tiến


13/10/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
TÂN TRỤ TỔ CHỨC HỘI THI KARAOKE TRONG CÔNG NHÂN,  VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TÂN TRỤ TỔ CHỨC HỘI THI KARAOKE TRONG CÔNG NHÂN,  VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG

Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Tân Trụ phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện tổ chức Hội thi Karaoke trong công nhân, viên chức, lao động chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028.

09-01-2023 Tân Trụ Hội thi Karaoke cán bộ công nhân viên chức lao động .1.jpg 

Các thí sinh cùng tham gia trình diễn giao lưu văn nghệ tại hội thi

Sau 2 ngày diễn ra hội thi với 51 tiết mục tham dự của các Công đoàn cơ sở trong toàn huyện, Ban Tổ chức đã chọn ra 21 thí sinh vào vòng chung kết xếp hạng. Thí sinh Nguyễn Thị Băng Châu, đơn vị Trường Mầm non Tân Phước Tây xuất sắc đạt giải nhất hội thi.

09-01-2023 Tân Trụ Hội thi Karaoke cán bộ công nhân viên chức lao động (2).jpg 

Ban Tổ chức trao giải cho các thí sinh trong hội thi

Hội thi được tổ chức với ý nghĩa thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp và phát động phong trào văn nghệ cho công nhân, viên chức, lao động của huyện. Hội thi là sân chơi lành mạnh, bổ ích cho công nhân, viên chức, lao động có điều kiện giao lưu học hỏi, tạo tinh thần đoàn kết và qua đó thể hiện được tài năng, niềm đam mê âm nhạc, văn nghệ của mình./.

 Khánh Duy


09/01/2023 9:00 SAĐã ban hànhApproved
THỦ THỪA: PHÚC TRA XÃ VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI  BÌNH THẠNH THỦ THỪA: PHÚC TRA XÃ VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI  BÌNH THẠNH

Ngày 15/03/2022, đoàn phúc tra công nhận lại các xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới của huyện Thủ Thừa đã làm việc với Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã Bình Thạnh.

17-3-2022 phuc tra xa van hoa nong thon moi BInh Thanh.jpg 

Qua thời gian phấn đấu xây dựng đối với xã Bình Thạnh giai đoạn 2017-2021 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, chất lượng Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa không ngừng nâng cao theo hướng thiết thực, hiệu quả. Xây dựng xã văn hóa nông thôn mới là một mô hình mang tính tổng hợp với nhiều nội dung tiêu chí thiết thực, gần gũi với đời sống nhân dân, có sức lan tỏa và được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện, góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng tốt hơn; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh; các chỉ tiêu xây dựng xã văn hóa nông thôn mới được tập trung thực hiện đạt toàn diện và chất lượng nâng lên theo từng năm. Hàng năm có 100% ấp đăng ký giữ vững danh hiệu ấp văn hóa; cuối năm bình xét có 100% ấp đạt danh hiệu ấp văn hóa. Trong 5 năm qua, từ năm 2017-2021, xã đã vận động nhân dân đóng góp kinh phí để bê tông hóa 15 tuyến đường giao thông nông thôn liên xóm, liên ấp; 4 công trình nâng cấp hệ thống nước giếng khoang; nâng cấp, xây dựng 2 nhà văn hóa ấp, 1 nhà che bia ghi tên liệt sĩ xã, với tổng vốn đầu tư xây dựng là 7 tỷ 625 triệu đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 1 tỷ 400 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2021 giảm còn 24 hộ, chiếm tỷ lệ 0,8%, thấp hơn mức  bình quân chung của tỉnh là 4%; có 2.601 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 98,9%... Nhìn chung, qua 5 năm thực hiện xây dựng xã văn hóa nông thôn mới, xã Bình Thạnh đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi; đời sống, vật chất và tinh thần nhân dân được nâng lên rõ nét; cảnh quang môi trường xanh – sạch – đẹp; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Qua đánh giá theo thang điểm xét công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, xã Bình Thạnh đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 17 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trên có sở đó, đoàn sẽ đề nghị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2021 cho xã Bình Thạnh./.

Ngọc Hân


17/03/2022 5:00 CHĐã ban hànhApproved
ĐỨC HÒA TỔ CHỨC LỄ GIỖ LẦN THỨ 137 HAI CỤ NGUYỄN VĂN QUÁ VÀ PHAN CÔNG HỚN ĐỨC HÒA TỔ CHỨC LỄ GIỖ LẦN THỨ 137 HAI CỤ NGUYỄN VĂN QUÁ VÀ PHAN CÔNG HỚN

Sáng ngày 15/3/2023, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa cùng với thân nhân hai họ tộc Nguyễn – Phan tổ chức Lễ giỗ lần thứ 137 của hai cụ Nguyễn Văn Quá và Phan Công Hớn tại ấp Tràm Lạc nhằm tỏ lòng ghi nhớ công lao đóng góp to lớn của hai ông trong công cuộc đấu tranh chống áp bức của thực dân Pháp. Đến dự có Chủ tịch UBND huyện Đức Hòa Lê Trường Chinh; lãnh đạo, thân nhân và bà con xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn), xã Mỹ Hạnh Bắc (huyện Đức Hòa).

15-03 DUC HOA - TO CHUC LE GIO LAN THU 137 HAI CU NGUYEN VAN QUA - PHAN CONG HON 1.jpg 

Lãnh đạo huyện Đức Hòa và xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn
thắp hương tưởng niệm cụ Nguyễn Văn Quá và Phan Công Hớn

Trong bối cảnh đất nước bị giày xéo bởi quân xâm lược, nhân dân sống lầm than đói khổ, Tổng Lãnh binh Phan Công Hớn ở Bà Điểm – Hóc Môn cùng với Chánh Lãnh binh Nguyễn Văn Quá – người con của quê hương Mỹ Hạnh đã chỉ huy cuộc nổi dậy ở 18 thôn vườn trầu. Vào 11/02/1885 (nhằm ngày 27 tết), lực lượng nghĩa quân gần 600 người tiến về Dinh quận Hóc Môn giết chết Đốc phủ Ca và sau đó tiến thẳng vào Sài Gòn. Sau này, cả hai ông đều bị giặc Pháp bắt và dùng mọi thủ đoạn tra khảo, dụ dỗ làm tay sai cho chúng nhưng không thành. Vào ngày 30/03/1886 (nhằm ngày 25/2 âm lịch) thực dân Pháp hành hình hai ông tại chợ Hóc Môn để lại niềm tiếc thương sâu đậm trong lòng đồng bào ta.

Hai ông được họ tộc  Nguyễn – Phan và nhân dân mai táng, lập đền thờ tại ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa và tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Mộ và đền thờ của hai ông được UBND tỉnh Long An xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2000.

15-03 DUC HOA - TO CHUC LE GIO LAN THU 137 HAI CU NGUYEN VAN QUA - PHAN CONG HON 4.JPG 

Đông đảo đại biểu đến dự lễ

Tại đây, đông đảo đại biểu đã đến thắp hương tưởng niệm và ôn lại truyền thống cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu do hai ông lãnh đạo./.

Thảo Nguyên


17/03/2023 3:00 CHĐã ban hànhApproved
BẾN LỨC: NÂNG CHẤT HOẠT ĐỘNG CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA,  THỂ THAO VÀ HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG BẾN LỨC: NÂNG CHẤT HOẠT ĐỘNG CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA,  THỂ THAO VÀ HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

Tại huyện Bến Lức, với sự quan tâm đầu tư của UBND huyện và các ngành liên quan, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng (VH, TT và HTCĐ) các xã, thị trấn được cải tạo xây dựng mới, đưa vào sử dụng hiệu quả, góp phần phát huy tốt chức năng, vai trò phục vụ cộng đồng, nâng cao chất lượng của thiết chế văn hóa tại địa phương.

 ngay 23-12-2022, ben luc Nang chat hoat dong cac Trung tam Van hoa, The thoa va Hoc tap cong dong.jpg

Hiện nay, Trung tâm VH, TT và HTCĐ xã Thanh Phú được xem
là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
của quần chúng nhân dân sôi động nhất của huyện

            UBND huyện cùng với các ngành đã tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt việc xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của các Trung tâm VH, TT và HTCĐ xã, thị trấn. Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học huyện tổ chức kiểm tra, giám sát chuyên đề, theo dõi tiến độ triển khai xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động của các Trung tâm VH, TT và HTCĐ; thành lập Đoàn thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa. Đến nay, toàn huyện hiện có 9 Trung tâm VH, TT và HTCĐ được xây dựng đạt chuẩn từ nguồn đầu tư của tỉnh, huyện và đã được đưa vào sử dụng với đầy đủ các phòng chức năng. Ngoài ra, huyện có 79/94 Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố được các xã, thị trấn đầu tư xây dựng đúng chuẩn theo quy định từ nguồn ngân sách địa phương và xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên đề, định kỳ, triển khai các kế hoạch nhiệm vụ, tổ chức hội thảo, hội thi, tập huấn với nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Tại các xã, thị trấn trong huyện, hầu hết các mô hình sinh hoạt của các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã đều đưa vào tổ chức tại Trung tâm VH, TT và HTCĐ nhằm tận dụng không gian hội trường và sử dụng các trang thiết bị sẵn có. Mỗi Trung tâm VH, TT và HTCĐ còn được trang bị tủ sách pháp luật, hàng năm được bổ sung thêm nhiều sách mới để phục vụ nhu cầu tìm đọc, tra cứu văn bản pháp luật của cán bộ cơ sở và người dân.

ngay 23-12-2022, ben luc Nang chat hoat dong cac Trung tam Van hoa, The thoa va Hoc tap cong dong (3).jpg 

Ông Trần Ngọc Ẩn, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bến Lức cho biết: tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các Trung tâm VH, TT và HTCĐ xã, thị trấn, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tham mưu UBND huyện cùng với các ngành, UBND các xã, thị trấn chú trọng kiện toàn bộ máy tổ chức; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ; cung cấp tài liệu, trang bị kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cơ bản cho lực lượng cán bộ làm công tác tổ chức quản lý, điều hành hoạt động Trung tâm VH, TT và HTCĐ; đa dạng hóa các loại hình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, dạy nghề nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh vận động, khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực từ nhân dân, khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ và tham gia vào xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở.

ngay 23-12-2022, ben luc Nang chat hoat dong cac Trung tam Van hoa, The thoa va Hoc tap cong dong (2).jpg 

Các hoạt động của Trung tâm VH, TT và HTCĐ tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã duy trì ổn định thường xuyên các hoạt động cập nhật kiến thức, thông tin mới phục vụ cho việc sản xuất, học nghề, việc làm của người dân. Ban Giám đốc Trung tâm và các thành viên, UBND các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội huy động, vận động kinh phí từ nhiều nguồn để từng bước đầu tư đồng bộ, phát động các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan khuôn viên trung tâm, tạo thành nơi sinh hoạt cộng đồng khang trang, xanh, sạch, đẹp tại địa phương./.

Việt Hằng


09/01/2023 9:00 SAĐã ban hànhApproved
1 - 30Next
Ảnh
Video
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH LONG AN
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy​ - Phó Giám đốc Sở
Địa chỉ: ​Số 03 Võ Văn Tần, Phường 2, Thành phố Tân An
Điện thoại : (072) 3826 452​ ​ * Fax: (072) 3832 042 ​ * Email: nguyenthithuy@longan.gov.vn; svhttdl​​​​@longan.gov.vn​​
​ ​
Chung nhan Tin Nhiem Mang