| HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ 13 TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2022 | HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ 13 TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2022 | | Vừa qua, Hội nghị tổng kết triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2022 đã diễn ra tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Quang cảnh hội nghị Trên cơ sở bản thỏa thuận Chương trình hợp tác giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Chủ tịch UBND 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL giai đoạn 2019-2025, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã ban hành khung kế hoạch triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021-2025 và phát động "Mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới" sau đại dịch Covid-19. Đây được xem là một trong những bước tiến quan trọng, thể hiện sự cam kết và quyết tâm thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch của lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo UBND 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Qua 3 năm triển khai thực hiện, chương trình liên kết đã từng bước tạo nên hiệu ứng lan tỏa và mang đến nhiều kết quả tích cực. Kết quả ước đến cuối năm 2022, tổng số khách du lịch đến ĐBSCL hơn 44 triệu lượt người, tăng 201,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó khách lưu trú gần 12 triệu lượt người, tăng 138,9% so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu du lịch vùng ĐBSCL đến cuối năm 2022 ước đạt 33.977 tỷ đồng, tăng 216,9% so với cùng kỳ 2021. Du lịch góp phần tạo việc làm và sinh kế bền vững cho hàng chục ngàn người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Đoàn trải nghiệm tại Chợ nổi Long Xuyên Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi, đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ trong chương trình liên kết hợp tác sẽ thực hiện trong năm 2023. Cụ thể như triển khai các nội dung tăng cường phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về du lịch; tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá và giới thiệu du lịch chung của Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố khu vự ĐBSCL tại các thị trường trọng điểm trong nước; tổ chức các hoạt động kết nối, giao thương giữa các doanh nghiệp du lịch; hỗ trợ và phối hợp các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL triển khai và tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu và kết nối hợp tác phát triển du lịch liên kết vùng; tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL năm 2023.
Gian hang trưng bày sản phẩm của tỉnh Long An Trong khuôn khổ chương trình hội nghị lần này còn có không gian triển lãm giới thiệu văn hóa, trưng bày các sản phẩm đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Tỉnh Long An tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm từ cây chùm ngây như trà, mì tôm, bánh ngọt, serum, son môi của Công ty TNHHMTV Vườn Nhà Mình; gạo tím Kiến Bình (Hợp tác xã Kiến Bình); trái cây sấy khô (HG Foods), được đông đảo đại biểu tham dự ủng hộ. Bên cạnh đó, hoạt động khảo sát, kết nối sản phẩm du lịch An Giang cũng diễn ra với nhiều điểm đến mới, hấp dẫn như Chợ nổi Long Xuyên (thành phố Long Xuyên); Khu tham quan Cồn Én, Mỹ Luông (huyện Chợ Mới); Thiền viện Trúc Lâm An Giang và cơ sở làm tranh lá thốt nốt Út Tạng (huyện Thoại Sơn)./. Hồ Phan Mộng Tuyền
| 20/12/2022 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Quá trình hình thành và phát triển du lịch Long An (1982 - 2013) | Quá trình hình thành và phát triển du lịch Long An (1982 - 2013) | |
Trong giai đoạn đất nước còn tạm thời bị chia cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, từ năm 1960 đến 1975, du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư. Để thực hiện mục tiêu này, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 26/CP ngày 09/7/1960, thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Từ đó, ngày 09/7 được xem là Ngày Du lịch Việt Nam.
Du lịch Long An tiền thân là ngành ăn uống khách sạn thuộc ngành Thương mại được thành lập ngày 25/12/1982 với nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn du lịch và các dịch vụ bổ sung khác với 232 cán bộ công nhân viên, 7 cơ sở trực thuộc và có 7 đầu xe. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, hoạt động kinh doanh du lịch có nhiều khởi sắc và có bước phát triển ổn định. Song, hòa cùng sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, Sở Thương mại và Du lịch Long An được hình thành theo quyết định 342/QĐ.UB.92 của UBND tỉnh ngày 16/4/1992 và đã thành lập Phòng Quản lý Du lịch thực hiện công việc quản lý Nhà nước chung về du lịch. Sau đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An được hình thành theo Quyết định số 775/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 31/03/2008 và thành lập Phòng Nghiệp vụ du lịch thực hiện công việc quản lý Nhà nước về du lịch.
Tiềm năng du lịch Long An
Long An là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Long An là nơi thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nối liền các tỉnh miền Đông và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có 133 km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia, có 01 cửa khẩu quốc tế (Bình Hiệp – Mộc Hóa), 01 cửa khẩu quốc gia (Mỹ Quý Tây – Đức Huệ). Trong quy hoạch tổng thể của ngành du lịch Việt Nam xác định Long An là một điểm du lịch sinh thái quan trọng của Á vùng du lịch Nam Bộ.
Long An có lịch sử hình thành và phát triển khá sớm so với nhiều vùng đất khác ở Nam Bộ. Đây là vùng đất có truyền thống văn hóa và bề dày lịch sử chống ngoại xâm. Tính đến nay, trên toàn tỉnh có 91 di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, danh thắng, khảo cổ, trong đó có 17 di tích cấp quốc gia gồm: 08 di tích lịch sử, 05 di tích kiến trúc nghệ thuật và 04 di tích khảo cổ. Các di tích khảo cổ thuộc thời Tiền sử và Óc Eo có niên đại từ 4.000 đến 1.000 năm cách nay là Gò Ô Chùa, Cổ Sơn Tự (Vĩnh Hưng), An Sơn, Bình Tả (Đức Hòa). Các di tích tiêu biểu là Nhà Trăm Cột (Cần Đước), Chùa Tôn Thạnh (Cần Giuộc), Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (Tp.Tân An), Khu di tích lịch sử cách mạng Tỉnh (Đức Huệ)…
Đặc biệt Long An có hệ sinh thái rừng tràm, lau sậy, đầm sen, bông súng và các loại động vật như cá, rắn, rùa, chim cò... tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, các cảnh quan của sông ngòi chằng chịt nhất là sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây và một số tài nguyên du lịch khác như: Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen đã được tổ chức thế giới công nhận rất hấp dẫn và có điều kiện để phát triển du lịch.
Trên cơ sở tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, kiến trúc, cơ sở hạ tầng và xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, vậy chúng ta cần giữ gìn, tôn tạo và phát huy hơn nữa để phát triển du lịch Long An tương xứng với tiềm năng sẵn có đó.
Những thành tựu du lịch Long An đạt được:
Nhận thức xã hội về du lịch đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tạo điều kiện để phát triển du lịch Long An, theo đó nhiều di tích lịch sử như Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An, khu lưu niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. v.v. đã được đầu tư nâng cấp; thu hút thực hiện dự án xây dựng khu vui chơi giải trí quy mô quốc tế “Happy Land”; hoàn thiện hạ tầng Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập; v.v;
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được nâng cao, nhất là cơ sở lưu trú du lịch có bước phát triển đều về số lượng. Năm 2001 toàn tỉnh chỉ có 3 khách sạn (gọi chung là cơ sở lưu trú du lịch) với 105 phòng. Đến nay trên địa bàn của tỉnh đã có 160 cơ sở lưu trú du lịch với gần 2.048 phòng, trong đó có 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-2 sao;
Về hoạt động kinh doanh du lịch: du lịch Long An chỉ đang mới trong giai đoạn đầu khai thác nhưng đã được những kết quả khả quan, biểu hiện ở lượng khách du lịch đến Long An ngày càng tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 toàn tỉnh đón được 283.000 lượt khách, tăng 23% so với cùng kỳ, đạt 49% kế hoạch năm. Với tổng doanh thu 6 tháng đầu năm là 80 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, đạt 45% kế hoạch năm.
Về công tác định hướng phát triển du lịch đã thực hiện một số việc trọng tâm như:
Triển khai thực hiện phương án khai thác du lịch bước đầu đối với Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập và các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2816/QĐ-UBND ngày 6/9/2012; Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 23/4/2013;
Kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Long An và được UBND tỉnh ra Quyết định số 1596/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 về việc thành lập lại Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Long An;
Đang triển khai xây dựng Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Xây dựng Chương trình hành động về du lịch của tỉnh Long An giai đoạn 2013-2015;
Đang phối hợp với Cty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Long An hoàn thành hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt dự án Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 điểm du lịch Đồn Rạch Cát, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Hưởng ứng kỷ niệm 53 năm ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam nói chung, kỷ niệm 31 năm ngày thành lập ngành du lịch Long An nói riêng, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư cũng như những người hoạt động trên lĩnh vực du lịch về vai trò, vị trí và các biện pháp để phát triển du lịch, đây là sự kiện, bước ngoặc quan trọng để đưa du lịch Long An phát triển nhanh trong những năm tới, trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế chung của Tỉnh./.
Phạm Văn Trấn
| 05/07/2013 2:37 SA | Đã ban hành | Approved | | KẾT THÚC HÀNH TRÌNH CHUYẾN FAMTRIP KÝ SỰ LONG AN NGÀY MỚI | KẾT THÚC HÀNH TRÌNH CHUYẾN FAMTRIP KÝ SỰ LONG AN NGÀY MỚI | | Sau 2 ngày tham gia hoạt động, đoàn famtrip Ký sự Long An ngày mới thuộc khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022 đã hoàn thành lịch trình đề ra vào chiều ngày 19/9.
Đoàn famtrip chụp ảnh lưu niệm cùng ban quản trị đình Vĩnh Phong Tham gia đoàn có 80 đại biểu là các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp lữ hành, du lịch đến từ TP.HCM, Long An và các tỉnh khác cùng đại diện các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Chương trình famtrip tập trung giới thiệu cho đại biểu các tuyến, điểm du lịch nổi bật của tỉnh thuộc các huyện Bến Lức, Thủ Thừa và Đức Hòa, đi qua các điểm: Happy Land; Đình Vĩnh Phong (di chuyển bằng đường sông); Làng cổ Phước Lộc Thọ; Vườn thú Mỹ Quỳnh; Sân golf West Lake và Chavi Garden; Công viên Tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc".
Thành viên đoàn famtrip trải nghiệm học đánh golf tại sân golf West Lake Trong chương trình, thành viên đoàn được tham quan, trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi tại các điểm du lịch nổi tiếng tại Long An cũng như trải nghiệm tour đường sông vừa đưa vào khai thác trong năm 2022. Các thành viên đoàn ấn tượng với sự tiếp đón ân cần, chu đáo từ phía chính quyền địa phương, người dân cũng như các điểm du lịch. Trong chuyến famtrip, thành viên đoàn có cơ hội trải nghiệm du lịch Long An cũng như giao lưu, góp ý về những ưu điểm và hạn chế của các tour, điểm du lịch trong tỉnh. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp du lịch, lữ hành kết nối với các điểm đến, nhà hàng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển tour du lịch về Long An.
Đoàn famtrip tham quan safari tại vườn thú Mỹ Quỳnh Kết thúc đoàn famtrip, các thành viên trong đoàn đánh giá cao những trải nghiệm trong suốt hành trình; đồng thời, có những đóng góp chân thành, giúp du lịch Long An có thêm điểm nhấn và thu hút du khách. Famtrip Ký sự Long An ngày mới do Ban Vận động thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh Long An tổ chức dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Hầu hết kinh phí tổ chức famtrip do Ban Vận động xã hội hóa./. Theo Báo Long An online https://baolongan.vn/ket-thuc-hanh-trinh-chuyen-famtrip-ky-su-long-an-ngay-moi-a141853.html
| 19/09/2022 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | HỘI THẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH LONG AN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 | HỘI THẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH LONG AN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 | | Sáng 20/9, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo Phát triển bền vững du lịch Long An giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đến dự có Phó Vụ trưởng Vụ lữ hành, Tổng cục Du lịch - Nguyễn Đạo Dũng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Hoàng Đình Cán; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa; Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn - Ngô Thị Phương Lan cùng các chuyên gia du lịch, đại diện ngành Du lịch từ TP.HCM và các tỉnh bạn.
Bí thư Tỉnh ủy - Nguyễn Văn Được phát biểu khai mạc hội thảo Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được mong muốn các chuyên gia, nhà nghiên cứu, lãnh đạo ngành Du lịch tỉnh bạn phân tích, đánh giá các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm giúp Long An khai thác tối đa tiềm năng của ngành Du lịch. Long An có rất nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, có nhiều di tích lịch sử cách mạng quan trọng,... Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành du lịch tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế về đầu tư, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ du lịch,... Theo Bí thư Tỉnh ủy, ngành Du lịch Long An chỉ vừa chớm nở, vẫn là một điều trăn trở, tìm hướng phát triển. 
Quang cảnh hội thảo Tại hội thảo, các chuyên gia đã có phát biểu tham luận, phân tích về du lịch Long An gồm di tích lịch sử - văn hóa; du lịch lễ hội; chuyển đổi số trong phát triển du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại Long An; phát triển làng nghề trồng mai để phát triển du lịch tại Long An. Ngoài các phát biểu tham luận, đại biểu dự hội thảo còn có nhiều ý kiến xoay quanh việc thực hiện chuyển đổi số; phân tích và lựa chọn sản phẩm du lịch có thể khai thác ngay; đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch thời gian tới. Trong đó, vấn đề về giao thông, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp lữ hành. Long An tuy có tiềm năng du lịch sinh thái nhưng do hạ tầng chưa đáp ứng nên việc thúc đẩy phát triển du lịch gặp nhiều khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu phát biểu tại hội thảo Bí thư Tỉnh ủy - Nguyễn Văn Được đề nghị UBND tỉnh tập trung xây dựng các dự án du lịch nông nghiệp như du lịch nông nghiệp gắn với cây chanh và du lịch nông thôn gắn với làng mai; du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe dành cho người lớn tuổi tại Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười. Phát biểu bế mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa cảm ơn những đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, những người làm du lịch,... Ông kỳ vọng, du lịch Long An sẽ có những bước tiến vượt bậc trong tương lai./. Theo Báo Long An online https://baolongan.vn/hoi-thao-phat-trien-du-lich-long-an-giai-doan-2022-2025-a141909.html
| 20/09/2022 6:00 CH | Đã ban hành | Approved | | NGHỈ LỄ, ĐI CHƠI ĐÂU Ở LONG AN? | NGHỈ LỄ, ĐI CHƠI ĐÂU Ở LONG AN? | | Nhắc tới du lịch Long An, nhiều người chưa biết mảnh đất cửa ngõ miền Tây này có gì? Với lợi thế giáp ranh TP.HCM, đa dạng sản phẩm du lịch, Long An hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị với nhiều lựa chọn trong dịp lễ 30/4, 01/5 này. Lần đầu khởi động du lịch đường sông Dịp lễ 30/4 năm nay, một số công ty lữ hành tại TP.HCM giới thiệu 2 tuyến du lịch mới của Long An, dọc theo đôi dòng Vàm Cỏ. Du khách có thể lựa chọn hành trình xuôi dòng Vàm Cỏ Đông tìm về lịch sử với những điểm đến như Vàm Nhựt Tảo, đồn Rạch Cát, hàng cau vua Tân Trụ,... hoặc cũng có thể theo dòng Vàm Cỏ Tây để trải nghiệm hành trình tìm về nơi giáp nước, thử cảm giác ăn uống trên sông, thả đèn hoa đăng cầu bình an, may mắn,... 
Tour Vàm Cỏ Tây được thiết kế khá đơn giản, chủ yếu du khách dành thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng cảm giác mát mẻ, khoan khoái khi du hành trên sông Đây là 2 sản phẩm du lịch mới vừa được đưa vào khai thác trong tháng 3/2022. Cả 2 chuyến xuôi đôi dòng Vàm Cỏ đều là những tour ngắn, có thể đi về trong ngày, giúp du khách tạm gác lại những bộn bề công việc, hòa mình vào không gian bình yên của đồng quê, sông nước. Tour Vàm Cỏ Tây được xem là tour giúp du khách xả stress, được thiết kế khá đơn giản, chủ yếu du khách dành thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng cảm giác mát mẻ, thảnh thơi khi du hành trên sông, đến thăm một số cơ sở tôn giáo có giá trị về văn hóa, lịch sử dọc theo hành trình. Khi màn đêm buông xuống, du khách thưởng thức bữa tối với những sản vật địa phương khi đang lênh đênh trên sông nước. Chương trình văn nghệ dưới ánh trăng vằng vặc và gió sông lồng lộng mang tới cảm giác thư thả, bình yên. Trước khi kết thúc hành trình, khách tham quan còn được thả đèn hoa đăng, đèn trời để gửi gắm vào đó những ước mong của riêng mình. Tuy chỉ mới đón những đoàn khách đầu tiên nhưng tour Vàm Cỏ Tây nhận được sự đánh giá cao của du khách. Hiện tại, C.U Tourist, Cao Niên Travel,... đã chính thức mở bán tour du lịch đôi dòng Vàm Cỏ, trong đó, có tour cố định khởi hành 2 lần/tháng. Ngoài ra, những đoàn khách đến từ các trường học tại TP.HCM, khách đoàn đến từ tỉnh bạn cũng đang có dấu hiệu tăng lên so với thời gian trước. Anh Châu Bảo Đức lái phà tại bến phà Vàm Thủ, cho biết, từ khi tour Vàm Cỏ Tây được khai thác, anh và người dân trong vùng có thêm việc làm và thu nhập. Anh kể: "Có tuần tôi chạy 2 - 3 tuyến phà phục vụ du lịch, đoàn nào đặt cơm thì chúng tôi nấu theo thực đơn". Ngoài ra, những đặc sản địa phương: Bánh tét Thủ Thừa, khóm Bến Lức cũng tăng mức tiêu thụ khi có du khách đến thăm. Giám đốc Trung tâm Thông tin, Xúc tiến Du lịch tỉnh - Đỗ Thị Kim Dung cho biết: "Hai tour du lịch đường sông là sản phẩm hoàn toàn mới của Long An và đang trong quá trình hoàn thiện trước khi giới thiệu rộng rãi với du khách gần xa. Vì là tour mới nên việc cung ứng dịch vụ của tour còn khá đơn sơ, chưa thực sự chuyên nghiệp. Hiện nay, chưa có hướng dẫn viên chuyên thuyết minh tuyến này, Trung tâm đang biên soạn, cung cấp tài liệu thuyết minh cho 2 tour dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Ngoài ra, chúng tôi đang trong quá trình nghiên cứu tìm thêm một số điểm du lịch bổ trợ cho 2 tuyến du lịch đường sông: Vườn trái cây, quán cà phê cho khách check-in,... nhằm làm phong phú thêm hành trình. Dự kiến tháng 6/2022, 2 tour đường sông sẽ hoàn thành để Long An có sản phẩm du lịch mới. Trung tâm luôn cố gắng hết mình để hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành khai thác 2 tour mới dọc theo sông Vàm Cỏ". Đa dạng điểm đến cho chuyến đi ngắn ngày Ngoài 2 tour đường sông, Long An còn đa dạng sản phẩm du lịch khác cho du khách lựa chọn trong dịp nghỉ lễ, đặc biệt thích hợp với những du khách thích những chuyến đi ngắn ngày. 1. Khu du lịch Happyland Trong dịp lễ năm nay, Happyland tổ chức nhiều hoạt động phục vụ du khách. Đến với Happyland, du khách sẽ được check-in nhiều không gian vui chơi: Không gian văn hóa Việt, Chợ nổi, Làng hoa, Khu vực làng nghề,... Ngoài ra, Happyland còn có chương trình biểu diễn múa rối nước, xiếc, đờn ca tài tử, âm nhạc phục vụ hoàn toàn miễn phí cho du khách. 
Khu vực câu cá giải trí tại Happyland với các hoạt động: Thi bắt vịt, chèo xuồng, cùng nhau gói bánh,... chính thức khai trương trong dịp lễ 30/4 Khu vực câu cá giải trí với các hoạt động: Thi bắt vịt, chèo xuồng, cùng nhau gói bánh,... chính thức khai trương trong dịp lễ 30/4. Đây là gợi ý khá hấp dẫn dành cho nhóm khách gia đình, bạn bè. Đặc biệt, đến dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, khu vực công viên nước và vườn trái cây tại Happyland sẽ chính thức đón khách. Ngoài dịch vụ vui chơi trong ngày, Happyland còn đón khách lưu trú tại Bungalow và khách sạn. Tại khu du lịch còn có siêu thị 24 giờ, sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách trong quá trình tham quan, lưu trú tại khu du lịch. 2. Vườn thú Mỹ Quỳnh Chính thức hoạt động từ đầu năm 2022, Vườn thú Mỹ Quỳnh được mệnh danh là vườn thú lớn nhất miền Nam với hơn 500 cá thể thú. Ngoài khu vực thú nuôi nhốt, Vườn thú Mỹ Quỳnh còn có khu nuôi thú bán hoang dã, nơi du khách có thể tự tay cho những chú dê, nai,... ăn cỏ. 
Vườn thú Mỹ Quỳnh có khu nuôi thú bán hoang dã, nơi du khách có thể tự tay cho thú ăn Khu vực trò chơi trong nhà và ngoài trời với đa dạng trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh là địa điểm xả stress vô cùng hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn. Công viên nước với biển nhân tạo, trò chơi trượt nước,... hứa hẹn mang đến cảm giác vui chơi thoải mái cho du khách. Đặc biệt, trong dịp lễ, Vườn thú Mỹ Quỳnh còn tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ du khách với những tiết mục đặc sắc và hấp dẫn. Khu vực lưu trú tại Vườn thú Mỹ Quỳnh cũng đã chính thức mở cửa nhận khách. 3. Làng nổi Tân Lập Làng nổi Tân Lập vốn là địa điểm quen thuộc của các phượt thủ với cung đường xuyên rừng tràm dài 5km. Ngoài những dịch vụ chèo xuồng, đi cáp kéo xuyên rừng tràm để tận hưởng không khí yên ả của thôn quê, dịp lễ này, Làng nổi Tân Lập hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn dành cho khách đoàn với nhiều hoạt động và ưu đãi hấp dẫn. 
Dịch vụ chèo xuồng, đi cáp kéo xuyên rừng tràm tại Làng nổi Tân Lập giúp du khách tận hưởng không khí yên ả của thôn quê Khu du lịch Làng Nổi Tân Lập được bao quanh bởi đầm sen và đồng cỏ năn là nơi rất lý tưởng tổ chức các sự kiện, hoạt động vui chơi và teambuilding với các trò chơi dân gian truyền thống đậm chất Nam bộ: Xích đu, cầu rung lắc, bịt mắt bắt vịt, bắt lươn trong lu, kéo co, đi dây thừng qua hồ, tát ao bắt cá đồng,... Đặc biệt, từ ngày 25/5 đến 30/6/2022, Làng nổi Tân Lập miễn phí vé vào cổng cho khách đoàn sinh viên, học sinh. 4. Cánh Đồng Bất Tận Điểm nổi bật của Cánh Đồng Bất Tận là hoạt động du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe. Vốn có xuất phát điểm là khu bảo tồn dược liệu, khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận có những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho du khách: Tắm rừng, ngâm chân thảo dược, xông hơi,... Tạm xa những ồn ào phố thị về với rừng tràm bạt ngàn với những hoạt động vui chơi dân dã mà không kém phần hấp dẫn: Tắm hồ nước mưa, bơi xuồng cadac, đạp xe đạp giữa rừng tràm, ngắm đom đóm đêm,... hoàn toàn là một lựa chọn xứng đáng được cân nhắc trong kỳ nghỉ. Ngoài ra, du khách còn có thể đến tham quan, ăn trưa tại khu Nhà cổ Phước Lộc Thọ để tận mắt thưởng ngoạn những căn nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm cùng nhiều cổ vật có giá trị khác. Hoạt động mở cửa đón khách miễn phí của công viên Dino Water Park thuộc khu đô thị WestLake Golf & Villas tại huyện Đức Hòa từ ngày 29/4 đến 01/5 giúp du khách có thêm lựa chọn cho kỳ nghỉ của mình./. Theo Báo Long An Online
https://baolongan.vn/nghi-le-di-choi-dau-o-long-an-a134632.html
| 29/04/2022 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Tin về công tác phòng, chống dịch bệnh Ebola trong ngành du lịch | Tin về công tác phòng, chống dịch bệnh Ebola trong ngành du lịch | Theo thông báo của Bộ Y tế, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh Ebola, hiện đang lây lan nhanh tại các nước Châu Phi. Bệnh do vi rút Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thuộc nhóm A, rất nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường và dụng cụ bị ô nhiễm. Chỉ từ tháng 12/2013 đến nay đã có hơn 1.600 người ở 4 quốc gia (Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigieria) mắc Ebola, trong đó có 987 ca tử vong. Đây là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử 4 thập kỷ qua. Cho đến nay bệnh do virut Ebola vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và phương pháp điều trị đặc hiệu, tuy nhiên dịch bệnh có thể được khống chế nếu phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, theo dõi và giám sát người tiếp xúc gần với người mắc bệnh và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. | Trước tình hình trên, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kịp thời chỉ đạo Tổng cục Du lịch ban hành công văn số 800/TCDL-LH ngày 07/8/2014 về việc phòng, chống dịch bệnh Ebola đảm bảo an toàn cho khách du lịch và công văn số 806/TCDL-LH ngày 09/8/2014 về việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Ebola trong hoạt động du lịch. Trên tinh thần đó, để bảo đảm thông tin, tuyên truyền nhanh chóng về biện pháp phòng, chống dịch cho các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trong toàn tỉnh, đồng thời để đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên trong ngành cũng như cho khách du lịch và cộng đồng, ngày 18/8/2014 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An đã ban hành công văn 979/SVHTTDL-NVDL về việc phòng, chống dịch bệnh Ebola trong tình hình hiện nay đến các đơn vị thuộc Sở, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nghiên cứu để có biện pháp ứng phó kịp thời trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh nguy hiểm này./. Bài: Phạm Thị Mỹ Phượng Phòng NV du lịch | 21/10/2014 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | HỘI NGHỊ TẬP HUẤN NHIẾP ẢNH DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI TÂN TRỤ | HỘI NGHỊ TẬP HUẤN NHIẾP ẢNH DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI TÂN TRỤ | | Ngày 26/5/2023, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Tân Trụ tổ chức lớp tập huấn nhiếp ảnh du lịch nông thôn năm 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hóa và Thông tin; hướng dẫn viên và nhân viên phụ trách thuyết minh tại các khu du lịch, các công ty lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh điểm đến du lịch trên địa bàn các huyện Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Thạnh Hóa, Cần Giuộc, Cần Đước và thành phố Tân An.
Quang cảnh lớp tập huấn Tại hội nghị, các học viên đã được nghe ông Hoàng Trung Thủy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Gia Định trình bày những kiến thức cơ bản về sự khác nhau của các tính năng chụp ảnh giữa máy ảnh và điện thoại, những ứng dụng tính năng hiện đại của điện thoại trong kỹ thuật canh chụp, chỉnh sửa ảnh, những yếu tố tạo nên một bức ảnh đẹp mà người chụp mong muốn. Ngoài ra, các học viên còn được hướng dẫn thực hành thao tác đối với một số tính năng hữu ích trong việc chụp ảnh bằng điện thoại mà ít người biết đến. Cuối chương trình, học viên còn được giới thiệu xem qua nhiều bộ ảnh mang đậm tính nghệ thuật với nhiều chủ đề theo mức độ từ dễ đến khó.
Ông Hoàng Trung Thủy, Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Gia Định hướng dẫn tại lớp học
Ban Tổ chức lớp học và học viên chụp ảnh lưu niệm Thông qua hội nghị nhằm giúp các học viên hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa và tính tư liệu trong việc tạo ra một bức ảnh. Bên cạnh đó là bồi dưỡng các kiến thức, cải thiện kỹ năng chụp ảnh để từ đó có thể tạo ra nhiều bộ ảnh đẹp, mang tính nghệ thuật, góp phần cho việc xây dựng hình ảnh vào các kho dữ liệu của ngành du lịch tỉnh và giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn về du lịch nông thôn nói riêng và du lịch Long An nói chung./. Khánh Duy
| 29/05/2023 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | CÔNG BỐ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRỒNG MAI XÃ TÂN TÂY GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH | CÔNG BỐ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRỒNG MAI XÃ TÂN TÂY GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH | | Vừa qua, tại xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển Làng nghề trồng mai xã Tân Tây gắn với phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2030. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở NN và PTNN, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), các cơ quan ban ngành huyện Thạnh Hóa, xã Tân Tây, Ban Đại diện Làng nghề trồng mai xã Tân Tây và đông đảo bà con nông dân trồng mai.
Quang cảnh Hội nghị công bố Đề án Phát triển Làng nghề trồng mai xã Tân Tây Làng nghề trồng mai xã Tân Tây được UBND tỉnh công nhận theo Quyết định số 2121/QĐ-UBND ngày 24/6/2020 là một tín hiệu đáng mừng, góp phần làm phong phú nguồn tài nguyên du lịch. Đồng thời, phát triển du lịch nông thôn, đặc biệt là du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Long An. Tại hội nghị, đại diện Sở NN và PTNT công bố Quyết định số 9170/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 03/10/2022 phê duyệt Đề án Phát triển Làng nghề trồng mai xã Tân Tây gắn với phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2030. Theo đó, Đề án có 6 dự án thành phần như dự án đầu tư hạ tầng, cảnh quan phục vụ phát triển làng nghề kết hợp du lịch; dự án phát triển các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh cho Làng nghề trồng mai xã Tân Tây; dự án về đào tạo nhân lực phát triển làng nghề kết hợp du lịch; dự án về hình thành điểm dừng chân kết hợp trưng bày sản phẩm; dự án về quảng bá, truyền thông về Làng nghề trồng mai xã Tân Tây; dự án phát triển kết nối với du lịch Làng nghề trồng mai xã Tân Tây.
Đại biểu tham quan Làng nghề trồng mai xã Tân Tây Thông qua định hướng và các dự án thành phần, đề án hướng đến mục tiêu phát triển làng nghề gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm; nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư ổn định sản xuất, phát triển làng nghề bền vững; mang lại giá trị tăng cao cho du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp, xây dựng các sản phẩm trải nghiệm gắn với khái thác các giá trị tự nhiên, văn hóa, cộng đồng, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương.
Ông Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở VH, TT và DL phát biểu tại hội nghị Ông Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở VH, TT và DL phát biểu: "Để Làng nghề trồng mai xã Tân Tây trở thành một sản phẩm du lịch, đòi hỏi chúng ta phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức, có hướng đi, lộ trình, cách làm khoa học, hài hòa và hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Nhưng với trách nhiệm và quyết tâm cao, sự phối hợp của huyện Thạnh Hóa, Sở NN và PTNT, Sở VH, TT và DL, các sở, ngành tỉnh, tổ chức và cá nhân, nhất là cộng đồng địa phương làng nghề, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng trong một tương lai không xa, Làng nghề trồng mai xã Tân Tây sẽ trở thành một trong những sản phẩm du lịch nông thôn tiêu biểu, đồng thời hướng đến xây dựng một thương hiệu hình ảnh địa phương mang tính riêng biệt của địa phương và tỉnh nhà"./. Hồ Phan Mộng Tuyền
| 11/04/2023 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | TẬP HUẤN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH NÔNG THÔN | TẬP HUẤN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH NÔNG THÔN | | Vừa qua, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Long An phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình tập huấn đào tạo nguồn nhân lực du lịch nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các doanh nghiệp kinh doanh điểm đến du lịch, nhà hàng, cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm OCOP của tỉnh; nhân viên phụ trách thuyết minh tại các khu/điểm du lịch, nhân viên pha chế tại các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các điểm giải khát phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Chương trình tập huấn gồm các lớp khởi nghiệp du lịch nông thôn và tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng; lớp nghiệp vụ thuyết minh du lịch nông thôn; lớp đào tạo pha chế thức uống không cồn tại Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động (Phường 3, thành phố Tân An) và Khu phức hợp giải trí Khang Thông - Happyland (xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức).
Hình ảnh lớp khởi nghiệp du lịch nông thôn và tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng 
Hình ảnh lớp nghiệp vụ thuyết minh du lịch nông thôn Thông qua chương trình tập huấn nhằm giới thiệu, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Long An; kết nối tuyến điểm, định hướng sản phẩm du lịch của Long An theo hướng du lịch xanh, thân thiện môi trường; tư vấn, định hướng cho các hộ nông dân, cụm dân cư đang khai thác du lịch trên địa bàn tỉnh về mô hình du lịch cộng đồng dựa trên tài nguyên nông nghiệp sẵn có nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, nổi bật, khác biệt, thu hút khách du lịch; nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ trong ngành du lịch, đặc biệt là du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, hướng tới xây dựng cộng đồng du lịch nông nghiệp lành mạnh, có sức cạnh tranh tốt trên thị trường.
Hình ảnh lớp pha chế thức uống không cồn .jpg)
Chương trình tập huấn thu hút đông đảo học viên trên địa bàn tỉnh tham gia, góp phần định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tập quán sản xuất, kinh doanh của người dân. Đặc biệt, trong chương trình tập huấn này có kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm du lịch nông thôn, mang tính ứng dụng thực tiễn cao được đông đảo học viên nhiệt tình hưởng ứng./. Hồ Phan Mộng Tuyền
| 03/01/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN | KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN | | Sau khi Việt Nam chính thức mở cửa trở lại toàn bộ hoạt động du lịch trên cả nước trong điều kiện bình thường mới, ngành du lịch Long An đã ghi nhận những tín hiệu khả quan với lượng khách gia tăng, các hoạt động phục vụ du khách có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Qua đó đã góp phần đưa du lịch Long An phát triển, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển bền vững du lịch Long An giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhà. Các chỉ tiêu về lượng khách và doanh thu đều tăng trưởng, ngành du lịch Long An hoàn thành nhiệm vụ được giao, theo đó năm 2022, Long An thu hút 650.000 lượt khách, tăng 88% so với cùng kỳ, tăng 54% so với kế hoạch, trong đó có 8.500 lượt khách quốc tế, tăng 4 lần so với kế hoạch; doanh thu 325 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ, tăng 44% so với kế hoạch. Kết quả đạt được là do Long An đã thực hiện tốt việc đầu tư trên nhiều lĩnh vực như: Thứ nhất là việc đầu tư, xây dựng dự án du lịch đã được tỉnh quan tâm thực hiện thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách về xã hội hóa đầu tư cũng như tăng cường thực hiện công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Đến nay, đã có nhiều nhà đầu tư tham gia vào các dự án, khu/điểm du lịch của tỉnh như Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập đã có Công ty TNHH Du lịch Tháp Mười tiếp nhận dự án; Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười thuộc Công ty Cổ phần Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng Phú An làm chủ đầu tư; Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ do Công ty Cổ phần Rồng Việt đầu tư; Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi do Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Chanh Việt đầu tư; Dự án Vườn Thú Mỹ Quỳnh do Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Sài Gòn đầu tư; Sân West Lakes Golf và Villass Long An do Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế C.S.Q đầu tư. 
Làng nổi Tân Lập Bên cạnh các dự án đang đầu tư, khai thác, Long An còn có nhiều dự án đang kêu gọi nhà đầu tư như Điểm du lịch Đồn Rạch Cát, Khu Lâm viên Thanh niên, Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh, Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, Khu di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chánh kháng chiến Nam Bộ, Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa, Tượng đài Long An trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc. Thứ hai là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) đã thẩm định xếp hạng 2 khách sạn (2 sao, thẩm định mới) trên địa bàn huyện Bến Lức. Toàn tỉnh hiện có 490 cơ sở lưu trú du lịch được thống kê với 6.443 phòng, trong đó có 57 khách sạn gồm 6 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 sao, 4 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 sao. Bên cạnh đó, trong năm, Sở cũng đã tiến hành kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch cho 171 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 169 cơ sở đủ điều kiện. Lũy kế đến thời điểm hiện tại có 238 cơ sở đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. Song song với hoạt động lưu trú du lịch, hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên du lịch cũng được quan tâm hướng dẫn thực hiện đúng quy định của Luật Du lịch, các thông tư, nghị định liên quan đến du lịch. Theo đó, trong năm 2022 có 3 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được cấp giấy phép, 1 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ nội địa. Hiện trên địa bàn tỉnh có 15 doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (đã được cấp giấy phép) và 13 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (4 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép); có 18 hướng dẫn viên còn hạn hoạt động, trong đó có 3 thẻ quốc tế và 15 thẻ nội địa. Nhìn chung các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và hướng dẫn viên du lịch thực hiện tốt các quy định của pháp luật, qua đó cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. 
Làng cổ Phước Lộc Thọ Thứ ba là tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch cũng như thu hút nguồn lực đầu tư cho du lịch tỉnh nhà. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ngày càng được cải thiện và từng bước chuyên nghiệp hơn thông qua việc tăng cường cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử về du lịch, Cổng thông tin và ứng dụng di động du lịch thông minh tỉnh Long An; cụ thể hóa lên Bản đồ số tuyến điểm và cơ sở phục vụ du lịch Long An; liên kết Trang thông tin điện tử với các địa phương trong và ngoài tỉnh; thực hiện Bản tin đối ngoại bằng tiếng Anh và tiếng Việt… Ngoài ra, các sở, ngành chức năng đã tích cực phối hợp với Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Long An. Đặc biệt, điểm nhấn trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch năm 2022 là việc tổ chức thành công sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022. Thông qua sự kiện, đã quảng bá mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của du lịch Long An, hướng tới từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu của du lịch tỉnh nhà đối với bạn bè trong nước và quốc tế. Sự kiện này là bước đầu tạo hiệu ứng tích cực để thúc đẩy phục hồi cũng như tạo điểm nhấn để du lịch Long An phát triển trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Sở VH, TT và DL cũng đã tích cực tham gia các lễ hội, hội chợ, sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh, đáng chú ý nhất là việc tham dự cuộc họp vùng của TPO được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh và tham dự Đại hội TPO lần thứ 10 do TPO tổ chức qua hình thức trực tuyến nhằm kết nối các biện pháp hợp tác về du lịch giữa các thành viên TPO với mục đích cung cấp thông tin về các hoạt động của TPO, các dự án trong thời gian tới; tổ chức các chuyến khảo sát nhằm khai thác cũng như quảng bá thế mạnh của du lịch Long An, đặc biệt là du lịch sông nước (sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây); tham gia đoàn khảo sát với các tỉnh bạn để kết nối tour, tuyến, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh; phối hợp với các tỉnh, thành, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng Chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch năm 2022 và đến năm 2025 nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch thông qua việc liên kết, chia sẻ thông tin, hình ảnh, tiềm năng, sản phẩm du lịch. Đối với đề tài "Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển hình ảnh điểm đến du lịch thông minh để thu hút khách du lịch tại tỉnh Long An". Đến nay đề tài đã hoàn thành việc nghiên cứu tổng quan về hình ảnh du lịch thông minh nhằm xác định ý nghĩa, làm sáng tỏ nội dung, hệ thống các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Long An qua đó có đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử – văn hóa của tỉnh và đẩy mạnh xúc tiến du lịch trong thời gian tới. Hiện tỉnh đang tích cực phối hợp với đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định góp phần phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến cho du lịch của tỉnh. Đồng thời, để khẳng định thương hiệu du lịch Long An trên bản đồ du lịch khu vực cả nước và trên thế giới, Long An đang tiến hành các thủ tục để xây dựng thương hiệu du lịch Long An thông qua Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Long An (Biểu trưng (Logo), khẩu hiệu (Slogan)) thể hiện bằng 2 ngôn ngữ Việt – Anh góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, những nét đặc trưng sản phẩm du lịch của tỉnh, qua đó thúc đẩy du lịch Long An phát triển bền vững trong thời gian tới. 
Khu vui chơi giải trí Happyland Thứ tư là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch góp phần nâng cao năng lực quản lý cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng phục vụ trong du lịch. Theo đó, trong năm, Sở VH, TT và DL đã cử 2 viên chức tham gia Chương trình "Nâng cao năng lực TPO tại thành phố Busan, Hàn Quốc", 11 công chức, viên chức tham dự Chương trình tập huấn "Quảng bá du lịch Long An sáng tạo với kỹ năng số"; tổ chức 3 lớp tập huấn "Xây dựng bản đồ Số tuyến điểm và các cơ sở phục vụ du lịch Long An (giai đoạn 2 - Giai đoạn cụ thể hóa lên Bản đồ số)" với 360 học viên tham dự; phối hợp với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng mở 1 lớp bồi dưỡng "Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh về quản lý khai thác và quản lý chất lượng sản phẩm du lịch tại điểm kinh doanh" với 120 học viên tham dự; phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức 3 lớp tập huấn "Kỹ năng phát triển sản phẩm OCOP tại điểm du lịch, khu lưu niệm trên địa bàn tỉnh gắn với nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ" với tổng số 150 học viên tham dự và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn. Thứ năm là đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuộc thương mại phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của người dân và du khách. Năm 2022 có 28 cửa hàng tiện ích được xây dựng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh hiện có 125 chợ, trong đó có 107 chợ nông thôn; 7 siêu thị; 1 Trung tâm thương mại Vincom Plaza; 242 Cửa hàng tiện ích. Bên cạnh đó, trong năm có 26 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận, xếp hạng gồm 7 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 19 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Hiện tỉnh có 57 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận, xếp hạng gồm 26 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 31 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Ngoài ra, có 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực được cấp giấy chứng nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh có 7 sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia; 28 sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực; 52 sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh; 150 sản phẩm tiêu biểu cấp huyện; 7 nghề truyền thống; 1 làng nghề; 7 làng nghề truyền thống. Song song đó, có 17 nghệ nhân, 172 thợ giỏi và 2 người có công đưa nghề về tỉnh trong ngành thủ công mỹ nghệ được tặng danh hiệu. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ có 2 nghệ nhân (Nghệ nhân thu thập cây khô và đá cảnh, Nghệ nhân đan thủ công mỹ nghệ) đang được làm hồ sơ xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú". Thứ sáu là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông phục vụ du lịch tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và nhà đầu tư. Trong năm tỉnh Long An đã phân bổ 53.700 triệu đồng để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch gồm xử lý sạt lở bảo vệ Di tích lịch sử Miễu Ông Bần Quỳ; bồi thường giải phóng mặt bằng Khu di tích Bình Tả; nhà lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu hạng mục trưng bày, nội thất, cổng di tích; Khu di tích lịch sử Rừng tràm Bà Vụ. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch, hệ thống giao thông phục vụ du lịch cũng được quan tâm đầu tư, qua đó nguồn kinh phí bố trí cho công tác đầu tư hệ thống giao thông là 170.300 triệu đồng để đầu tư cho các dự án giao thông có kết nối đến các khu/điểm du lịch trên địa bàn như dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.817 đoạn Mỹ Lạc - Thạnh Phước - Mộc Hóa kết nối với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; dự án Đường Tân Tập - Long Hậu - Quốc lộ 50 - Cảng Long An và dự án nâng cấp, mở rộng ĐT.830 giai đoạn 2 (đoạn QL1 – QL50) kết nối với Di tích lịch sử Chùa Tôn Thạnh. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn giao thông và tạo điều kiện lưu thông thuận tiện góp phần mời gọi và thu hút đầu tư vào du lịch, tỉnh cũng đã nâng cấp, mở rộng, duy tu, sửa chữa và hoàn thành nhiều tuyến đường giao thông, qua đó cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và du khách, đồng thời đáp ứng nhu cầu kết nối, phát triển du lịch liên vùng với các địa phương lân cận đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. 
Dược liệu Đồng Tháp Mười Thứ bảy là công tác giữ gìn an ninh - trật tự, an toàn xã hội liên quan đến hoạt động du lịch luôn được triển khai thực hiện tốt. Theo đó Công an tỉnh đã phối hợp với Sở VH, TT và DL thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch thực hiện tốt các quy định về xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam của người nước ngoài nói chung, khách du lịch nước ngoài nói riêng, đồng thời thực hiện tốt các quy định của pháp luật về du lịch. Qua kiểm tra, trong năm 2022 chưa phát hiện hoạt động của tổ chức, cá nhân lợi dụng con đường du lịch để tổ chức, môi giới, tiếp tay cho người nước ngoài vào Long An, người Long An ra nước ngoài du lịch hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; lợi dụng du lịch để cư trú, làm ăn, kinh doanh, lao động trái phép. Thứ tám là công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được các sở, ngành và địa phương trong tỉnh quan tâm, hỗ trợ thực hiện tốt trên nhiều lĩnh vực, mà trọng tâm là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các luật, nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực du lịch; xây dựng và thực hiện các kế hoạch về du lịch; công nhận khu du lịch cấp tỉnh, điểm du lịch cấp tỉnh; thẩm định và xếp hạng khách sạn; kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đối với cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch; cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; mời gọi đầu tư; kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch; hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê. Bên cạnh đó, nhằm tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp với chính quyền địa phương, giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhau. Ngày 05/10/2022, Sở VH, TT và DL đã phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 9240/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hiệp Hội Du lịch Long An. Việc thành lập Hiệp Hội Du lịch Long An sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được nghiên cứu đề xuất và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về những chính sách liên quan đến lĩnh vực du lịch; cùng nhau xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho địa phương để thu hút du khách trong và ngoài nước, từ đó có đóng góp cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà, đảm bảo quyền lợi của khách hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên./. Phạm Thị Mỹ Phượng
| 21/02/2023 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | KHỞI SẮC DU LỊCH LONG AN DỊP LỄ 30/4 VÀ 1/5 NĂM 2022 | KHỞI SẮC DU LỊCH LONG AN DỊP LỄ 30/4 VÀ 1/5 NĂM 2022 | | Dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 kéo dài 4 ngày được xem là thời điểm vàng để ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Long An nói riêng khởi động lại sau thời gian dài tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19. Tất cả các khu/điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Long An đều mở cửa đón khách du lịch trở lại, tạo đà kích cầu và phát triển du lịch tỉnh nhà. Trong dịp lễ vừa qua, lượt khách du lịch đến tham quan tại Long An khoảng 35.000 lượt, doanh thu khoảng 18 tỷ đồng. Trong đó, Điểm du lịch văn hóa, thể thao Phước Lộc Thọ huyện Đức Hòa đón hơn 500 lượt khách đến tham quan; Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập huyện Mộc Hóa đón khoảng 1.300 lượt khách; các khu di tích lịch sử - văn hóa và Bảo tàng tỉnh đón khoảng 300 lượt khách; Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) đón khoảng 5.000 lượt khách; Vườn thú Mỹ Quỳnh đón khoảng 6.000 lượt khách tham quan. Đặc biệt trong dịp lễ năm nay, Sân West Lakes Golf và Villass Long An huyện Đức Hòa đưa vào hoạt động thử nghiệm Công viên nước Dino Water Park đón khoảng 3.000 lượt khách đến vui chơi, giải trí. 
Du khách tham quan Điểm du lịch văn hóa, thể thao Phước Lộc Thọ Ngoài ra, du khách còn đến tham quan nhiều khu/điểm khác trên địa bàn tỉnh như: Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, điểm du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi Garden huyện Bến Lức.
Du khách tham quan Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập
Du khách tham quan tại vườn thú Mỹ Quỳnh Nhìn chung, tình hình kinh doanh của các khu/điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Long An rất khả quan trong dịp lễ năm nay. Công tác an ninh trật tự được bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch; đồng thời, đảm bảo an ninh, phòng chống cháy nổ, không để xảy ra các tệ nạn xã hội trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Các dịch vụ được niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, không để xảy ra tình trạng tùy tiện tăng giá, gây sốt giá làm ảnh hưởng xấu đến du lịch Long An./. Hoàng Quân
| 04/05/2022 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | LONG AN CÓ THÊM ĐIỂM DU LỊCH MỚI | LONG AN CÓ THÊM ĐIỂM DU LỊCH MỚI | | Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) thẩm định, tham mưu UBND tỉnh ra Quyết định số 11816/QĐ-UBND ngày 23/11/2021 công nhận Điểm du lịch lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi thuộc Công ty CPTM & ĐT Chanh Việt là Điểm du lịch cấp tỉnh.
Ông Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở VH, TT và DL khảo sát Điểm du lịch lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi Điểm du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi tọa lạc tại số 888 Km34+100, quốc lộ N2, ấp 4, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức. Với diện tích khoảng 44,5 ha, điểm du lịch có vườn chanh, vườn hoa và vườn cây ăn trái đặc trưng sông nước miền Tây, khu nhà nuôi trồng đông trùng hạ thảo,khu học tập và trải nghiệm quy trình từ trồng trọt đến chế biến và thương mại hóa các sản phẩm từ chanh và các nông sản khác.
Khi đến đây, du khách sẽ được tham quan vườn chanh, khu nuôi cấy đông trùng hạ thảo và khám phá quy trình nuôi trồng, chế biến và dùng thử các sản phẩm này. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm cuộc sống, văn hóa miền Tây thông qua thực hành trồng lúa nước, tát mương, bắt cá, tham gia các trò chơi dân gian; tham quan khu trưng bày nông cụ liên quan đến lúa nước, nhà trưng bày các vật dụng sinh hoạt đặc trưng Nam Bộ. Đặc biệt, du khách sẽ có dịp thưởng thức, mua sắm các sản phẩm đặc trưng của Chavi, sản phẩm OCOP của tỉnh Long An. .jpg)
Ngoài ra, khách du lịch còn được tham quan khu trưng bày và thương mại hóa các sản phẩm từ chanh và các nông sản khác, khu học tập và trải nghiệm cách làm nông nghiệp lúa nước và khu trưng bày nông cụ liên quan đến lúa nước, nhà trưng bày các vật dụng sinh hoạt đặc trưng Nam Bộ. .jpg)
Đây là điểm du lịch mới lạ, độc đáo sẽ mang lại cho du khách sự trải nghiệm thú vị từ trồng trọt, chế biến các nông sản địa phương đến hòa mình vào nét văn hóa, ẩm thực miền Tây, rất phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên và gia đình tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm vào dịp cuối tuần. Điểm du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi đi vào hoạt động góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách, góp phần đưa du lịch Long An phục hồi và phát triển./. Hồ Phan Mộng Tuyền
| 10/01/2022 2:00 CH | Đã ban hành | Approved | | CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH “TOUR DE VIETNAM VÀ MỘT NGÀY LÀM NGƯỜI VIỆT” | CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH “TOUR DE VIETNAM VÀ MỘT NGÀY LÀM NGƯỜI VIỆT” | | Được sự hỗ trợ của UBND tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An, Kênh truyền hình VTC10 thuộc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đến Long An sản xuất chương trình truyền hình "Tour de VietNam và Một ngày làm người Việt" trong tháng 7/2016, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cho khán giả trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương. Chương trình truyền hình "Tour de VietNam và Một ngày làm người Việt" ở tỉnh Long An được thực hiện với các chủ để sau: Cần Đước một vùng quê thanh bình: Trải nghiệm nghề dệt chiếu Long Cang - Long Định, tham quan di tích Nhà Trăm Cột, trải nghiệm sông nước, cắt lát, bắt cá và ẩm thực với cơm gạo nàng thơm, cá bống kèo kho tộ, trải nghiệm làm lạp xưởng, đờn ca tài tử. Cần Giuộc sông nước tình quê: Trải nghiệm đặc trưng vùng sông nước, trải nghiệm tại vùng chuyên canh rau sạch (xã Phước Hậu, xã Phước Lâm, xã Mỹ Lộc) sống cùng người nông dân, tham quan chùa Tôn Thạnh (xã Mỹ Lộc). Làng nghề Long An: Trải nghiệm làng nghề đóng ghe mũi đỏ (xã Phước Đông, huyện Cần Đước), tham quan di tích chùa Phước Lâm (huyện Cần Đước), sống cùng người dân với những trải nghiệm miệt vườn thanh long (huyện Châu Thành). Món ngon vùng sông nước (Đồng Tháp Mười): Trải nghiệm cuộc sống dân dã trên vùng thượng lưu sông Vàm Cỏ Tây như canh chua cá chốt, cá lóc nướng trui và khám phá cuộc sống văn hóa cùng những món ngon của vùng đất này Trống làng Bình An (xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ): Trải nghiệm làng nghề làm trống trứ danh Bình An, khám phá cuộc sống của người dân nơi làng nghề này. Rừng tràm Long An (Đồng Tháp Mười): Trải nghiệm làm dầu tràm và khám phá cuộc sống sông nước với những món ngon vật lạ sông nước, quăng chài kéo lưới cùng người dân nơi đây. Đồng Tháp Mười bình yên và thơ mộng: Trải nghiệm cuộc sống sông nước trên cánh đồng sen, những món ăn ngon từ sen như gỏi sen, chè sen…, khám phá thắng cảnh Núi Đất (huyện Mộc Hóa). Thông qua chương trình truyền hình "Tour de VietNam và Một ngày làm người Việt" giúp du khách trong và ngoài nước biết đến du lịch Long An với sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và tham quan làng nghề. Góp phần chắp cánh cho ngành du lịch của địa phương thêm phát triển. Một số hình ảnh của đoàn làm phim tại Long An: 

Du khách nước ngoài trải nghiệm thu hoạch rau 

Du khách nước ngoài trải nghiệm bắt còng cùng người dân địa phương 
Du khách người nước ngoài dùng cơm với người dân địa phương Hoàng Quân - Phòng Quản lý văn hóa | 17/08/2016 11:00 SA | Đã ban hành | Approved | | BẾN LỨC: QUAN TÂM KẾT NỐI DU LỊCH VỚI PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH | BẾN LỨC: QUAN TÂM KẾT NỐI DU LỊCH VỚI PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH | | Huyện Bến Lức là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng yêu nước, nơi sinh ra nhiều nhân vật lịch sử mà cuộc đời và sự nghiệp đã trở thành niềm tự hào của quê hương, đất nước. Hiện toàn huyện có 10 di tích lịch sử cách mạng đã được xếp hạng, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia, 08 di tích cấp tỉnh. Những năm qua, huyện Bến Lức đã đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch di tích, du lịch sinh thái gắn với các khu, điểm du lịch trên địa bàn, góp phần mang lại những sản phẩm du lịch mới thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài địa phương. Xã Long Hiệp từ lâu được biết đến với những di tích lịch sử - văn hóa hay những địa danh đã đi vào lịch sử. Nổi bật nhất phải kể đến Di tích nhà và lò gạch Võ Công Tồn (di tích cấp quốc gia). Di tích là nơi lưu niệm nhà yêu nước Võ Công Tồn - người đã cống hiến rất nhiều công của và cả tính mạng cho Đảng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (1930-1945). Ngoài ra, nhà và lò gạch Võ Công Tồn còn là cơ sở tin cậy của Đảng và các phong trào yêu nước trước năm 1945, là nguồn cung cấp tài chính quan trọng cho Đảng và các nhà yêu nước hoạt động trong những ngày đầu Đảng còn non trẻ.
Di tích cấp quốc gia Nhà và Lò Gạch Võ Công Tồn tại ấp Lò Gạch, xã Long Hiệp Cũng nằm trên địa bàn xã Long Hiệp, Di tích cấp tỉnh Nhà Long Hiệp là ngôi nhà 3 gian, 2 chái, kiến trúc truyền thống. Ngôi nhà do ông Nguyễn Văn Triều (Cai tổng Chèo) xây dựng giữa thế kỷ XIX. Sau khi ông Triều qua đời, ông Nguyễn Tấn Tảo (Xã Tảo) thừa kế ngôi nhà này. Nhà Long Hiệp là kiểu nhà tiêu biểu cho kiến trúc nhà dân dụng tầng lớp khá giả ở nông thôn tỉnh Chợ Lớn lúc bấy giờ. Đặc biệt, di tích là nơi diễn ra sự kiện thành lập Tỉnh ủy đầu tiên tỉnh Chợ Lớn vào tháng 11/1930 – là mốc son chói lọi trong lịch sử Đảng bộ tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) và cả Nam Bộ nói chung.
Di tích Nhà Long Hiệp – nơi giáo dục truyền thống cho cho thế hệ trẻ Hay như đến Di tích Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (di tích cấp quốc gia), du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, thân thế của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Quyền Chủ tịch nước, một trí thức yêu nước tiêu biểu, nhà hoạt động chính trị - xã hội nổi tiếng ở trong nước cũng như trên thế giới, một luật sư tài năng, đầy uy tín, một nhân cách lớn, một ngọn cờ tập hợp các tầng lớp nhân dân… Di tích Rừng tràm Bà Vụ, xã Tân Hòa cũng là địa điểm mà du khách không thể bỏ qua. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về một thời hào hùng trong đấu tranh cách mạng của quân và dân Bến Lức trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với bề dày về lịch sử hình thành và phát triển, ngoài các di tích lịch sử, thì ở huyện Bến Lức còn có nét văn hóa đặc trưng gắn với đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán của người dân. Phát huy những tiềm năng đó, huyện Bến Lức đã đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó chú trọng việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa. Đồng thời, kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Chủ tịch UBND huyện Bến Lức - Trần Văn Tươi cho biết: "Trong những năm qua, nhất là từ khi có nghị quyết về du lịch, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành, du lịch của huyện cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo nhiều thuận lợi để địa phương, doanh nghiệp "đánh thức" tiềm năng để phát triển du lịch. Nhiều khu du lịch, di tích đã được đầu tư, tôn tạo, góp phần làm đa dạng các điểm đến, sản phẩm du lịch. Bên cạnh đẩy mạnh kêu gọi đầu tư du lịch đường sông thuộc hệ thống sông Vàm cỏ, gắn với cảnh quan, di sản, tài nguyên nhân văn, làng nghề, lễ hội,… trong đó, nổi bật là Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi – đang trở thành những điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài địa phương".
Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi (xã Thạnh Lợi) là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn đến tham quan trong thời gian gần đây Để loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch sinh kế nông nghiệp nông thôn, các sản phẩm OCOP ngày càng phát triển, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, huyện Bến Lức đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn di tích lịch sử, qua đó nâng cao nhận thức của họ trong việc xã hội hóa công tác bảo tồn. Cùng với đó là quan tâm tổ chức các lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong nhân dân để có thêm những trải nghiệm mới cho du khách. Đồng thời, bố trí nguồn nhân lực am hiểu về di sản văn hóa để giới thiệu, thuyết trình cho du khách đến tham quan, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các di tích, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản một cách khoa học. Từng bước đầu tư có hiệu quả để trùng tu, tôn tạo, quản lý, khai thác, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa; làm tốt việc sưu tầm, bảo quản tài liệu, hiện vật; đảm bảo việc phát triển các dự án du lịch không làm mất đi các giá trị văn hóa và phá vỡ cảnh quan tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường... Trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, gắn khai thác với bảo tồn và phát huy giá trị di tích thì du lịch mới phát triển bền vững./. Việt Hằng
| 20/04/2023 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (2) | CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (2) | | Tuyến du lịch theo quốc lộ N2: Từ Thành phố Hồ Chí Minh – huyện Đức Hòa – huyện Tân Thạnh – huyện Mộc Hóa – thị xã Kiến Tường – huyện Tân Hưng – tỉnh Đồng Tháp: 1. Khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả, tọa lạc huyện Đức Hòa: 
Khu phế tích khảo cổ Bình Tả thuộc xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa là 3 di chỉ kiến trúc thuộc văn hố Óc Eo, có niên đại từ thế kỷ I – VII, gồm Gò Năm Tước, Gò Xoài, Gò Đồn, được khai quật năm 1987. Tại đây, những hiện vật có giá trị đã được phát hiện như tượng thần Siva, Vishnu, Ganesa. Đặc biệt là sưu tập hiện vật vàng Gò Xoài, trong đó có bản minh văn bằng chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh Phật. Năm 1989, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Khu phế tích kiến trúc Gò Đồn, Gò Xoài, Gò Năm Tước là di tích lịch sử văn hóa. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An. Điện thoại: 072 6568871. 2. Khu di tích Ngã tư Đức Hòa, tọa lạc thị trấn Đức Hòa: 
Khu di tích Ngã tư Đức Hòa, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, nơi đây ghi dấu cuộc biểu tình của hơn 5.000 đồng bào Đức Hòa đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng và bị thực dân Pháp đàn áp dã man (đồng chí Châu Văn Liêm cùng một số đồng bào đã bị sát hại) năm 1930. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 1570-VH/QĐ ngày 05/9/1989. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An. Điện thoại: 072 6568871. 3. Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An, tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ: 
Căn cứ Cách mạng bưng biền trọng yếu của tỉnh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nay được phục dựng thành điểm tham quan về lịch sử, sinh thái. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 3518/1998-QĐ-BVHTT ngày 04/12/1998. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An. Điện thoại: 0726 568871. 4. Điểm du lịch Làng cổ Phước Lộc Thọ, tọa lạc xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa: 
Làng cổ Phước Lộc Thọ tọa lạc tại xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với diện tích hơn 30.000 m2, tổng kinh phí đầu tư giai đoạn I là 45 tỷ đồng. Ở đây có khoảng hơn 15 ngôi nhà rường, nhà sàn được đầu tư với sự đam mê sưu tầm đồ cổ, ý tưởng giữ gìn nền văn hóa của làng quê Việt Nam. Đến đây, du khách sẽ có kỳ nghỉ trọn vẹn khi được hòa mình với thiên nhiên, chiêm ngưỡng kiến trúc xưa của những ngôi nhà cổ, các đường nét chạm trổ tinh tế trên chiếc Long sàn của Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương… quý khách sẽ có được những phút giây thư giãn thật sảng khoái khi dạo quanh khu vườn nơi đây. Đơn vị quản lý: Công ty Cổ phần Rồng Việt. Điện thoại: 0723 765567 Di động: 0918 292949 (anh Thảo). 5. Khu di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ, tọa lạc xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh: 
Xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, là một trong 3 căn cứ cách mạng lớn nhất miền Nam thời kỳ kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp (1946-1949). Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BVHTT, ngày 03/8/2007. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An. Điện thoại: 072 6568871. 6. Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, tọa lạc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa: 
Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía Nam. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, được quy hoạch kinh phí khoảng 100 tỉ đồng để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung trong tương lai. Dự kiến nơi đây sẽ gồm 11 khu chức năng như khu di trú động vật hoang dã, khu bảo tồn tự nhiên, trung tâm giáo dục môi trường, khu lâm viên, khu nhà nổi... du khách đến tham quan sẽ được hòa mình vào thiên nhiên đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ và những dịch vụ du lịch kỳ thú của Làng nổi Tân Lập. Đơn vị quản lý: Công ty TNHH Du lịch Tháp Mười. Điện thoại: 0723 968133. 7. Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, tọa lạc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa: 
Tọa lạc tại xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, cách thị xã Tân An 60 km. Trung tâm có diện tích khoảng 1.041 ha, trong đó có 800 ha rừng nguyên sinh, hồ nước rộng 100 ha vào mùa khô. Đến Trung tâm trong mùa nước nổi, du khách sẽ được đắm mình trong không gian của vương quốc chim cò với mật độ dày đặc và thả hồn trong thảm thực vật vô tận mênh mông của vùng sông nước Đồng Tháp Mười. Đơn vị quản lý: Công ty Cổ phần Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười. Điện thoại: 0723 956955 - 0723 956956 Di động: 0913682435 (cô Mai). 8. Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tọa lạc xã Vĩnh Lợi - Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng: 
Khu Láng Sen thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười, có hệ sinh thái đa dạng. Qua khảo sát, vùng Láng Sen có 156 loài thực vật hoang dã, 149 loài động vật có xương sống, trong đó có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như trăn đất, rắn ráo, chim bạc má, ác là…, ngoài động vật, nơi đây còn có thảm thực vật tự nhiên ven sông rạch phong phú. Vào mùa khô, đây còn là chỗ trú ẩn của các loài bò sát: Rắn ri, rùa, cua đinh, lươn, cá lóc… với hệ sinh thái đa dạng, Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen là một trong những địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen. Điện thoại: 0944 333661 (anh Sơn Giám đốc). 9. Khu thương mại du lịch Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, tọa lạc xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường: 
Từ Long An du khách đi theo quốc lộ 62 sẽ tới cửa khẩu Bình Hiệp, thuộc thị xã Kiến Tường, là trung tâm buôn bán, giao lưu thương mại, dịch vụ và du lịch với nước bạn Campuchia và các nước khác trong khu vực ASEAN. Tỉnh đang có quy hoạch phát triển kinh tế biên mậu và một số dự án quan trọng nhằm hình thành kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An. Điện thoại: 0723 825445. 10. Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự) tọa lạc xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng: 
Chùa Nổi tọa lạc xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, di tích có diện tích: 16.437 m2, cao 3,3 m so với mặt ruộng xung quanh, được khai quật và phát hiện nhiều di tích, di vật thuộc 2 thời kỳ Tiền sử và Óc Eo (niên đại C14 được xác định 2.380 ± 80 năm và 2.470 ± 90 năm cách ngày nay), trên bề mặt gò còn có ngôi Cổ Sơn Tự nổi tiếng về truyền thuyết và cảnh đẹp. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 5164/QĐ-UB, ngày 28/12/2004. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An Điện thoại: 072 6568871. 11. Trung tâm hành chính thị xã Kiến Tường: 
Biên tập: Trần Thị Đoan Quang. | 20/12/2016 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LONG AN NĂM 2021 | KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LONG AN NĂM 2021 | | Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong nước, trong đó có tỉnh Long An, dịch bệnh đã gây ra không ít khó khăn và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân... trong đó có ngành du lịch. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc kịp thời của cả Hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 nên việc thực hiện Kế hoạch hành động phát triển du lịch tỉnh Long An năm 2021 đạt được những kết quả như sau: Về thực hiện mục tiêu: Năm 2021 Long An thu hút 350.000 lượt khách, giảm 57% so với cùng kỳ, đạt 38% so với kế hoạch. Doanh thu du lịch đạt 180 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ, đạt 36% so với kế hoạch. Về đầu tư, xây dựng dự án du lịch: Ngành du lịch Long An được sự quan tâm, đầu tư của tỉnh, đặc biệt là các dự án du lịch tại Long An. Theo đó các dự án du lịch thời gian qua đã được đầu tư, tôn tạo nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh. Đến nay đã có nhiều dự án, khu/điểm du lịch được các nhà đầu tư tiếp nhận đầu tư như: Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Láng Sen đã có Công ty TNHH Du lịch Tháp Mười tiếp nhận dự án; Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười thuộc Công ty Cổ phần Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng Phú An làm chủ đầu tư; Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ do Công ty Cổ phần Rồng Việt đầu tư; Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi do Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Chanh Việt đầu tư; Dự án Vườn Thú Mỹ Quỳnh do Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Sài Gòn đầu tư; Sân West Lakes Golf và Villass Long An do Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế C.S.Q đầu tư.  Làng nổi Tân Lập Ngoài các dự án trên, hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng có các dự án đã và đang được các nhà đầu tư quan tâm như: Điểm du lịch Đồn Rạch Cát, Khu Lâm viên Thanh niên, Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh, Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, Khu di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chánh - Kháng chiến Nam Bộ, Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa, Tượng đài Long An trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc. Về nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: Tính đến nay, toàn tỉnh có 507 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với tổng số 6.426 phòng, trong đó có 51 khách sạn gồm 1.130 phòng (04 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 sao và 04 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 sao). Bên cạnh đó, trong năm 2021 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) đã thẩm định lại và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Tân An Long An thuộc địa bàn thành phố Tân An. Ngoài cơ sở lưu trú du lịch thì hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên du lịch cũng được quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Hiện trên địa bàn có 14 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 01 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ và Du lịch Thiên Khánh. Đồng thời, có 17 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ còn hạn hoạt động, trong đó có 03 thẻ quốc tế và 14 thẻ nội địa. Nhìn chung các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và hướng dẫn viên du lịch đã được hướng dẫn và thực hiện tốt các quy định của Luật Du lịch, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp và ý thức tuân thủ pháp luật trong hoạt động du lịch.
Làng cổ Phước Lộc Thọ Về tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, góp phần thu hút khách du lịch cũng như thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Long An, theo đó thông tin về hình ảnh, điểm đến, dịch vụ, sản phẩm du lịch…thường xuyên được cập nhật trên Trang thông tin điện tử về du lịch, Cổng thông tin và Ứng dụng di động du lịch thông minh tỉnh Long An. Bên cạnh đó, các sở, ngành tỉnh, các kênh truyền thông trong và ngoài tỉnh cùng phối hợp với nhau tăng cường tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Long An. Ngoài ra, những hình ảnh, tiềm năng, sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu của Long An còn được tuyên truyền, quảng bá qua việc thực hiện Bản tin đối ngoại của tỉnh Long An được phát hành bằng tiếng Anh và tiếng Việt để gửi đến các cơ quan đại diện ngoại giao các nước, các tổ chức quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong năm 2021, du lịch Long An còn được quảng bá trên các trang thông tin của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO) thông qua việc Long An đã trở thành thành viên thứ 130 của TPO. Công tác quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư còn được đẩy mạnh qua việc: Tham gia các lễ hội, hội chợ, sự kiện du lịch… trong và ngoài tỉnh, trong đó đáng chú ý nhất là tham gia Hội thảo do TPO tổ chức qua hình thức trực tuyến nhằm trao đổi các giải pháp phát triển du lịch thích ứng với tình hình dịch Covid-19; xây dựng bản đồ Số tuyến điểm và cơ sở phục vụ du lịch Long An; phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện khảo sát các điểm đến nhằm kết nối tour, tuyến, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh; liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh, Cụm hợp tác, liên kết phát triển du lịch phía Đông ĐBSCL và các tỉnh, thành ĐBSCL. Điểm nổi bật trong năm 2021 là Long An phối hợp với Học viện Hàng không Việt Nam thực hiện đề tài "Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển hình ảnh điểm đến du lịch thông minh để thu hút khách du lịch tại tỉnh Long An", thời gian thực hiện đề tài là 2 năm (2021-2023). Mục tiêu của đề tài là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch; tạo dựng, phát triển hình ảnh điểm đến du lịch thông minh… qua đó góp phần phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho du lịch, đồng thời phát triển du lịch của tỉnh đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách và đảm bảo sức cạnh tranh.
Dược liệu Đồng Tháp Mười Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch: Trong năm 2021 Sở VH, TT và DL Long An đã phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp bồi dưỡng công tác quản lý, tổ chức hoạt dộng du lịch nông thôn cho 200 học viên là công chức, viên chức, doanh nghiệp ngành du lịch, hộ kinh doanh… Lớp bồi dưỡng nhằm hướng đến phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, xây dựng thêm các sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo, tạo được tính liên kết mạnh mẽ giữa các địa phương trong tỉnh, hướng tới khả năng tạo bước đột phá cho du lịch Long An thích ứng an toàn, hiệu quả với đại dịch Covid-19. Về đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuộc thương mại: Năm 2021, Long An đã kêu gọi được các nhà đầu tư xây dựng 59 cửa hàng tiện ích. Trên địa bàn tỉnh, tính đến nay có 125 chợ, 07 siêu thị, 01 Trung tâm thương mại và 214 cửa hàng tiện ích. Ngoài ra, đang phối hợp với Công ty TNHH San Hà chuẩn bị đưa vào khai thác 02 Cửa hàng San Hà tại huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc nhằm trưng bày, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của địa phương. Trong năm 2021, Long An có 15 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận, xếp hạng gồm 09 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 06 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Lũy kế đến nay, tỉnh có 26 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận, xếp hạng gồm 18 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 08 sản phẩm đạt hạng 3 sao.  Khu vui chơi giải trí Happyland Ngoài ra, hiện toàn tỉnh có 07 sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia, 21 sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực, 52 sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh; 150 sản phẩm tiêu biểu cấp huyện; 05 nghề truyền thống; 01 làng nghề và 07 làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, có 17 nghệ nhân và 172 thợ giỏi được tặng danh hiệu. Đặc biệt, trong ngành thủ công mỹ nghệ có 01 nghệ nhân được Chủ tịch nước tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú" và 02 người đã có công đưa nghề về tỉnh. Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông phục vụ du lịch: Nguồn kinh phí phân bổ cho công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch năm 2021 với tổng nguồn vốn là 70.041 triệu đồng để đầu tư các khu: Khu lưu niệm Nguyễn Thông; Khu di tích Bình Tả; Nhà trưng bày và văn bia Long An "Trung dũng kiên cường - Toàn dân đánh giặc"; Nhà lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu; Khu di tích lịch sử Rừng tràm Bà Vụ. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn giao thông và tạo điều kiện lưu thông thuận tiện góp phần mời gọi và thu hút đầu tư vào du lịch, UBND tỉnh đã luôn quan tâm trong việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông của tỉnh, nhất là các tuyến đường có kết nối đến các điểm đến du lịch trọng yếu trên địa bàn. Trong năm 2021, tỉnh đã phân bổ vốn khoảng 126.445 triệu đồng cho các dự án giao thông có kết nối đến các khu/điểm du lịch. Ngoài việc đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối đến các khu/điểm du lịch, hiện trên địa bàn cũng đã có nhiều tuyến đường thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. Về giữ gìn an ninh - trật tự, an toàn xã hội: Công an tỉnh đã phối hợp với Sở VH, TT và DL thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch thực hiện tốt các quy định của pháp luật về du lịch; thủ tục xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam; hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện việc niêm yết giá công khai, bán đúng giá, đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, xây dựng môi trường du lịch văn minh, lịch sự... Qua kiểm tra chưa phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật. Về công tác quản lý Nhà nước: Nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, sự thống nhất trong công tác quản lý nhà nước góp phần đưa hoạt động du lịch ngày càng đi vào nề nếp, tạo bước chuyển biến tốt trong phát triển du lịch, nhất là từng bước ổn định và phục hồi ngành du lịch của tỉnh trong tình hình mới, đảm bảo thích ứng an toàn Covid-19, từ đó đưa du lịch Long An trở thành ngành kinh tế quan trọng có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, theo đó trong năm Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành: Quyết định số 48/2021/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 về Quy định mô hình quản lý khu du lịch cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Long An; Quyết định số 11264/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 về Bộ tiêu chí đánh giá an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Long An; Kế hoạch số 4353/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh về việc phục hồi và thu hút khách du lịch trên địa bàn tỉnh Long An năm 2022; Báo cáo số 178/BC-UBND ngày 18/01/2022 về Kết quả thực hiện Kế hoạch hành động phát triển du lịch tỉnh Long An năm 2021 và Kế hoạch hành động phát triển du lịch tỉnh Long An năm 2022… Ngoài ra, để giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và hướng dẫn viên du lịch giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trong năm Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành mới 01 thủ tục hành chính và sửa đổi, bổ sung 8 thủ tục hành chính. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch và hướng dẫn viên du lịch. Qua đó, đã hỗ trợ 01 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được rút 80% tiền ký quỹ; 05 hướng dẫn viên du lịch được nhận tiền hỗ trợ và 267 cơ sở lưu trú du lịch được giảm tiền điện. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; thẩm định và xếp hạng khách sạn; cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; xúc tiến quảng bá du lịch; mời gọi đầu tư; phối hợp kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch; tuyên truyền phổ biến pháp luật; hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê và các quy định của pháp luật hiện hành./. Mỹ Phượng
| 30/03/2022 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (1) | CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (1) | | Long An là tỉnh tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống đường giao thông thủy, bộ thuận lợi. Đường thủy: Hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây xẻ dọc lãnh thổ Long An từ Đông Bắc xuống Đông Nam là hai trục giao thông đường thủy quan trọng, cùng các sông nhánh nối liền Long An với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Đường bộ: Quốc lộ 1A là tuyến giao thông quan trọng, nối Long An với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Hệ thống đường bộ liên hoàn từ thành phố Tân An đi về các huyện, trong đó có tuyến quốc lộ 62 (Long An – Mộc Hóa). Quốc lộ 50 đi từ Thành phố Hồ Chí Minh xuyên qua Cần Đước, Cần Giuộc đến Mỹ Tho (Tiền Gang). Long An là địa phương có nhiều giá trị cảnh quan sinh thái do thiên nhiên ban tặng, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và dòng sông Vàm Cỏ. Nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa có giá trị có thể hình thành các tuyến du lịch hiện nay là: Tuyến du lịch theo quốc lộ 1A: Từ Thành phố Hồ Chí Minh - huyện Bến Lức - thành phố Tân An – tỉnh Tiền Giang: 1. Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, tọa lạc thị trấn Bến Lức: 
Di tích là nơi lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910-24/12/1996), nguyên Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam… một nhà hoạt động chính trị - xã hội có uy tín và tài năng; người chiến sĩ cộng sản kiên định, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Di tích gồm ngôi nhà thời niên thiếu của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và khu tưởng niệm. Khu tưởng niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là công trình tôn tạo có diện tích 10.000m2, gồm các hạng mục như nhà tưởng niệm, khối phòng họp - khu trưng bày - thư viện, khu công viên cây xanh, thảm cỏ, nơi trồng cây lưu niệm và các hạng mục phụ trợ khác… được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 2244 QĐ/VH ngày 29/6/2015. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An. Điện thoại: 0726 568871. 2. Khu vui chơi giải trí Happyland, tọa lạc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức: 
Khu vui chơi giải trí Happyland đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 01/10/2010 và được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 theo Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 11/02/2011, diện tích là 262,8 ha. Đến ngày 21/4/2011, dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh Đồ án qui hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Khu phức hợp giải trí Khang Thông theo Quyết định 1272/QĐ-UBND. Đơn vị quản lý: Công ty Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Phú An. Điện thoại: 0723 631509. 3. Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, tọa lạc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ: 
Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo là nơi giao hội giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Nhựt Tảo, thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ. Ngày 10/12/1861, dưới sự chỉ huy của người Anh hùng dân chài Nguyễn Văn Lịch (tức Nguyễn Trung Trực), tàu L' Espérance của quân xâm lược Pháp đã bị nghĩa quân nhấn chìm ở nơi đây. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 1460-QĐ/VH ngày 28/6/1996. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An. Điện thoại: 0726 568871. 4. Làng Trống Bình An, tọa lạc xã Bình Lãng, Huyện Tân Trụ: 
Nghề làm trống tại xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ đã hình thành từ rất lâu. Sản phẩm trống Bình Lãng được nổi danh khắp nơi. Tháng 3 năm 2009 vừa qua Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến công tỉnh Long An đã kết hợp với các phòng, ban và xã của huyện Tân Trụ, đã tổ chức hội thảo: Khôi phục và phát triển nghề "Làm trống Bình Lãng". Đơn vị quản lý: Tổ hợp tác Bịt trống ấp Bình An. Điện thoại: 0723 889362 (Chú 5 Mến, Tổ trưởng). 5. Khu Công viên tượng đài Long An, tọa lạc Phường 5, thành phố Tân An: 
Tượng đài được xây dựng trên khu đất rộng 6 ha, với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng, khởi công vào năm 2004, khánh thành ngày 28/4/2010 nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới chân tượng đài là phòng Trưng bày sự kiện lịch sử và Không gian trưng bày tám chuyên đề Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An Điện thoại: 0726 568871 . 6. Khu di tích Nhà Tổng Thận, tọa lạc Phường 1, thành phố Tân An: 
Nhà Tổng Thận, Phường I, thị xã Tân An, là trụ sở công khai đầu tiên của Tỉnh ủy Tân An sau Cách mạng tháng Tám 1945. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 3148/1998/QĐ.UB ngày12/11/1998. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An Điện thoại: 0726 568871. 7. Bảo tàng Long An, tọa lạc Phường 4, thành phố Tân An: 
Bảo tàng Long An được trưng dụng từ một công trình kiến trúc cổ hình thành từ đầu thế kỷ XX, Bảo tàng được thành lập năm 1985 với diện tích trưng bày 2.000m2, trưng bày nhiều hiện vật, tác phẩm nghệ thuật dân gian và đương đại…có giá trị về lịch sử và văn hóa nhằm giới thiệu các nội dung về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, một địa chỉ quan trọng cho khách tham quan khi muốn tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử văn hóa của tỉnh Long An. Đơn vị quản lý: Bảo tàng tỉnh Long An. Điện thoại: 0723 835174. 8. Khu di tích Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, tọa lạc phường Khánh Hậu, thành phố Tân An: 
Đây là quần thể kiến trúc, nghệ thuật cổ gồm cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) - bậc Khai quốc Công thần của Triều Nguyễn, được xây dựng từ năm 1817. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 534QĐ/BT ngày 11/5/1993. Đơn vị quản lý: Gia tộc. Điện thoại: 0917 189772 (anh Thoại). 9. Trung tâm thành phố Tân An, tỉnh Long An, tọa lạc Phường 1, thành phố Tân An: 
Biên tập: Trần Thị Đoan Quang. | 20/12/2016 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (3) | CÁC TUYẾN, THAM QUAN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LONG AN (3) | | Tuyến du lịch theo quốc lộ 50: Từ Thành phố Hồ Chí Minh – huyện Cần Giuộc – huyện Cần Đước – tỉnh Tiền Giang: 1. Chùa Tôn Thạnh, tọa lạc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc: 
Chùa Tôn Thạnh, nơi lưu niệm nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu trong những năm 1859-1862. Tại đây, ông đã sáng tác bài Văn tế Nghĩa dân chết trận Cần Giuộc - một áng văn bất hủ, lưu danh thiên cổ. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997. Đơn vị quản lý: Nhà chùa. Điện thoại: 0977 160119 (Thầy Nhàn). 2. Khu di tích Nghĩa sĩ Cần Giuộc, tọa lạc thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc: 
Khu di tích Nghĩa sĩ Cần Giuộc, đây là công trình tưởng niệm trận Công Đồn Tây Dương của những người Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc vào đêm Rằm tháng 11 năm Tân Dậu (tức ngày 16/12/1861 DL). Phần tượng đài là tác phẩm của điêu khắc gia Phan Gia Hương. Công trình bắt đầu khởi công vào ngày 17/12/2011 và khánh thành vào ngày 13/4/2015. Tổng vốn đầu tư xây dựng trên 29 tỷ đồng. Đơn vị quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An. Điện thoại: 072 6568871. 3. Nhà Trăm Cột, tọa lạc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước: 
Nhà Trăm Cột, tọa lạc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước của ông Trần Văn Hoa, nhóm thợ miền Trung thực hiện năm 1901-1903. Nhà có hơn 100 cột, kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, hiện vật bài trí thuộc loại quí, hiếm. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997. Đơn vị quản lý: Gia tộc. Điện thoại: 0906 304046 (chị Bạch). 4. Khu di tích Đồn Rạch Cát, tọa lạc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước: 
Khu di tích Đồn Rạch Cát, căn cứ quân sự do thực dân Pháp xây dựng năm 1903, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng - nơi gặp nhau của 3 con sông Nhà Bè, Rạch Cát và Vàm Cỏ nên Đồn Rạch Cát án ngữ hoàn toàn con đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào Sài Gòn và xuống miền Tây. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 818/UB.QĐ.92 ngày 26/8/1992. VĂN HÓA LỄ HỘI - Lễ hội Làm Chay 
Hàng năm nhân dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tổ chức lễ hội làm chay vào ngày 15, 16 tháng Giêng - Âm lịch. Đây là lễ hội dân gian cổ truyền mang bản sắc riêng của nhân dân địa phương. Nhằm khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân dân sống trong cảnh thái bình, an tâm lao động sản xuất đạt vụ mùa bội thu. Đúng 12 giờ đêm ngày 16 là xô giàn Ông Tiêu, người đi lễ tranh nhau giành đồ cúng mong tìm được chút lộc đầu năm, ai tranh được cái lưỡi của Ông Tiêu là năm đó làm ăn phát tài. Ngày hội Làm Chay đã trở thành lễ hội truyền thống, một nét văn hóa đặc sắc của người dân Long An. - Lễ Húy kỵ đức nghệ nhân Nhạc sư Nguyễn Quang Đại: 
Đức nghệ nhân Nhạc sư Nguyễn Quang Đại là một quan nhạc của triều đình nhà Nguyễn. Cuối thế kỷ XIX đã hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, vô Nam truyền dạy nhạc tài tử và nhạc lễ. Ông là người có công khai sáng ra bộ môn Đờn ca tài tử và nhạc lễ Nam Bộ mang đậm nét đặc thù bản sắc dân tộc. Hàng năm vào ngày 19 tháng Giêng – Âm lịch, lễ Húy kỵ diễn ra tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước. Lễ hội tập trung các nghệ nhân Đờn ca tài tử Nam Bộ trong và ngoài tỉnh và du khách đến viếng, tưởng niệm cố nghệ nhân Nguyễn Quang Đại. - Lễ hội Vía bà Ngũ hành ở Long Thượng, Cần Giuộc: 
Miếu Bà Ngũ Hành tọa lạc tại chợ Long Thượng, cạnh rạch Tràm, nằm về hướng Đông, thành phố Tân An và về phía Tây Bắc của thị trấn Cần Giuộc, tỉnh Long An. Nơi đây, thờ phượng Ngũ hành Nương Nương - năm vị phúc thần giúp cho mưa thuận gió hòa, bảo hộ nghề nghiệp thủ công… Lễ vía Ngũ hành Nương Nương được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng - Âm lịch hàng năm (diễn ra trong 3 ngày), được tổ chức khá long trọng với các nghi thức của một lễ Kỳ yên và nghệ thuật diễn xướng dân gian như: Chầu mời, thỉnh bà, dâng bông, dâng mâm, bán lộc, đặc biệt là hát chặp Địa Nàng.... Hằng năm lễ hội thu hút hàng chục ngàn lượt khách thập phương. Bởi những giá trị văn hóa và lịch sử được tàng trữ tại đây, Miếu Bà Ngũ hành (Long Thượng) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào tháng 02/1997./. Biên tập: Trần Thị Đoan Quang. | 20/12/2016 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH TỪ NHỮNG “ĐỊA CHỈ ĐỎ” | KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH TỪ NHỮNG “ĐỊA CHỈ ĐỎ” | | Long An hiện có 122 di tích lịch sử (DTLS) - văn hóa, trong đó, có 21 di tích cấp quốc gia, 101 DTLS cấp tỉnh. Các di tích không chỉ góp phần giáo dục truyền thống cho người dân, thế hệ trẻ mà còn là điểm đến thú vị với tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Sức hút từ giá trị lịch sử Là cựu học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, phường 3, TP.Tân An, chị Hà Kim Ngân (29 tuổi) vẫn nhớ như in những bài giảng của thầy cô về Anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực. Chị Ngân cho biết, trong suốt 5 năm theo học tại trường, học sinh thường xuyên được thầy cô giới thiệu về ông. Được dạy và học dưới mái trường mang tên AHDT Nguyễn Trung Trực, mỗi giáo viên và học sinh đều cố gắng học tập, giảng dạy thật tốt để xứng đáng với tên gọi của trường. 
Đoàn khách tham quan dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo Đã biết về lịch sử nhưng khi đến tham quan Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ), được nghe thuyết minh ngay tại "địa chỉ đỏ", chị Ngân thêm hiểu và tự hào hơn về khí phách hiên ngang, lòng quả cảm và sự hy sinh oanh liệt của AHDT Nguyễn Trung Trực. "Tôi đến thăm Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo nhân dịp Lễ kỷ niệm 151 năm Ngày hy sinh của AHDT Nguyễn Trung Trực. Khu di tích có diện tích rộng rãi, được xây dựng khang trang, thể hiện lòng tri ân của thế hệ hôm nay đối với thế hệ cha ông. Nơi đây còn là "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Vào ngày giỗ cụ Nguyễn Trung Trực, khách thập phương đến đây thắp hương tưởng niệm. Đây cũng là cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá điểm du lịch của Long An" - chị Ngân cho biết. Đền thờ Nguyễn Trung Trực được xây dựng bao gồm gian thờ chính và 2 gian thờ phụ. Gian thờ chính thờ AHDT Nguyễn Trung Trực, gian phụ bên phải thờ các tướng lĩnh, gian phụ bên trái thờ các nghĩa quân vong trận. Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, SN 1838 tại xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Khi thực dân Pháp chiếm các tỉnh Nam kỳ, ông là một trong những người đầu tiên ở Nam bộ phất cờ khởi nghĩa, tụ họp nghĩa quân kháng Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX. Vào ngày 10/12/1861, dưới sự giúp đỡ của nhân dân và hương chức làng Nhựt Tảo, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân đốt tàu chiến L'Espérance của thực dân Pháp. Sau trận đánh, Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, lập nên những chiến công vang dội. Điển hình là trận đánh đầu tiên nghĩa quân chiếm được trung tâm đầu não địch trong 5 ngày ở Kiên Giang, sau đó ra Phú Quốc lập căn cứ chống Pháp lâu dài. Trước sự đàn áp của quân địch và muốn cứu nhân dân cùng phong trào kháng Pháp, Nguyễn Trung Trực đành để giặc bắt. Ngày 27/10/1868 (nhằm ngày 12/9 năm Mậu Thìn), thực dân Pháp xử chém ông tại Rạch Giá. Nguyễn Trung Trực là tấm gương anh hùng bất khuất với câu nói bất hủ: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây". Sau khi ông hy sinh, người dân nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long lập đền thờ. Tại Long An, lễ kỷ niệm ngày hy sinh của ông được tổ chức hàng năm tại Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo (xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) và DTLS khu vực Xóm Nghề (xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức). Ngày 19/4/2022, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức chương trình du lịch đường sông đôi dòng Vàm Cỏ nhằm giới thiệu, quảng bá các điểm đến nổi tiếng, mang đặc trưng của quê hương Long An dọc 2 dòng Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Trong chuyến hành trình tham quan, khám phá này, đoàn đến thăm Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo. Đây được xem là điểm đến thú vị cho tuyến du lịch đường sông từ TP.HCM về Long An. Được biết, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh kết nối và phối hợp Saigon Waterbus thử nghiệm, khảo sát tuyến du lịch đường sông từ ga Bạch Đằng (TP.HCM) đến Bến Lức, từ đây sẽ phát triển tuyến Bến Lức - Tân Trụ, Thủ Thừa. Nhiều tiềm năng du lịch Cách trung tâm TP.Tân An gần 50km, Khu DTLS Cách mạng tỉnh (xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ) là nơi ghi dấu những sự kiện quan trọng và hoạt động của Tỉnh ủy Long An trong công cuộc chống ngoại xâm, đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nơi đây, Tỉnh ủy Long An kiên trì bám trụ, vượt qua những khó khăn, thử thách, chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh để cùng nhân dân làm nên truyền thống cao quý "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc".
Một phần của Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh nhìn từ trên cao Với những giá trị lịch sử quý báu, Khu DTLS Cách mạng tỉnh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng là DTLS cấp quốc gia tại Quyết định số 3618/1998/QĐ/BVHTT, ngày 04/12/1998. Di tích được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm đầu tư tôn tạo và được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IX xác định là công trình trọng điểm của nhiệm kỳ 2010 - 2015. Với tổng diện tích hơn 98ha, khu di tích được xây dựng với nhiều hạng mục về hạ tầng kỹ thuật, đền tưởng niệm, nhà khách - nhà truyền thống, một số cụm di tích gốc,... Đến với nhà trưng bày Khu DTLS Cách mạng tỉnh, mọi người được tận mắt chiêm ngưỡng những tài liệu, hiện vật, văn hóa, lịch sử của quê hương Long An anh hùng. Không chỉ mang giá trị lịch sử, nơi đây còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. 
Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh là "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước cho đoàn viên, thanh niên Trưởng ban Quản lý Khu DTLS Cách mạng tỉnh - Nguyễn Long Cư thông tin: "Thời gian qua, Khu DTLS trở thành điểm đến quen thuộc trong hành trình về nguồn của khách tham quan, đặc biệt là thế hệ trẻ. Không chỉ tại Long An, nhiều trường học ở TP.HCM cũng đến đây tham quan, qua đó giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước cho học sinh, sinh viên. Vào ngày thường và cuối tuần cũng có khách đến tham quan nhưng đông nhất là vào các dịp lễ". Ngoài những điểm đến trên, tỉnh còn rất nhiều "địa chỉ đỏ" gắn với du lịch như Khu DTLS Nhà Tổng Thận (TP.Tân An), Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (huyện Bến Lức), DTLS Đồn Rạch Cát (huyện Cần Đước),...Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm, chú trọng công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ DTLS - văn hóa trên địa bàn. Điều này vừa thể hiện lòng tri ân, đạo lý Uống nước nhớ nguồn, vừa tạo thêm điểm nhấn để phát huy tiềm năng phát triển du lịch về nguồn tại các "địa chỉ đỏ" - những điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách tìm về với cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc./. Theo Báo Long An Online https://baolongan.vn/khai-thac-tiem-nang-du-lich-tu-nhung-dia-chi-do-a134962.html
| 05/05/2022 2:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Định hướng các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 | Định hướng các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 | Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm tài nguyên và nhu cầu sản phẩm của thị trường du lịch (quốc tế và nội địa), du lịch Long An có 4 địa bàn trọng điểm tập trung nhất những giá trị tài nguyên và những điều kiện có thể phát triển các sản phẩm đặc thù và qua đó sẽ đóng vai trò động lực cho phát triển du lịch Long An là: 1. Thành phố Tân An - huyện Bến Lức ; 2. Khu vực Tân Lập - cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (Kiến Tường); 3. Khu vực Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (Tân Hưng); 4. Khu vực thị trấn Đức Hòa (Đức Hòa) và phụ cận; | a) Địa bàn thành phố Tân An - thị trấn Bến Lức Đây là địa bàn có thành phố Tân An - trung tâm của tỉnh, với vai trò điều hành, đầu mối của mọi hoạt động hành chính, du lịch, dịch vụ, thương mại, v.v.. Bên cạnh đó trên địa bàn này còn có Khu du lịch vui chơi giải trí quốc gia “Happy Land” với diện tích dự kiến lên đến hơn 1.000ha mang tầm cỡ Khu vực và quốc tế. Với vai trò trên, địa bàn trọng điểm thành phố Tân An – thị trấn Bến Lức là địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất ở Long An trong phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các dịch vụ có liên quan. Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn này bao gồm : - Khu du lịch vui chơi giải trí ”Happy Land” với vốn đầu tư giai đoạn 1 dự kiến lên đến trên 2 tỷ USD. Ở Khu du lịch quốc gia này sẽ phát triển nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao không chỉ ở trong nước mà còn trong Khu vực và quốc tế; - Trung tâm thông tin du lịch Long An: đây sẽ là nơi cung cấp thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về cơ hội đầu tư du lịch và hệ thống các Khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh cũng như cung cấp các thông tin về các dịch vụ trong thời gian khách du lịch lưu lại Long An; - Kết cấu hạ tầng du lịch đường thủy trên sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ Khu du lịch ”Happy Land” đến Tân Trụ nhằm phát triển tuyến du lịch đường sông trên cơ sở khai thác các giá trị cảnh quan, các làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là di tích gắn với Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; Hệ thống lưu trú chính của tỉnh: với vai trò là trung tâm du lịch tỉnh nằm trong không gian du lịch chính, phần lớn du khách đến Long An trước hết sẽ về thành phố Tân An và để từ đây đến với các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, nhu cầu lưu trú ở thành phố Tân An, ngoài Khu du lịch ”Happy Land”, sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó thành phố Tân An với tư cách là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế của tỉnh cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật trong Khu du lịch ”Happy Land” sẽ là địa bàn thuận lợi chính tổ chức hoạt động hội nghị, hội thảo mang tầm quốc gia, Khu vực và quốc tế vì vậy nhu cầu lưu trú cho khách du lịch công vụ, du lịch MICE cũng sẽ là rất lớn. Các khu triển lãm, hội nghị hội thảo, các công trình văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng, v.v cũng cần được nâng cấp và xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách khi đến với Long An nói chung và không gian du lịch thành phố Tân An – Bến Lức – Cần Đước nói riêng. b) Địa bàn Tân Lập – cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp Đây là khu vực nằm trên địa bàn thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa, dọc theo trục quốc lộ 62 nối thành phố Tân An với cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, trục không gian này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là thương mại du lịch của tỉnh Long An. Với tiềm năng và lợi thế về vị trí trong phát triển du lịch, đây là địa bàn du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch Long An, đặc biệt trong hợp tác phát triển du lịch với Khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, mà trực tiếp là Campuchia và Thái Lan. Trên địa bàn trọng điểm này hiện đã hình thành nhiều Khu điểm du lịch quan trọng của Long An, tiêu biểu là Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Khu thương mại dịch vụ du lịch cửa khẩu Bình Hiệp, điểm tham quan sinh thái tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười. Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn du lịch trọng điểm này bao gồm : - Hoàn chỉnh Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập để có được Khu du lịch sinh thái đầu tiên ở Long An nói chung và Khu vực Đồng Tháp Mười nói riêng với đầy đủ ý nghĩa và chức năng của nó. Đây sẽ là Khu du lịch có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao ở Khu vực Đồng Tháp Mười và Đồng bằng sông Cửu Long. - Xây dựng Khu thương mại – dịch vụ du lịch quá cảnh Bình Hiệp gắn với thị trấn Mộc Hóa. Đây sẽ là nơi cung cấp thông tin đầy đủ và cập nhật nhất cho khách quốc tế qua cửa khẩu Bình Hiệp về hệ thống các Khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh cũng như ở địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long cũng như các dịch vụ du lịch và hàng lưu niệm trong thời gian khách du lịch lưu lại Long An nói chung và Khu vực cửa khẩu nói riêng. - Xây dựng hạ tầng và tuyến du lịch trên sông Vàm Cỏ Tây đoạn từ Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập qua Mộc Hóa đến Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự). - Nâng cấp quốc lộ 62 nhằm giảm thời gian đi lại của khách du lịch từ cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp đến thành phố Tân An và ngược lại. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của Khu vực này. Hệ thống lưu trú chính trên địa bàn sẽ phát triển ở thị xã Kiến Tường và Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập - Mộc Hóa cùng các dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. c) Địa bàn Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen và phụ cận Đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình vùng trũng Đồng Tháp Mười với sinh cảnh rừng Tràm và bàu Sen. So với nhiều Khu vực khác, thậm chí là Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) thì Láng Sen là nơi còn bảo tồn được nhiều sinh cảnh tự nhiên cùng với giá trị đa dạng sinh học cao. Vì vậy đây là nơi có thể phát triển Khu du lịch sinh thái với nhiều sản phẩm du lịch cao cấp, hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao không chỉ ở vùng Đồng Tháp Mười mà còn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu như Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập là nơi ”tái hiện” lại sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười và ”văn hóa sống” của cộng đồng dân cư địa phương, thì Láng Sen là nơi du khách sẽ có được những trải nghiệm trong Khung cảnh môi trường tự nhiên hoang dã vốn có của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười. Cùng với Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Láng Sen sẽ là ”đối trọng” mang tính chất tự nhiên đối với Khu du lịch vui chơi giải trí ”Happy Land” mang tính chất nhân tạo. Điều này sẽ tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú của du lịch với hai điểm nhấn bổ sung cho nhau và sẽ là yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch khi đến Long An. Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn du lịch trọng điểm này bao gồm : - Phát triển Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen với hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ tuân thủ các nguyên tắc của Khu du lịch sinh thái và quy định hiện hành khi phát triển du lịch ở khu rừng đặc dụng. - Nâng cấp đường dọc kênh 79 nối quốc lộ 62 với Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen nhằm nâng khả năng tiếp cận thuận lợi Khu vực này. d) Địa bàn thị trấn Đức Hòa và phụ cận Đây là địa bàn có vị trí quan trọng tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh ở hướng Đông Bắc và nằm trên trục tuyến du lịch xuyên Á qua cửa khẩu Mộc Bài Đây là địa bàn tập trung nhiều giá trị lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa quan trọng, có giá trị du lịch mà tiêu biểu là Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An, Khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả, Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ (Làng cổ Phước Lộc Thọ). Bên cạnh đó đây là địa bàn có sông Vàm Cỏ Đông chảy qua với nhiều cảnh quan đẹp và hấp dẫn. Đây sẽ là những bổ sung quan trọng vào ”bức tranh du lịch” Long An. Nếu như địa bàn Tân An - Bến Lức nổi trội với du lịch vui chơi giải trí - đô thị; địa bàn Tân An - Mộc Hóa cùng với Láng Sen nổi trội với du lịch sinh thái - cửa khẩu thì địa bàn Đức Hòa và phụ cận nổi trội với du lịch lịch sử - văn hóa - sông nước. Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn du lịch trọng điểm này bao gồm : - Hoàn thiện xây dựng Khu du lịch lịch sử Long An với hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ. Chú trọng điều chỉnh kiến trúc các công trình hài hòa với cảnh quan đặc trưng ở Khu vực này. - Nâng cấp hoàn thiện cụm du lịch văn hóa Đức Hòa với các điểm du lịch quan trọng là Khu kiến trúc khảo cổ Bình Tả, điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ và di tích ngã tư Đức Hòa. - Xây dựng hạ tầng và tuyến du lịch trên sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ Đức Hòa lên Đông Thành (Đức Huệ)./. Bài: Lê Phú Dũng Phòng Nghiệp vụ du lịch | 21/10/2014 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Tin hoạt động lữ hành và vận chuyển khách du lịch trên địa bàn | Tin hoạt động lữ hành và vận chuyển khách du lịch trên địa bàn | | Hoạt động lữ hành trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay có 7 doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Du lịch Long An, Công ty Cổ phần Du lịch Bông Sen, Công ty TNHH TMDL ATC, Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Hoa Sen, Chi nhánh Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Giáo dục Úc Châu và Công ty TNHH MTV DVDL An Long. Qua khảo sát, đa số nguồn khách du lịch của các đơn vị hoạt động lữ hành chủ yếu là nhận khách du lịch địa phương để đưa đi tham quan các điểm du lịch của tỉnh bạn. Năm 2015, có 10.800 lượt khách đi tour, doanh thu 25,5 tỷ đồng. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ở Long An từ năm 2009 đến nay thực hiện theo Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở đã cấp 23 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có một thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, còn lại là thẻ hướng viên du lịch nội địa. Nhìn chung, các hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ đều thực hiện đúng theo quy định, đồng thời cũng được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản, đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách du lịch. 
Mưa trên sông Vàm Cỏ 
Chợ Xuân Tân An Tỉnh Long An đến năm 2015, có 441 xe vận tải khách từ 16 chỗ ngồi đến 51 chỗ ngồi của các tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, quy định tại Thông tư số 18/2003/TT-BGTVT ngày 06/8/2003 của Bộ Giao thông Vận tải, không có tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh vận tải khách du lịch theo quy định của Luật Du lịch. Tuy nhiên, công tác quản lý phương tiện vận tải khách du lịch bằng ô tô, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức phổ biến Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch. Đồng thời, tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho 271/336 lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Hoạt động vận tải khách du lịch của tỉnh dần đi vào ổn định thực hiện những quy định hiện hành của Nhà nước về kinh doanh vận tải khách./. Tin: Phạm Thị Mỹ Phượng Phòng Nghiệp vụ du lịch | 24/05/2016 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN | ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN | | Ngày 05/7/2022, tại Trung tâm Phục vụ hội nghị tỉnh Long An đã diễn ra cuộc họp trình bày ý tưởng về Trung tâm Giáo dục nông nghiệp thực nghiệm và dịch vụ du lịch tại Lâm viên thanh niên và Lễ hội mai vàng Phương Nam. Cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa chủ trì, cùng sự tham dự của đại diện các sở, ngành tỉnh, UBND huyện Thạnh Hóa, UBND xã Tân Tây, đại diện Làng nghề trồng mai Tân Tây. Về phía Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh do Hiệu trưởng - PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan làm trưởng đoàn; Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Asset - Nguyễn Trọng Nghĩa; Giám đốc điều hành Công ty TNHH TVTT&TCSK Cánh Cam - Phan Yến Ly.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa chủ trì cuộc họp Tại cuộc họp, Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Asset - Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày Đề án về Trung tâm Giáo dục nông nghiệp và dịch vụ du lịch tại Lâm viên thanh niên. Theo đó, định hướng công năng của Lâm viên thanh niên gồm khu sinh hoạt thanh niên, khu lưu trú đồng quê Nam Bộ, khu dịch vụ ẩm thực Nam Bộ, khu chợ nông sản Nam Bộ, khu văn hóa sự kiện, khu du lịch dã ngoại, khu đổi mới sáng tạo khởi nghiệp nông nghiệp, khu mô hình nhà ở Nam Bộ. Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, tiềm năng của dự án là rất khả thi bởi hội tụ các điều kiện như vị trí, hạ tầng thuận lợi, mô hình chuyên sâu hấp dẫn, kinh nghiệm phát triển, điều hành phù hợp. Nếu được phê duyệt, đề án sẽ chính thức triển khai thực hiện vào cuối năm 2022 và đưa vào hoạt động dịp 30/4/2023.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày Đề án về Trung tâm Giáo dục nông nghiệp và dịch vụ du lịch tại Lâm viên thanh niên Ý tưởng tổ chức Ngày hội mai vàng Phương Nam do Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh - TS. Ngô Thị Thu Trang trình bày. Ý tưởng xuất phát từ Làng nghề trồng mai xã Tân Tây được tỉnh Long An công nhận theo Quyết định số 2121/QĐ-UBND ngày 24/6/2020. Trên cơ sở đó, ngày 06/10/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 9752/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương Đề án phát triển Làng nghề trồng mai xã Tân Tây gắn với phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2030. Việc phát triển du lịch tại Làng nghề trồng mai sẽ làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của trục du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười; đồng thời, góp phần đưa ngành du lịch Long An từng bước đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong điều kiện bình thường mới hiện nay. Nếu Long An tranh thủ được cơ hội và trở thành địa phương đầu tiên tổ chức Ngày hội mai vàng thì có thể ngày hội sẽ trở thành hoạt động thường niên của tỉnh, thu hút nhiều du khách. 
Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH và NV Thành phố Hồ Chí Minh - PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan phát biểu tại cuộc họp Nội dung Ngày hội mai vàng Phương Nam bao gồm không gian văn hóa, không gian ẩm thực, không gian thương mại, không gian trải nghiệm, chương trình tọa đàm, hội thi,... Đặc biệt, những cung đường mai vàng rực rỡ dẫn vào không gian ngày hội được xem là điểm nhấn thu hút du khách ngay từ đầu. Thời gian dự kiến ngày 30, 31/12/2022 và ngày 01/01/2023 với quy mô cấp tỉnh.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nguyễn Anh Dũng phát biểu ý kiến 
Trưởng ban đại diện Làng nghề trồng mai Tân Tây - Nguyễn Văn Hoàng phát biểu ý kiến Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa bày tỏ sự ủng hộ với đề án vì phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển của tỉnh, đồng thời cần mang tính chuyên nghiệp, lâu dài, tạo được điểm nhấn, mang tính nhận diện và quảng bá thương hiệu đến thị trường quốc tế. Về ý tưởng tổ chức Ngày hội mai vàng Phương Nam cần tích hợp các sự kiện phù hợp, tạo điều kiện để người nông dân làm du lịch, đặc biệt phải có tính riêng biệt. Đối với Đề án về Trung tâm Giáo dục nông nghiệp và dịch vụ du lịch tại Lâm viên thanh niên phải giữ lại khu hành chính của trung tâm và tạo thành một tổng thể hài hòa giữa hai bên để hoạt động lâu dài; cần có nhà đầu tư có tâm có tầm để công tác đầu tư đạt hiệu quả. Trước cơ hội trở thành địa phương đầu tiên tổ chức Ngày hội mai vàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh sớm triển khai thực hiện./. Hồ Phan Mộng Tuyền
| 06/07/2022 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | DU LỊCH NÔNG THÔN LONG AN – TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC | DU LỊCH NÔNG THÔN LONG AN – TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC | | Long An với xuất phát điểm là một địa phương có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Lịch sử địa phương gắn liền với nông thôn, nông nghiệp truyền thống nên hình thái nông thôn Long An tương đối đa dạng cả về ngành nghề, chủng loại cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, người nông dân Long An cần cù, sáng tạo, phóng khoáng và thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học, đời sống văn hóa phong phú, do vậy nền sản xuất nông nghiệp cũng mang đặc trưng riêng dựa vào thổ nhưỡng địa phương, trong đó có vùng trồng chuyên canh cây thanh long ruột đỏ và nuôi thủy sản nước lợ thuộc hạ lưu Sông Vàm Cỏ; vùng đất ngập nước chuyên trồng cây dược liệu (tràm gió), lúa nước, nuôi thủy sản nước ngọt tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười; vùng nông thôn lân cận ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh chuyên chăn nuôi gia súc và các sản phẩm nông nghiệp bổ trợ… Đây là những điều kiện thuận lợi để ngành du lịch có thể lưu giữ được những nét văn hóa của cư dân nông nghiệp truyền thống, các giá trị nhân văn được bảo tồn và lưu truyền trong nông thôn, góp phần thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.
Du lịch nông thôn thu hút nhiều khách du lịch, mở ra hướng đi mới cho du lịch Long An Ngoài ra, ở mỗi vùng nông thôn Long An có những đặc điểm, tài nguyên du lịch, đặc sản và phong cách sống đặc trưng hình thành nên nét văn hóa của cộng đồng dân cư phù hợp với xu thế phát triển du lịch hướng về nông thôn. Với địa hình bằng phẳng và hệ thống sông ngòi, kênh rạch đa dạng nên tỉnh có điều kiện phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái, đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười. Đồng thời, với 8 làng và 5 nghề truyền thống được công nhận như nghề rèn truyền thống Nhị Thành, nghề làm bánh in truyền thống Long Hựu Tây, nghề mộc truyền Thống Bình An, nghề chế tác kim hoàng ở Thuận Thành; làng nghề trồng mai (huyện Thạnh Hóa), làng nghề làm trống Bình An (huyện Tân Trụ), làng nghề dệt chiếu Long Cang (huyện Cần Đước), làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa (thành phố Tân An), làng nghề chầm nón lá An Hiệp (huyện Đức Hòa), làng nghề đan cần xé Hòa Hiệp (huyện Đức Hòa), làng nghề dệt chiếu An Nhật Tân (huyện Tân Trụ), làng nghề mây tre đan Tân Mỹ (huyện Đức Hòa) là những mô hình rất phù hợp cho loại hình du lịch nông nghiệp.
Du lịch nông thôn cần có sự phối hợp giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp Một điểm nổi bật đóng góp vào nguồn tài nguồn phát triển du lịch của vùng đất cửa ngõ Đồng bằng Sông Cửu Long chính là những mặt hàng nông sản trở thành thương hiệu, gắn với từng địa danh của Long An như gạo Nàng thơm Chợ Đào (huyện Cần Đước), dưa hấu đỏ Long Trì (huyện Châu Thành), dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa… .jpg) Nâng tầm các sản phẩm Ocop, tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách Long An có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, đa dạng. So với nhiều tỉnh của vùng Tây Nam Bộ, Long An là vùng đất đặc thù, vừa mang nét duyên dáng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa mang vẻ đẹp mặn mà của miền Đông Nam Bộ, là tổng hòa giao thoa của cả vùng miền Tây sông nước hiền hòa và mang nét phố thị của nông nghiệp miền Nam. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch nông thôn tại Long An hiện nay chỉ tập trung vào các loại hình tham quan làng nghề, chợ truyền thống, đặc trưng văn hóa, sản vật du lịch miền sông nước, du lịch lễ hội nông thôn, khám phá vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười, trải nghiệm cuộc sống, thử làm người nông dân thực thụ… Nhìn chung đa phần sản phẩm du lịch nông thôn Long An phát triển dựa theo nhu cầu và yêu cầu của du khách, chưa chủ động xây dựng sản phẩm, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn chuyên nghiệp, thu nhập từ hoạt động này ở mức trung bình, doanh thu từ hoạt động du lịch không phải là nguồn thu chính so với hoạt động nông nghiệp thuần túy, chưa đảm bảo trang trải cuộc sống của đối tượng tham gia. Mặt khác, du lịch tại nông thôn còn mang tính thời vụ, thời vụ du lịch thường trùng vào mùa thu hoạch nông sản và các nguồn lợi nông sản khác nên muốn phát triển du lịch nông thôn cần giải quyết hài hòa vấn đề này. Đồng thời, công tác kết nối, xây dựng tour tuyến, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, phù hợp đang là vấn đề khó khăn với người dân bản địa và các doanh nghiệp lữ hành, bởi chỉ dừng ở quy mô nhỏ và mang tính tự phát. Sản phẩm du lịch nông thôn của tỉnh hiện chưa đặc sắc, do tâm lý chưa sẵn sàng của người dân (người có nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp) còn lo âu, chú trọng tạo sản phẩm nông nghiệp hơn là phát triển dịch vụ của người nông dân cũng là rào cản đáng kể cho việc phát triển loại hình du lịch nông thôn tại Long An.
Các làng nghề truyền thống, sản phẩm du lịch đặc trưng để phát triển loại hình du lịch nông thôn Mở ra cơ hội phát triển và giải quyết các rào cản, tỉnh cần có chủ trương, cơ chế và chính sách đồng bộ về quản lý đất đai, hạ tầng, về quản lý du lịch nông thôn, hỗ trợ du lịch nông thôn, quản lý lưu trú, liên kết chuỗi giá trị du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Như vậy, người nông dân sẽ tự tin cho sản phẩm đầu tư của mình, vừa để bảo tồn vùng sản xuất truyền thống, tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ cho khai thác du lịch, làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách; đồng thời, quảng bá hoạt động du lịch, tiêu thụ và nâng cao giá trị cho các sản phẩm OCOP, tập trung thể hiện nét đặc sắc riêng cho du lịch địa phương./. Kim Thoa
| 08/08/2022 12:00 CH | Đã ban hành | Approved | | HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI TỈNH LONG AN | HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI TỈNH LONG AN | | Sáng ngày 26/4/2023, Học viện Hàng không Việt Nam phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Long An tổ chức Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển hình ảnh điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Long An.
Đại biểu dự hội thảo Hội thảo đã nhận nhận được 40 bài viết và lựa chọn được 21 bài viết có chất lượng giới thiệu trong Kỷ yếu hội thảo. Các bài viết tập trung vào 4 chủ đề lớn về định hướng phát triển du lịch Long An theo hướng bền vững. Cụ thể, chủ đề đánh giá thực trạng về hình ảnh điểm đến, công tác quản lý quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh Long An gắn với việc xây dựng hệ thống du lịch thông minh và vấn đề chuyển đổi số ngành du lịch; việc xây dựng mô hình các sản phẩm đặc trưng gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm du lịch ứng dụng công nghệ tiên tiến như AR/VR (thực tế ảo/thực tế tăng cường) cho nhóm sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Long An. Hai chủ đề còn lại là đánh giá thực trạng các cơ sở kinh doanh du lịch, điểm đến du lịch, di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Long An gắn với việc xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thông minh; đề xuất các nhóm giải pháp về chính sách việc xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thông minh như đa dạng hóa dịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả dịch vụ hiện có, đào tạo nâng cao năng lực cho người dân, cán bộ cơ sở trong quản lý và triển khai chính sách xây dựng hệ thống du lịch thông minh và công tác quảng bá xúc tiến cho hình ảnh điểm đến của tỉnh.
GS.TS Hà Nam Khánh Giao, PGĐ Học viện Hàng không Việt Nam chủ trì báo cáo đề dẫn tại hội thảo Hội thảo cũng nhận được đóng góp, trao đổi từ các nhà khoa học, chuyên gia, đơn vị quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An về các giải pháp ngắn và dài hạn nhằm đưa ngành du lịch Long An phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Quốc Văn, PGĐ Điểm du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi phát biểu tại hội thảo Hiện nay, du lịch thông minh đang trở thành xu thế tất yếu. Hội thảo Giải pháp phát triển hình ảnh điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Long An đã góp phần làm rõ vai trò của hệ thống du lịch thông minh, nâng cao hiệu quả các dịch vụ du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đồng thời hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Long An phát triển dịch vụ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thông minh hấp dẫn và thu hút du khách./. Hồ Phan Mộng Tuyền
| 27/04/2023 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LONG AN NĂM 2022 | KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LONG AN NĂM 2022 | | Năm 2022, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Long An nói riêng dự báo sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên với sự nổ lực và quyết tâm đưa ngành du lịch Long An phát triển trở thành điểm hẹn du lịch của du khách trong và ngoài nước, đồng thời trở thành ngành kinh tế quan trọng có đóng góp tích cực vào GDP của tỉnh nói riêng và của khu vực nói chung đúng theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được phê duyệt. Theo đó, các sở, ngành cùng các địa phương trong tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động phát triển du lịch tỉnh Long An năm 2022 như sau: Về đầu tư, xây dựng dự án phát triển du lịch: Hỗ trợ, đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các hạng mục đang thi công và đi vào hoạt động các hạng mục đã hoàn thành đối với các dự án: Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, dự án Vườn Thú Mỹ Quỳnh…; hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland). Đồng thời, kêu gọi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các di tích lịch sử trên địa bàn và hỗ trợ nhà đầu tư các thủ tục cũng như các chính sách ưu đãi liên quan khi đầu tư vào các di tích lịch sử.
Làng nổi Tân Lập Về nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách góp phần thu hút khách du lịch đến Long An, năm 2022 Long An tiếp tục đôn đốc các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch tăng cường đầu tư, nâng cấp các dịch vụ phục vụ du khách; hỗ trợ các cơ sở lưu trú du lịch, hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, lái tàu vận chuyển khách du lịch… thực hiện tốt các quy định của Luật Du lịch 2017, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, nhằm nâng cao kiến thức cũng như chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển; quan tâm chú trọng thực hiện việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư, khai thác các dịch vụ tại các khu di tích lịch sử trên địa bàn để phục vụ khách tham quan... Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch đến các sở ngành, địa phương, người dân và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động du lịch nhằm hướng đến nhận thức, thái độ lịch sự, cách ứng xử văn minh..., góp phần tạo dựng hình ảnh du lịch Long An văn minh, lịch sự và tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.
Làng nổi Tân Lập Về tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch: Để phục vụ cho công tác đối ngoại và quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho du lịch của tỉnh, năm 2022 Long An tích cực cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử về du lịch, Cổng thông tin và Ứng dụng di động du lịch thông minh tỉnh Long An, bản đồ Số tuyến điểm và cơ sở phục vụ du lịch Long An; liên kết với Trang thông tin điện tử của các địa phương để thực hiện công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh, thông tin du lịch của Long An và các tỉnh, thành trên cả nước đến với du khách và bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, tham gia các lễ hội, sự kiện, hội chợ về du lịch, nhất là các sự kiện du lịch chung với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp với các kênh truyền thông trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Long An nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư nhằm huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…
Làng cổ Phước Lộc Thọ Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch: Hỗ trợ, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn du lịch, kỹ năng giao tiếp, thông tin đối ngoại, nghiệp vụ ngoại giao lễ tân … cho các cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch; cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về du lịch do Tổng cục Du lịch, Dự án EU…tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Đồng thời, liên kết với các trường đào tạo về du lịch trong và ngoài tỉnh, đặc biệt các trường của Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lao động ngành du lịch; phối hợp với các địa phương hỗ trợ nhau trong việc giới thiệu giảng viên, thông tin các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch để phổ biến đến các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề cũng như chất lượng phục vụ du lịch. Về đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuộc du lịch và thương mại: Nghiên cứu hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục có liên quan cũng như đẩy nhanh tiến độ các hạng mục đang đầu tư và đi vào hoạt động các hạng mục đã xây dựng hoàn thành góp phần thu hút khách du lịch đến Long An; kêu gọi đầu tư vào các di tích lịch sử trên địa bàn, trong đó chú trọng đầu tư các dịch vụ phục vụ du khách. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; nâng cao chất lượng các làng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, các ngành nghề công nghiệp nông thôn; phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng mô hình sản phẩm OCOP; triển khai điểm trưng bày, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà.
Khu vui chơi giải trí Happyland Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông phục vụ du lịch: Năm 2022 ngân sách tỉnh tiếp tục phân bổ kinh phí cho phát triển hạ tầng du lịch và các tuyến đường giao thông phục vụ nhu cầu đi lại người người dân và khách du lịch, nhất là tuyến giao thông có kết nối đến các khu/điểm du lịch. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn giao thông và tạo điều kiện lưu thông thuận tiện, Long An chú trọng nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng 03 công trình trọng điểm của tỉnh tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI; đôn đốc các đơn vị thi công sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến đường đang thi công theo kế hoạch đề ra; tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng đường, cầu; giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp thông thoáng mặt đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông... nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải phục vụ du lịch. Về giữ gìn an ninh - trật tự, an toàn xã hội: Tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, niêm yết giá công khai, bán đúng giá…; tăng cường quản lý khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch đến Long An nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý đối với mọi hành vi lợi dụng tham quan du lịch để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch, phát huy vai trò của nhân dân trong việc tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm. Về tăng cường công tác quản lý Nhà nước: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch từ Sở đến các địa phương cấp huyện; tiếp tục thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước về du lịch, trong đó tập trung hướng dẫn các cá nhân và doanh nghiệp du lịch thực hiện tốt các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư về du lịch, Bộ tiêu chí đánh giá an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã được duyệt...; rà soát cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia đầu tư du lịch. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch nhằm giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19./. Mỹ Phượng
| 30/03/2022 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | TẠO ĐỘT PHÁ CHO DU LỊCH NÔNG THÔN LONG AN PHÁT TRIỂN | TẠO ĐỘT PHÁ CHO DU LỊCH NÔNG THÔN LONG AN PHÁT TRIỂN | | Long An có đôi dòng sông Vàm Cỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng phục vụ du lịch. Toàn tỉnh hiện có 122 di tích lịch sử, nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng, lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc; nông nghiệp phát triển với nhiều loại hình sản xuất đặc trưng; có cảnh quan và sự đa dạng sinh học với thảm thực vật và hệ động vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười,... Đây là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng. Nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn Long An với xuất phát điểm là địa phương có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lịch sử địa phương gắn liền với nông thôn, nông nghiệp truyền thống nên hình thái nông thôn tương đối đa dạng cả về ngành nghề, chủng loại cây trồng, vật nuôi. Nông dân Long An cần cù, sáng tạo, thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học, có đời sống văn hóa phong phú. Do vậy, nền sản xuất nông nghiệp cũng mang đặc trưng riêng dựa vào thổ nhưỡng, trong đó có vùng trồng chuyên canh cây thanh long ruột đỏ và nuôi thủy sản nước lợ thuộc hạ lưu sông Vàm Cỏ; vùng đất ngập nước chuyên trồng cây dược liệu (tràm gió), lúa nước, nuôi thủy sản nước ngọt gồm các địa phương vùng Đồng Tháp Mười; vùng nông thôn lân cận ngoại ô TP.HCM chuyên chăn nuôi gia súc và các sản phẩm nông nghiệp bổ trợ,... Đây là những điều kiện thuận lợi để ngành Du lịch có thể lưu giữ được những nét văn hóa của cư dân nông nghiệp truyền thống, các giá trị nhân văn được bảo tồn và lưu truyền trong nông thôn, góp phần thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển. 
Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tỉnh đang nỗ lực tìm kiếm, liên kết với người dân để xây dựng các điểm đến trong tour du lịch nông thôn (Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tỉnh khảo sát vườn nho dự kiến sẽ phát triển du lịch tại huyện Tân Trụ) Ngoài ra, mỗi vùng nông thôn có những đặc điểm, tài nguyên du lịch, đặc sản và phong cách sống đặc trưng, hình thành nên nét văn hóa của cộng đồng dân cư phù hợp với xu thế phát triển du lịch hướng về nông thôn. Với địa hình bằng phẳng và hệ thống sông ngòi, kênh, rạch đa dạng, tỉnh có điều kiện phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái, đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười. Đồng thời, với 8 làng nghề và 4 nghề truyền thống được công nhận: Làng nghề trồng mai (huyện Thạnh Hóa), làng nghề bịt trống Bình An (huyện Tân Trụ); làng nghề dệt chiếu Long Cang (huyện Cần Đước); làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa (TP.Tân An); làng nghề chằm nón lá An Hiệp (huyện Đức Hòa); làng nghề đan cần xé Hòa Hiệp (huyện Đức Hòa); làng nghề dệt chiếu An Nhựt Tân (huyện Tân Trụ); làng nghề mây tre đan Tân Mỹ (huyện Đức Hòa); nghề rèn truyền thống Nhị Thành (huyện Thủ Thừa); nghề làm bánh in truyền thống Long Hựu (huyện Cần Đước) và nghề mộc truyền thống Bình An (huyện Thủ Thừa) là những mô hình rất phù hợp cho loại hình du lịch nông nghiệp. Một điểm nổi bật đóng góp vào nguồn tài nguyên phát triển du lịch của vùng đất cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long chính là những mặt hàng nông sản trở thành thương hiệu, gắn với từng địa danh của Long An: Gạo Nàng Thơm Chợ Đào Cần Đước, khóm Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa,… Gợi mở một hướng đi Tuy nhiên, sản phẩm du lịch nông thôn tại Long An hiện nay tập trung vào các loại hình tham quan làng nghề, chợ truyền thống, đặc trưng văn hóa, sản vật du lịch miền sông nước, du lịch lễ hội nông thôn, khám phá vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười, trải nghiệm cuộc sống, thử làm nông dân,… Nhìn chung, đa phần sản phẩm du lịch nông thôn phát triển dựa theo nhu cầu và yêu cầu của du khách, chưa chủ động xây dựng sản phẩm, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn chuyên nghiệp. Thu nhập từ hoạt động này ở mức trung bình. Doanh thu từ hoạt động du lịch không phải là nguồn thu chính so với hoạt động nông nghiệp thuần túy, chưa bảo đảm trang trải cuộc sống của đối tượng tham gia.

Nhu cầu tìm một không gian thanh tĩnh để thư giãn, trải nghiệm ngày càng tăng cao thì phát triển du lịch nông thôn là cách làm phù hợp (Trong ảnh: Du khách tham quan đường Hạnh Phúc (huyện Tân Trụ) trong chuyến du ngoạn dọc 2 dòng sông Vàm Cỏ - Ảnh: Trần Thoa) Trước những thế mạnh trọng tâm, khó khăn, hạn chế về du lịch nông thôn của tỉnh, cần có những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này: Đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; xây dựng được các chương trình du lịch kiểu mẫu; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn; hướng dẫn du lịch trực tiếp tại địa phương; xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch; liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; quy hoạch phát triển du lịch nông thôn tỉnh. Trong xu thế du lịch hiện đại, nhu cầu tìm một không gian thanh tĩnh để thư giãn, trải nghiệm ngày càng tăng cao thì phát triển du lịch nông thôn là cách làm phù hợp. Xã hội càng hiện đại, con người càng có nhu cầu sống gần gũi, giao hòa với thiên nhiên. Chính vì vậy, cần tạo bước đột phá cho du lịch nông thôn cất cánh. Việc đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn đang là hướng đi đúng trong xây dựng nông thôn mới. Với quyết tâm cao, cách làm sáng tạo để phát triển du lịch nông thôn, tỉnh sẽ tạo được động lực mạnh mẽ để người dân chủ động tham gia và biến những lợi thế khác biệt về cảnh quan thiên nhiên, truyền thống văn hóa, sản vật quê hương thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách tham quan, trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ do nông dân tạo ra một cách tinh tế từ chính tâm hồn mộc mạc với những hoạt động của nghề nông. Đây là một tài nguyên lớn của du lịch nông thôn mà du khách quốc tế rất quan tâm và tìm hiểu./.
https://baolongan.vn/tao-dot-pha-cho-du-lich-nong-thon-long-an-phat-trien-a136110.html
Theo Báo Long An Online
| 27/05/2022 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | TỪNG BƯỚC ĐƯA ĐỜN CA TÀI TỬ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH | TỪNG BƯỚC ĐƯA ĐỜN CA TÀI TỬ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH | | Huyện Cần Đước không chỉ nổi tiếng với đặc sản gạo Nàng thơm Chợ Đào, du khách còn biết đến Cần Đước bởi đây là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử – một trong những nét văn hóa đặc trưng của quê hương Cần Đước từ bao đời nay. Từ cuối năm 2020, đầu năm 2021, huyện đã phối hợp với các Công ty du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh như SaiGon Tourit, Công ty du lịch TST để thực hiện các tour du lịch ở Cần Đước theo tuyến Quốc lộ 50 kết nối từ Thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh Long An và Tiền Giang. Các tour du lịch thực hiện kết hợp việc tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện; thăm và trải nghiệm các làng nghề truyền thống tại địa phương (làm bánh in, bánh phòng, bánh tráng, lạp xưởng…). Qua đó, kết hợp du lịch tâm linh tại các đình, chùa và đặc biệt là nghe biểu diễn đờn ca tài tử tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước, nơi thờ phụng Đức nghệ nhân - nhạc sư Nguyễn Quang Đại.
Câu lạc bộ Đờn ca tài tử xã Mỹ Lệ biểu diễn cho du khách tham quan tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước Thời gian tới để những giải pháp đưa đờn ca tài tử đến với du khách và phát triển sản phẩm đặc thù dựa vào đờn ca tài tử được thực thi, mang lại lợi ích thiết thực đối với sự phát triển du lịch, huyện sẽ tiếp tục tập trung triển khai các kế hoạch, chương trình để khuyến khích, hỗ trợ và bảo đảm môi trường, điều kiện cần thiết cho việc bảo tồn giá trị đích thực và toàn vẹn đối với di sản đờn ca tài tử; tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, hướng cho nhân dân thụ hưởng những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, trong đó có đờn ca tài tử; đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá cho di sản, thực hiện tốt bảo tồn và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử trên địa bàn huyện./. Thanh Toàn
| 15/11/2021 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | PHÁT HUY DI SẢN TRONG DU LỊCH TẠI LONG AN - NÀNG CÔNG CHÚA NGỦ TRONG RỪNG | PHÁT HUY DI SẢN TRONG DU LỊCH TẠI LONG AN - NÀNG CÔNG CHÚA NGỦ TRONG RỪNG | | Ngày 07/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chuyến du khảo,
tọa đàm Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong phát triển du lịch Long An.
Chùa Tôn
Thạnh là điểm đến đầu tiên của đoàn du khảo Trong chuyến du khảo, đoàn đến thăm một số di tích thuộc
huyện Cần Đước và Cần Giuộc: Chùa Tôn Thạnh, Khu di tích Rạch Núi, Đình Tân
Chánh, Đồn Rạch Cát và Nhà Trăm Cột. Các chuyên gia đến từ Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao công tác bảo tồn của Long An. Tuy
nhiên, đến nay, các di tích, di sản trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được phát huy và
được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng”.
Các
chuyên gia đánh giá cao việc đưa cuộc sống vào du lịch
nhằm phát triển du lịch cộng đồng
(Ảnh: chủ nhà Trăm Cột giới thiệu về căn nhà cho đoàn du khảo) Trong buổi tọa đàm, các chuyên gia đã có nhiều phân
tích, đóng góp vào việc phát huy di tích, di sản văn hóa trong phát triển du lịch
tại Long An. Để phát triển du lịch, Long An cần xây dựng thương hiệu địa
phương, đưa văn hóa, cuộc sống vào du lịch,... Từ những nghiên cứu của mình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Ngọc Thơ - Trưởng khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh đưa
ra đề xuất xây dựng 2 cung đường du lịch tại Long An: Lễ hội văn hóa lịch sử
(qua các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và thành phố Tân An) và hành
trình văn hóa Óc Eo trên đất Long An (men theo 2 dòng Vàm Cỏ).
Trong buổi
tọa đàm, các chuyên gia đã có nhiều phân tích,
đóng góp vào việc phát huy di tích, di sản văn hóa trong
phát triển du lịch tại Long An Chuyến du khảo là hoạt động nhằm tăng cường hợp tác và
trao đổi học thuật trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong phát triển
du lịch trên địa bàn tỉnh Long An, đồng thời tạo điều kiện đưa lý luận nghiên cứu
văn hóa và ứng dụng xã hội vào nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh./.
Theo
Báo Long An online
| 08/03/2022 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | PHÁT TRIỂN DU LỊCH LONG AN TỪ DI SẢN VĂN HÓA | PHÁT TRIỂN DU LỊCH LONG AN TỪ DI SẢN VĂN HÓA | | Ngày 07/3/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chuyến du khảo, tọa đàm Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch Long An. Tham gia chương trình có PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng khoa Văn hóa học; GS.TS. Phan Thị Thu Hiền cùng nhiều cán bộ, giảng viên Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An; ông Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở cùng cán bộ, công chức, viên chức Phòng Quản lý du lịch, Bảo tàng - Thư viện tỉnh và Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch.
Đoàn du khảo tại Chùa Tôn Thạnh, huyện Cần Giuộc Đoàn đã khảo sát các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, thành phố Tân An gồm Chùa Tôn Thạnh, di chỉ khảo cổ học Rạch Núi - Chùa Linh Sơn, Đồn Rạch Cát, Nhà Trăm Cột, Lăng mộ Nguyễn Khắc Tuấn, Đình Tân Chánh, Bảo tàng Long An. Sau chuyến du khảo, đoàn đã có buổi tọa đàm với chủ đề Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong phát triển du lịch Long An. Qua đó đã có những trao đổi, đóng góp ý kiến, giải pháp để phát triển ngành du lịch Long An trong thời gian tới như cần truyền thông mạnh mẽ, phân khúc đối tượng khách hàng, phát triển du lịch cộng đồng và chú trọng tính hệ thống, khác biệt trong phát triển du lịch… Đặc biệt, các chuyên gia đề xuất xây dựng 2 tuyến du lịch tại Long An: Tuyến lễ hội, tâm linh gắn liền các di tích lịch sử - văn hóa (qua các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và thành phố Tân An) và tuyến hành trình văn hóa Óc Eo trên đất Long An (men theo 2 dòng Vàm Cỏ). 
Khảo sát di chỉ khảo cổ học Rạch Núi - Chùa Linh Sơn, huyện Cần Giuộc
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu Trường ĐHKHXH&NV phát biểu tại buổi tọa đàm 
Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở VH,TT và DL phát biểu tại buổi tọa đàm Đây là hoạt động nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi học thuật giữa ngành du lịch Long An và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Long An. Tạo điều kiện đưa lý luận nghiên cứu vào ứng dụng xã hội và mang trải nghiệm thực tiễn vào nghiên cứu, giảng dạy. Qua đó, làm nổi bật giá trị của các di sản văn hóa Long An, định hướng bảo tồn, phát triển, hướng đến khai thác tiềm năng để tạo nên những sản phẩm du lịch nổi bật, hấp dẫn thời gian tới./. Hồ Phan Mộng Tuyền
| 08/03/2022 11:00 CH | Đã ban hành | Approved | | LONG AN: NHIỀU TIỀM NĂNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP CHƯA KHAI THÁC | LONG AN: NHIỀU TIỀM NĂNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP CHƯA KHAI THÁC | |
Ngày 24/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm khoa học về chủ đề "Phát
triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long
trong bối cảnh mới". .JPG)
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, Hiệu
trưởng Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Khoa học
Xã hội và Nhân văn nhận định Long An là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch
nông nghiệp và đang trong bước đầu khởi động khai thác. Các đại biểu thảo luận
xoay quanh các tài nguyên du lịch nông nghiệp sẵn có của tỉnh cũng như định
hướng khai thác của doanh nghiệp. Với lợi thế là địa phương giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh
lại có cảnh quan sinh thái đặc trưng của miền sông nước, Long An được đánh giá
là có nhiều tiềm năng. Tỉnh có các làng nghề truyền thống được lưu giữ qua
nhiều thế hệ: Đan đát, dệt chiếu, chằm nón,…. Một số đặc sản vùng đã được định
hình và nhiều người biết đến: Đậu phộng Đức Hòa, thanh long Châu Thành, sinh
cảnh Đồng Tháp Mười,… 
Du lịch nông nghiệp tỉnh Long An chỉ
mới dừng lại ở bước khởi đầu Thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp tìm hướng đi riêng
cho mình bằng những đặc trưng nổi bật Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát
triển dược liệu Đồng Tháp Mười – Khu du lịch “Cánh đồng bất tận”, Cty Cổ phần
TM & ĐT Chanh Việt,… Tuy nhiên, tất cả chỉ mới dừng lại ở bước khởi đầu. Để phát huy được những lợi thế trên đòi hỏi tỉnh phải xây
dựng được sản phẩm du lịch đặc thù để kết nối, quảng bá những tiềm năng, lợi
thế sẵn có. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nguyễn Anh Dũng
cho biết, tỉnh đang có những bước triển khai cụ thể nhằm phát triển du lịch
tỉnh nhà theo định hướng đã vạch ra./. Theo Báo Long An Online
http://baolongan.vn/long-an-nhieu-tiem-nang-du-lich-nong-nghiep-chua-khai-thac-a97593.html
| 25/06/2020 8:00 SA | Đã ban hành | Approved |
|