| TÂN HƯNG: KIỂM TRA CÁC TIÊU CHÍ VĂN HÓA VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA CƠ SỞ TẠI XÃ HƯNG ĐIỀN VÀ HƯNG ĐIỀN B | TÂN HƯNG: KIỂM TRA CÁC TIÊU CHÍ VĂN HÓA VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA CƠ SỞ TẠI XÃ HƯNG ĐIỀN VÀ HƯNG ĐIỀN B | | Ngày 19/7/2023, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Tân Hưng, do ông Trần Thanh Minh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện làm trưởng đoàn, đến kiểm tra các tiêu chí văn hóa và hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa cơ sở tại xã Hưng Điền và Hưng Điền B.
Đoàn đã đến kiểm tra thực tế về cơ sở vật chất của các nhà văn hóa ấp trên địa bàn xã Hưng Điền và Hưng Điền B. Qua kiểm tra, đa số nhà văn hóa ấp đều đảm bảo cho việc sinh hoạt, hội họp của nhân dân; tuy nhiên, một số nhà văn hóa vệ sinh môi trường, cảnh quan chưa được đảm bảo, các trang thiết bị còn thiếu thốn, trang trí chưa phù hợp, một số nội dung như bảng tiêu chuẩn ấp văn hóa, bảng qui ước ấp, bảng thông tin đã cũ, không còn phù hợp… Đối với việc thực hiện các tiêu chí văn hóa trong xây dựng xã nông thôn mới, cả 2 xã đều đạt 2/3 tiêu chí. Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 16 về văn hóa cơ bản đạt theo qui định; tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông chưa đạt do xã chưa có trang thông tin điện tử. Tại buổi kiểm tra, 2 đơn vị cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện 3 tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới và hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở như kinh phí hoạt động của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã còn thấp, chưa bố trí các trang thiết bị hoạt động phù hợp cho trẻ em và người cao tuổi; nhà văn hóa ấp hoạt động chủ yếu từ nguồn kinh phí xã hội hóa do nhân dân địa phương đóng góp nên hoạt động còn hạn chế. Phát biểu kết luận kiểm tra, ông Trần Thanh Minh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Hưng tiếp thu, giải trình các kiến nghị mà địa phương đã đề xuất tại buổi làm việc. Đồng thời, ông cũng đề nghị trong thời gian tới, 2 đơn vị cần quan tâm trong việc xây dựng cảnh quan môi trường nhà văn hóa ấp xanh – sạch – đẹp; phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở; bố trí các trang thiết bị hoạt động phục vụ cho hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao của nhân dân trên địa bàn xã; quan tâm thực hiện tốt công tác chuyển đổi số ở địa phương./. Bảo Trân
| 21/07/2023 2:00 CH | Đã ban hành | Approved | | TRUNG TÂM VH, TT VÀ TT HUYỆN ĐỨC HUỆ LUÂN CHUYỂN 900 ĐẦU SÁCH CHO CÁC ĐƠN VỊ | TRUNG TÂM VH, TT VÀ TT HUYỆN ĐỨC HUỆ LUÂN CHUYỂN 900 ĐẦU SÁCH CHO CÁC ĐƠN VỊ | | Phát huy tối đa tiềm năng hiện có của đơn vị để tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách tại các điểm Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng sách, đáp ứng nhu cầu học tập, thông tin và giải trí của nhân dân. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Đức Huệ đã luân chuyển 900 đầu sách cho các Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã, các trường học, quán cà phê thực hiện mô hình đọc sách. Các bản sách được luân chuyển có nội dung về chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử, văn hóa…
Công tác chuẩn bị luân chuyển sách cho các xã Theo đó, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Đức Huệ giao cho các Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã Mỹ Thạnh Đông, xã Mỹ Thạnh Bắc, xã Mỹ Quý Tây và Thị trấn Đông Thành, Trường THCS-THPT Mỹ Bình, Trường THPT Đức Huệ, quán "Cà phê sách" Napoli coffee (khu phố 2, thị trấn Đông Thành), mỗi đơn vị nhận 100 đầu sách, riêng quán cà phê sách nhận 300 đầu sách.
Sách được trưng bày tại quán cà phê sách Luân chuyển sách là một hoạt động thiết thực hướng về cơ sở nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân, tạo sự bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin, đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Hầu hết các sách, báo, tài liệu được luân chuyển phù hợp với nhu cầu, trình độ của nhân dân ở địa phương, góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân./. Kim Tiến
| 13/10/2022 5:00 CH | Đã ban hành | Approved | | BẾN LỨC: ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO TRONG HỘI VIÊN PHỤ NỮ | BẾN LỨC: ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO TRONG HỘI VIÊN PHỤ NỮ | | Trong những năm qua, cùng với việc chăm lo xây dựng tổ chức hội vững mạnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện Bến Lức luôn quan tâm, khuyến khích các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao, tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ, hội viên phụ nữ rèn luyện sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần, tạo động lực thúc đẩy phong trào của hội ngày càng phát triển.
Hội phụ nữ các cấp tổ chức các giải thể thao tạo sân chơi cho chị em Các cấp hội triển khai thực hiện hoạt động "Mỗi phụ nữ chọn một hình thức văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp". Đồng thời, chủ động linh hoạt trong công tác truyền thông vận động, xây dựng các mô hình, câu lạc bộ văn hóa, thể thao, nhằm thu hút, tập hợp đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt hội. Hiện nay, ở các xã, thị trấn hầu hết đều có các câu lạc bộ thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ tạo sân chơi cho chị em phụ nữ. Nhiều chị em phụ nữ còn quan tâm tự tham gia luyện tập một môn thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe. .jpg) Chị em phụ nữ tham gia nhiều cuộc thi văn nghệ Hằng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đều phối hợp với Công đoàn cơ sở địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải đấu thể thao tạo sân chơi cho chị em phụ nữ. Chính nhờ vậy, phong trào thể dục thể thao trong các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần và thể chất cho chị em phụ nữ phát triển toàn diện./. Kim Phượng
| 15/11/2021 10:00 SA | Đã ban hành | Approved | | TÂN THẠNH PHÁT ĐỘNG “TOÀN DÂN CHUNG SỨC XÂY DỰNG ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI, XÃ VĂN HOÁ NÔNG THÔN MỚI” GIAI ĐOẠN 2021-2022 | TÂN THẠNH PHÁT ĐỘNG “TOÀN DÂN CHUNG SỨC XÂY DỰNG ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI, XÃ VĂN HOÁ NÔNG THÔN MỚI” GIAI ĐOẠN 2021-2022 | | Vừa qua, tại xã Tân Bình, UBND huyện Tân Thạnh long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới, xã Văn hoá nông thôn mới" giai đoạn 2021-2022. Dự lễ có ông Bùi Quốc Bảo, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; ông Lê Thanh Đông, Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cấp huyện; đại diện lãnh đạo, cán bộ 13 xã, thị trấn và nhân dân trên địa bàn huyện.
Tân Bình là một xã thuần nông, tiền đề nguồn lực phát triển kinh tế xã hội địa phương có xuất phát điểm thấp, đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận hưởng ứng tích cực của nhân dân, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự quan tâm phối hợp, hỗ trợ của các ngành chuyên môn huyện sau hơn 6 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và xã văn hóa nông thôn mới. Đến nay, xã xây dựng đạt 15/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đạt 2/5 tiêu chuẩn xã văn hóa nông thôn mới. Qua đó, bộ mặt nông thôn ngày càng được khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn, kết cấu hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng; sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng về năng suất và sản lượng; phát triển nhiều mô hình sản xuất, mô hình liên kết, mô hình vùng lúa ứng dụng công nghệ cao được triển khai thực hiện; chất lượng giáo dục ngày được nâng lên; có 4/4 ấp đạt ấp văn hóa, thiết chế văn hóa thể thao và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân có nhiều khởi sắc; an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; số hộ nghèo giảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện nâng lên; đặc biệt, xây dựng nông thôn mới, văn hóa nông thôn mới đã được đông đảo nhân dân trong xã nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia và trở thành phong trào quần chúng sôi nổi, mạnh mẽ và rộng khắp.
Ông Lê Thanh Đông, Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh phát biểu tại lễ phát động Phát biểu tại lễ phát động, ông Lê Thanh Đông, Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh đã ghi nhận và biểu dương sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Bình trong thời gian qua. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị xã tập trung thực hiện hoàn thiện 4 tiêu chí còn lại để sớm về đích xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã văn hóa nông thôn mới, góp phần cùng huyện xây dựng huyện nông thôn mới vào năm 2025./. Ngọc Diệu – Chí Tâm
| 15/11/2021 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | THÀNH PHỐ TÂN AN PHÁT HUY VAI TRÒ “MẶT TRẬN” VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO | THÀNH PHỐ TÂN AN PHÁT HUY VAI TRÒ “MẶT TRẬN” VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO | | Nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của sự nghiệp văn hóa, thời gian qua thành phố Tân An luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Kết quả đạt được từ phong trào đã giúp đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao, thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đặc biệt là góp phần khơi dậy ý thức trách nhiệm và khát khao cống hiến của toàn Đảng, toàn dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM). So với các địa phương khác trong tỉnh, "mặt trận" văn hóa của thành phố Tân An được quan tâm đầu tư một cách mạnh mẽ và đồng bộ. Đến nay, hệ thống thiết chế văn hóa của thành phố đã được xây dựng phủ khắp ở tất cả các xã, phường và ấp, khu phố, với đầy đủ các phòng chức năng theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cùng với sự đầu tư toàn diện về cơ sở vật chất, lãnh đạo địa phương tập trung chỉ đạo khai thác và phát huy tối đa hiệu quả công trình thông qua việc ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn hoạt động đối với thiết chế văn hóa. Nhờ đó, phong trào văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố phát triển sôi nổi và chất lượng, các hoạt động hội họp, sinh hoạt chính trị ở cơ sở từng bước được nâng lên về chất. Những kết quả cùng sức lan tỏa của phong trào xây dựng đời sống văn hóa còn tạo nền tảng và động lực to lớn thúc đẩy nhiều phong trào hành động cách mạng của địa phương, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong năm 2021, thành phố tiếp tục dồn sức cho lĩnh vực văn hóa nhằm tạo khí thế thi đua, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân xây dựng hình ảnh đô thị Tân An với các tiêu chí NTM nâng cao, hướng tới NTM kiểu mẫu. Một trong những cách làm thiết thực của thành phố là phát động xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa gắn với phong trào xanh - sạch - đẹp. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" thành phố, phong trào này nhanh chóng nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở, nhất là các tầng lớp nhân dân. Ngày nay, về các xã NTM của thành phố Tân An, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các xã NTM đang xây dựng theo tiêu chí nâng cao, NTM kiểu mẫu, những con đường, ngõ xóm thông thoáng và khang trang. Không chỉ diện mạo nông thôn khởi sắc, việc thực hiện các tiêu chí xây dựng ấp văn hóa và gia đình văn hóa còn góp phần làm ổn định tình hình an ninh trật tự ở cơ sở, từng bước đẩy lùi các loại tệ nạn xã hội và hình thành nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển đất nước. Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Tân An đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm cao trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa. Nhờ phong trào xây dựng đời sống văn hóa mà cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố càng tích cực, chủ động và hăng hái hơn trong thi đua thực hiện tất cả các phong trào cách mạng nói chung, xây dựng NTM nâng cao nói riêng. Xây dựng NTM nâng cao đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp và chỉ tiêu cao hơn nên rất cần sự đoàn kết, quyết tâm và chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị thành phố Tân An trong thời gian tới. Do đó, thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả để huyện tiếp tục phát triển phong trào NTM ngày càng đi vào chiều sâu, không chỉ hoàn thành mục tiêu về số lượng mà còn đảm bảo chất lượng./. Phòng VH và TT Tân An
| 15/11/2021 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | CHÂU THÀNH: TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TẠI KHU DÂN CƯ ẤP BÌNH THUỶ, XÃ BÌNH QUỚI NĂM 2021 | CHÂU THÀNH: TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TẠI KHU DÂN CƯ ẤP BÌNH THUỶ, XÃ BÌNH QUỚI NĂM 2021 | | Ngày 10/11/2021, tại Nhà văn hóa ấp Bình Thủy, khu dân cư ấp Bình Thủy, xã Bình Quới long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2021. Đây là đơn vị được huyện chọn làm điểm tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. Bà Đặng Thị Tố Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành đến dự và chỉ đạo ngày hội.
Quang cảnh ngày hội Ấp Bình Thủy có 304 hộ dân với 1.245 nhân khẩu, đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Hiện ấp Bình Thủy có 45 ha thanh long thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao, 2 tổ hợp tác gồm 70 hộ tham gia. Trong năm 2021, Ban Công tác Mặt trận ấp Bình Thủy cùng nhân dân trong ấp đã đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, phấn đấu xây dựng địa phương ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, trong năm qua, nhân dân cùng với chính quyền địa phương đã đưa cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở khu dân cư" ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả; vận động đóng góp vào quỹ người nghèo của xã số tiền 3.000.000 đồng; vận động tặng quà cho hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách được 400 phần quà, với số tiền 150.000.000 đồng. Phát biểu tại ngày hội, bà Đặng Thị Tố Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Châu Thành biểu dương những kết quả đạt được của ấp trong thời gian qua. Đồng thời mong muốn cộng đồng khu dân cư ấp Bình Thủy tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.
Bà Đặng Thị Tố Mai, UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích Dịp này, UBND huyện Châu Thành đã trao giấy khen cho 1 tập thể và 2 cá nhân; UBND xã Bình Quới trao giấy khen cho 1 tập thể, 1 hộ gia đình và 1 cá nhân có thành tích nổi bật trong xây dựng cộng đồng dân cư trong năm qua./. Phòng VH và TT Châu Thành
| 15/11/2021 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | CHÂU THÀNH: TẬP HUẤN VÀ HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ TRÊN LĨNH VỰC QUẢNG CÁO, RAO VẶT | CHÂU THÀNH: TẬP HUẤN VÀ HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ TRÊN LĨNH VỰC QUẢNG CÁO, RAO VẶT | | Sáng ngày 12/11/2021, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Châu Thành tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ trên lĩnh vực quảng cáo, rao vặt cho 64 cán bộ là thành viên Đội kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội huyện, xã, thị trấn.
Tại hội nghị, đại biểu được bà Nguyễn Tấn Mỹ Trang, Phó Trưởng phòng Quản lý văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trực tiếp hướng dẫn các nội dung về quy định một số điều của Luật Quảng cáo; những quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; các vi phạm về quyền tác giả; Chỉ thị về chấn chỉnh hoạt động quảng cáo và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Qua lớp tập huấn nhằm giúp cho cán bộ, công chức, thành viên Đội kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội huyện, xã, thị trấn nắm được nội dung cơ bản, vận dụng kiến thức vào công tác quản lý và kiểm tra các hoạt động về văn hóa, xã hội, nhất là xử lý về lĩnh vực quảng cáo, rao vặt trên địa bàn huyện./. Phòng VH và TT Châu Thành
| 15/11/2021 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | TRUNG TÂM VĂN HÓA, THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THANH HUYỆN ĐỨC HUỆ TRAO TẶNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CHO HỌC SINH KHÓ KHĂN | TRUNG TÂM VĂN HÓA, THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THANH HUYỆN ĐỨC HUỆ TRAO TẶNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CHO HỌC SINH KHÓ KHĂN | | Chiều ngày 08/11/2021, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Đức Huệ cùng Cửa hàng điện thoại di động Bạch Liên, khu phố 2, thị trấn Đông Thành đã đến thăm và trao tặng ba chiếc điện thoại thông minh cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường THCS Mỹ Thạnh Tây nhằm giúp các em có điều kiện học tập trực tuyến dễ dàng hơn.
Ông Trần Công Nhựt, Giám đốc Trung tâm VH, TT và TT huyện trao điện thoại cho học sinh khó khăn Ba chiếc điện thoại này do ông Trần Công Nhựt, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện cùng Cửa hàng điện thoại di động Bạch Liên tài trợ trao tặng cho em Hồ Thị Yến Nhi, học sinh lớp 7/3; em Hồ Phan Ngân Hoàng, học sinh lớp 7/4 và em Phan Lê Hiển Bảo, học sinh lớp 8/3. Đây là những học sinh thuộc gia đình nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Chị Phan Tuyết Hường, phụ huynh học sinh chia sẻ: "Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, chồng tôi đi làm hồ, rồi làm thuê để lo cho gia đình. Tôi thì sức khỏe yếu nên cũng không làm được việc gì nặng nhọc, chỉ ở nhà cơm nước cho chồng con. Nhà có cái điện thoại nhưng cũ rồi, tôi thấy cháu nó học cứ bị trục trặc hoài. Giờ con có được cái điện thoại mới, tôi mừng lắm, cám ơn nhà trường và các đơn vị tài trợ". Thầy Nguyễn Văn Sách, Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Thạnh Tây cho biết, để giúp cho những em học sinh khó khăn của trường không phải gián đoạn việc học tập do không có thiết bị học trực tuyến, Ban Giám hiệu nhà trường cùng với đội ngũ giáo viên đã tích cực vận động các nguồn lực ngoài xã hội tiếp sức cho các em. Đến nay, trường đã tiếp nhận trao tặng cho các em 5 điện thoại di động và 01 máy tính bảng. 
Ông Tạ Hồng Trang, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, Trưởng phòng Nội vụ huyện tặng quà cho học sinh Dịp này, ông Tạ Hồng Trang, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, Trưởng phòng Nội vụ huyện hỗ trợ cho mỗi em 500 ngàn đồng để các em có điều kiện trang trải chi phí trong học tập./. Như Huỳnh
| 12/11/2021 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Di tích lịch sử Đồn Long Khốt - Niềm tự hào của Bộ đội biên phòng Long An | Di tích lịch sử Đồn Long Khốt - Niềm tự hào của Bộ đội biên phòng Long An | |
Cách nay 33 năm, cán bộ, chiến sĩ đồn Long Khốt đã ghi vào lịch sử Bộ đội biên phòng Long An một chiến công oanh liệt: Suốt 43 ngày đêm (14-01-1978 đến 27-02-1978) kiên cường dũng cảm bảo vệ chốt tiền tiêu này của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.
Thành tích ấy đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng danh hiệu ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN; UBND tỉnh Long An xếp hạng di tích lịch sử.
Sừng sững trên tuyến đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, đồn Long Khốt tọa lạc tại ấp Trung Chánh, xã Thái Bình Trung, Đông Bắc huyện Vĩnh Hưng, được thành lập ngày 10-08-1975, phiên hiệu là 773 thuộc Công an vũ trang, nay là 885, thuộc Bộ Tư lệnh biên phòng Long An, nằm cách đường biên giới khoảng 700m, phụ trách đoạn biên giới dài 18,2 km, sâu 10 km thuộc 3 xã Thái Trị, Thái Bình Trung và Tuyên Bình. Đây đó xung quanh đồn những công sự chỉ huy, công sự chiến đấu, hầm hố, giao thông hào, lũy đất… gợi lại chiến công 43 ngày đêm gian khổ và hào hùng của cán bộ, chiến sĩ đồn Long Khốt trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Long Khốt là một trong những địa danh lịch sử. Nơi đây địch từng đặt chi khu quân sự của quận Tuyên Bình (huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng ngày nay), là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt của Sư đoàn 5 anh hùng, trong đó có trận đánh giải phóng chi khu ngày 28-4-1975 lịch sử.
Sau năm 1975, trước tình hình tập đoàn Pôn Pốt-Iêng Xary gây chiến ở biên giới Tây Nam, toàn tuyến biên giới Long An-Sây-riêng được tăng cường chỉ đạo, chỉ huy, bổ sung lực lượng, bố phòng, xây dựng kế hoạch và phương án sẵn sàng chiến đấu. Ngày 31-12-1977, Thường vụ Tỉnh ủy họp hạ quyết tâm giữ đồn Long Khốt vì đây là vị trí xung yếu, nếu mất, thị trấn Mộc Hóa và gò Măng Đa (thị trấn Vĩnh Hưng ngày nay) sẽ bị cô lập. Với địch, đây là vị trí bàn đạp để gây áp lực trên toàn tuyến biên giới. Chính vì thế, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Long An đã điều động 45% quân số tập trung cho mặt trận Long Khốt. Đồn được hỗ trợ bởi đại đội I,III Công an nhân dân vũ trang, một trung đội trinh sát vũ trang, tiểu đoàn 504, tiểu đoàn 2 trung đoàn Vàm Cỏ và quân dân hai xã Thái Bình Trung,Thái Trị. Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy tiền phương Nguyễn Văn Quang trực tiếp chỉ huy mặt trận này. Riêng lực lượng tại chỗ của đồn là 60 cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang, do các đồng chí Hoàng Văn Ky (sau đó là Nguyễn Hữu Nòi) làm đồn trưởng và Hoàng Văn Thi làm chính trị viên. Đồn được bố phòng với lũy đất xung quanh cao 1,5m, dày 2,5m. Ngoài lũy đất là rào chống đạn B40 cao 2,5m. Ngoài lớp rào này còn có các lớp rào chống bộ binh, chống đột nhập. Ngoài cùng là giao thông hào chống xe tăng.Tại trung tâm đồn có một công sự chỉ huy, hai công sự cối 82mm, một công sự cứu thương, bốn công sự chiến đấu ở bốn góc đồn và nhiều công sự chiến đấu rải rác trên lũy đất.
Sau khi tập trung lực lượng áp sát biên giới và tiến hành các đợt đột nhập vào đồn thăm dò, 22 giờ 15 phút đêm 14-01-1978, địch nổ súng ở hướng Tây Bắc, mở đầu cho cuộc chiến đấu gian khổ và ác liệt của các chiến sĩ đồn Long Khốt. Suốt 43 ngày đêm (14-01-1978 đến 27-02-1978), bọn phản động Pôn Pốt-Iêng Xary đã huy động lực lượng lớn (có lúc lên đến cấp trung đoàn) bao vây đồn Long Khốt, tập trung hỏa lực (cối 82mm,105mm,DKZ) mở nhiều đợt tấn công, đột kích, hòng tiêu diệt vị trí tiền tiêu quan trọng này, âm mưu lấn sâu vào nội địa làm bàn đạp cô lập khu vực Mộc Hóa và gò Măng Đa.Trong tương quan lực lượng địch hơn ta gấp nhiều lần, đồn phải chịu hàng ngàn quả đạn pháo, hàng chục đợt tập kích của địch, bị bao vây, cô lập, thiếu lương thực, nước uống, thuốc men, phải chôn cất tử sĩ trong đồn, điều trị thương binh tại chỗ…, nhưng cán bộ, chiến sĩ đồn Long Khốt vẫn kiên cường, vững chắc trên từng vị trí của mình, chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ từng tấc đất thân yêu của Tổ quốc.Qua 43 ngày đêm chiến đấu, các chiến sĩ đồn Long Khốt đã bẽ gảy 21 đợt tấn công của địch, tổ chức chiến đấu 28 trận, tiêu diệt tại chỗ 55 tên, bắn bị thương nhiều tên khác, thu nhiều chiến lợi phẩm…, góp phần bảo vệ cuộc sống của hàng vạn đồng bào và thành quả của Đảng bộ và nhân dân các huyện biên giới.
Chiến công trên của cán bộ, chiến sĩ đồn Long Khốt đã tô thắm truyền thống vẻ vang của Bộ đội biên phòng Long An, góp phần vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của tỉnh, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày 22-12-1979 đồn Long Khốt được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN. Chủ tịch NướcTôn Đức Thắng tặng lẳng hoa cho đồn và 57 huân chương chiến công cho tập thể và cá nhân cùng nhiều bằng khen. Ngày 27-02-1997, UBND tỉnh ra Quyết định số 500/QĐ.UB, xếp hạng Đồn Long Khốt là di tích lịch sử.
Phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương Long An, của Bộ đội biên phòng, cán bộ, chiến sĩ đồn Long Khốt tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, đồn đẩy mạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và lời dạy của Bác Hồ đối với Bộ đội biên phòng”, đã nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, làm tốt công tác xây dựng, triển khai kế hoạch bảo vệ biên giới, tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng tuần tra, kiểm soát chặt chẽ người, hàng hóa, phương tiện qua lại biên giới, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thuộc địa bàn phụ trách; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ngành trên địa bàn liên tịch tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về biên giới và làm tốt công tác quần chúng…
Những thành quả ấy của cán bộ, chiến sĩ đồn Long Khốt đã đóng góp quan trọng vào thành tựu của tỉnh nhà và của Bộ đội biên phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Đồn Long Khốt mãi là niềm tự hào của Bộ đội Biên phòng Long An./.
Lẳng hoa của Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng tặng đồn Long Khốt
nhân ngày Quốc khánh 2-9-1978.
Bài và ảnh Nguyễn Tấn Quốc
| 14/11/2011 3:10 SA | Đã ban hành | Approved | | CẦN ĐƯỚC TỔ CHỨC TẬP HUẤN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VĂN HOÁ VÀ THÔNG TIN NĂM 2023 | CẦN ĐƯỚC TỔ CHỨC TẬP HUẤN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VĂN HOÁ VÀ THÔNG TIN NĂM 2023 | | Ngày 9/11/2023, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cần Đước phối hợp Trung tâm Chính trị huyện tổ chức hội nghị tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo năm 2023. Tham dự tập huấn có 176 đại biểu là thành viên Đội kiểm tra liên ngành Văn hóa, Thông tin và Truyền thông của huyện, xã, thị trấn; các đại biểu là Trưởng ấp, khu phố trên địa bàn huyện. Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được nghe bà Trần Thị Đoan Quang, Trưởng phòng quản lý du lịch, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch triển khai các nội dung của Luật Du lịch năm 2017, các Nghị định có liên quan, chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch.
Bà Trần Thị Đoan Quang, Trưởng phòng quản lý du lịch, Sở VH,TT&DL triển khai nội dung tập huấn Cũng tại lớp tập huấn, các địa biểu cũng được nghe ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Chánh Thanh tra Sở VH,TT&DL triển khai Nghị định 38/2021/NĐ.CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định 129/2021/NĐ.CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, thể thao, quyền tác giả, quyền liên quan, văn hóa và quảng cáo; Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và các văn bản có liên quan. 
Ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Chánh Thanh tra Sở VH,TT&DL triển khai nội dung tập huấn Thông qua lớp tập huấn, các học viên được nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo để vận dụng vào thực tiễn, giúp cho công tác quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch của các địa phương ngày càng hiệu quả, đúng theo quy định của pháp luật./. Phòng VH&TT huyện Cần Đước
| 13/11/2023 11:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Giới thiệu Thư viện Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Giàu | Giới thiệu Thư viện Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Giàu | |
- Giới thiệu đôi điều về tiểu sử Giáo sư Trần Văn Giàu
Giáo sư sử học - Nhà giáo nhân dân Trần Văn Giàu, ông sinh ngày 11 tháng 9 năm 1911 tại vùng đất có màu xanh bạt ngàn của ruộng lúa và nổi tiếng trái thanh long của huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Lúc 15 tuổi, ông lên Sài Gòn học Trường Trung học Chasseloup Laubat (nay là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn). Sau đó, ông đã sang học tại Trường Toulouse (Cộng hòa Pháp) năm 1928 và học ở Trường Đại học Đông Phương (Liên Xô) năm 1931. Tham gia xây dựng tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ (năm 1933). Ông nguyên là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ trong những năm 1945, nguyên là Giám đốc Nha Thông tin tuyên truyền tại Chiến khu Việt Bắc (1946-1950).
Từ năm 1951 đến 1960 Giáo sư đã tham gia giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Bắc và Hà Nội. Sau đó chuyển sang chuyên sâu nghiên cứu, đào tạo cán bộ sau đại học cho đến ngày Giáo sư được nghỉ hưu. Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, Giáo sư đã có gần 100 công trình có giá trị thuộc các lĩnh vực lịch sử, triết học, văn học... Ông là Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và là Chủ tịch Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Suốt cuộc đời miệt mài lao động khoa học và sáng tạo, tự mình ghi chép, thức khuya, dậy sớm để viết, Giáo sư đã để lại cho thế hệ hôm nay những công trình giá trị lịch sử, các tác phẩm nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội và văn học...,Giáo sư làm việc rất cần mẫn, tận tụy cho đến khi Giáo sư về cõi vĩnh hằng vào lúc 17 giờ 20 phút ngày 16 tháng 12 năm 2010 tại Bệnh viện Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh). Đất nước và dân tộc Việt Nam mất đi một người con ưu tú. Đảng Cộng sản Việt Nam mất đi một chiến sĩ cách mạng kiên trung. Giới khoa học Việt Nam mất đi một người thầy lỗi lạc. Cả nước Việt Nam mất đi một người anh hùng.
- Sự bàn giao Thư viện nhà riêng của Giáo sư về tỉnh Long An
Giáo sư đã để lại cho thế hệ hôm nay nhiều tài sản quý giá, trong đó có Thư viện nhà riêng của Giáo sư. Trước khi qua đời, Giáo sư đã có một lá thư tay viết vào ngày thứ Bảy (15 tháng 7 năm 2006) gởi cho Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Long An, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch “...quyết định tặng cho tỉnh nhà (Long An) thư viện riêng của tôi...” và Giáo sư đồng ý với tỉnh sẽ làm lễ chính thức trao thư viện cho tỉnh vào ngày 19 tháng 8 năm 2006, đồng thời Giáo sư cũng yêu cầu, nêu rõ rằng “tôi đồng ý với tỉnh nhà sẽ làm lễ chính thức, trao chính thức, công khai, danh nghĩa nhưng sách vẫn để tại nhà riêng số 245/3, Lý Thường Kiệt (Thành phố Hồ Chí Minh) cho tôi sử dụng đến khi tôi không còn sức sử dụng nữa (= chết)”. Có ý, nghĩa là kho sách vẫn để tại nhà cho Giáo sư nghiên cứu, đến khi ông mất, thì toàn bộ kho sách ấy được chuyển về Long An để lưu giữ và phục vụ cho độc giả địa phương.
Với tấm lòng ấy của Giáo sư, làm cho lãnh đạo tỉnh Long An vô cùng xúc động, quyết tâm thực hiện di nguyện trên của Giáo sư, đã cử cán bộ, viên chức của hai đơn vị chuyên môn là Thư viện và Bảo tàng tỉnh tiến hành xử lý kỹ thuật sách tại nhà Giáo sư gần nữa tháng trời với gần 2.400 bản sách các loại, sắp xếp lên giá kệ tươm tất theo ý của Giáo sư. Toàn bộ kho sách vẫn để nguyên cho Giáo sư sử dụng cho đến khi ông đã qua đời.
- Quá trình, kế hoạch trưng bày và tổ chức lễ tiếp nhận sách của Giáo sư
Sau khi Giáo sư mất, lãnh đạo tỉnh có các buổi thăm hỏi người thân trong gia đình của Giáo sư và trình bày về di nguyện của ông, được người nhà vui vẽ đồng ý, ngày 26 tháng 8 năm 2011 Tỉnh ủy Long An có công văn số 464-CV/TU triệu tập các ngành liên quan “về việc mời nghe báo cáo việc chuẩn bị tiếp nhận sách của cố Giáo sư Trần Văn Giàu” gồm có các sở, ban, ngành như: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh.
Tiếp theo đó, được sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An, ngày 28 tháng 8 năm 2011 cán bộ, viên chức của Thư viện tỉnh đã tiến hành vận chuyển toàn bộ kho sách từ nhà riêng của Giáo sư về Thư viện tỉnh Long An, kết quả kiểm kê sơ bộ, có hai mãng sách: Sách đã được xử lý, đăng ký kho rồi là 2.239 bản và một phần sách chưa được xử lý kỹ thuật nghiệp vụ thư viện là 654 bản, tổng cộng chung có 2.893 bản và một số tạp chí trong Thư viện nhà riêng của Giáo sư.
Ngày 01 tháng 9 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Kế hoạch số 2874/KH-UBND về việc “Tổ chức lễ viếng phần mộ Giáo sư Trần Văn Giàu và tiếp nhận sách của Giáo sư tặng tỉnh Long An” sẽ tổ chức vào ngày 11 tháng 9 nắm 2011. Từ sự chỉ đạo trên, các sở ngành có liên quan đã triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Với tấm lòng tôn kính Giáo sư và thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo tỉnh phân công, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập thể cán bộ viên chức Thư viện tỉnh làm việc khẩn trương, miệt mài chỉnh trang bộ mặt trụ sở, tổ chức bổ sung giá kệ trưng bày, phân loại tài liệu một cách ráo riết, không kể ngày đêm, sửa sang trang trí để có được Thư viện Giáo sư Trần Văn Giàu như hôm nay.
Sự long trọng của ngày “Lễ tiếp nhận sách của Giáo sư Trần Văn Giàu tặng tỉnh Long An” được tổ chức tại Thư viện tỉnh số 26, đường Trương Công Xưởng, Phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An với sự tham dự của ông Trương Hòa Bình – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, ông Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Mai Văn Chính - Bí thư Tỉnh ủy Long An, ông Đỗ Hữu Lâm - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, các vị lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc, sở, ban, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An cùng gia đình quyến thuộc của Giáo sư.
- Nội dung cơ bản của kho sách
Kể từ ngày Lễ tiếp nhận đến nay, Thư viện Giáo sư Trần Văn Giàu được mở cửa phục vụ nhân dân thường xuyên, trong kho sách của Giáo sư, Thư viện tỉnh Long An tạm phân chia thành (04) bốn mãng lớn với các loại tài liệu như:
+ Sách do Giáo sư viết, đây là những tác phẩm do ông nghiên cứu, các công trình có giá trị thuộc các lĩnh vực lịch sử, triết học, văn học ... gồm một số tác phẩm tiêu biểu theo sự phát triển của lịch sử như: Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1898 – Chống xâm lăng; Vàng trong lửa (Trần Văn Giàu + Trần Bạch Đằng); Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám bao gồm hai tập. Tập một: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử, tập hai: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước nhiệm vụ lịch sử; Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam trong những năm 20; Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh; Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam – Tư tưởng yêu nước; Mùa thu rồi ngày hăm ba; Miền Nam giữ vững thành đồng; Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh; Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh; Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Tổng tập Trần Văn Giàu...đây là nhưng tác phẩm vô cùng quý giá mà Giáo sư để lại cho chúng ta hôm nay chuyên sâu nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội.
+ Trong quá trình hoạt động cách mạng, sự nghiệp giảng dạy nghiên cứu của mình, Giáo sư có rất nhiều bạn bè, đồng đội, đồng chí đã tặng sách cho ông, trong đó có một số người tiêu biểu như Võ Nguyên Giáp, Trần Bạch Đằng, Vũ Khiêu...đã để lại trong kho sách của Giáo sư những tác phẩm quý giá và có những lời gởi gấm chân tình, có bút danh, bút tích. Những sách và tài liệu do các nhà khoa học và bạn đồng liêu tặng cho Giáo sư, có ghi lại bút tích của mình trên những quyển sách như:

|
|

|
Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
|
Quyển Tổng tập Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó Đại tướng có ghi: “Thân tặng anh Trần Văn giàu người bạn thân thiết từ những ngày đầu kháng chiến. Chúc anh khỏe. Hà Nội 23/10/2006” hay là quyển Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên trang tên sách Đại tướng cũng đã có ghi “Thân tặng anh Trần Văn Giàu nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày toàn thắng. Sài gòn 30/4/2005” hoặc là quyển Từ văn hiến Thăng Long đến hào khí Đồng Nai và thành đồng tổ quốc, của tác giả Vũ Khiêu, tác giả đã tặng sách cho Giáo sư và đã ghi “Kính tặng đồng chí Trần Văn Giàu. Người anh lớn, mà suốt đời, tôi gắn bó với tấm lòng vô cùng quý trọng và tin tưởng. Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. 22/11/2010” ... rất nhiều và còn rất nhiều người đã tặng sách cho ông với hơn 1.500 bản sách
+ Mãng sách lớn thứ Ba là những tài liệu Hội nghị, hội thảo và những tác phẩm được Giáo sư chỉnh sửa, góp ý, cộng tác hay là thành viên của Hội đồng kiểm duyệt bởi vì Giáo sư là Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, cho nên ông tham gia rất nhiều các cuộc hội nghị, hội thảo về khoa học xã hội như ông là Ủy viên của Ban Chỉ đạo Hội thảo “Việt Nam học. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ Nhất, Hà Nội 15-17/7/1998” (5 tập); Tư vấn cho “Công trình khoa học cấp Nhà nước - Lịch sử khởi nghĩa Nam Kỳ. Tháng 12/2000”. Ngoài ra, ông còn chỉnh sửa cho cuốn “Lịch sử cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, tác giả Hoàng Minh Thảo” xuất bản năm 2011; như quyển sách “Nam Bộ kháng chiến. T1: Tà Lài tụ nghĩa” tác giả Nguyên Hùng có gởi cho giáo sư “Kính gởi Anh Sáu Giàu, nhờ đọc, duyệt chỉnh sửa và nếu được xin viết lời giới thiệu. Nguyên Hùng 14/8/2003” ông là thành viên Ban Chỉ đạo hội thảo “Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại (14/6/2004)” ... có hơn 1.200 bản sách và tài liệu.
+ Ngoài ra, trong kho sách của ông còn có các luận án Tiến sĩ, Phó Tiến sĩ, luận văn tốt nghiệp của những học trò do Giáo sư hướng dẫn như: “Võ Xuân Đàn - Những cống hiến của tư tưởng Nguyễn Trãi vào lịch sử Việt Nam”. Đây là luận án Phó Tiến sĩ do Giáo sư hướng dẫn năm 1995. Hay là “Phan Văn Hoàng - Việt Nam trong chính sách của Mỹ từ 1940 đến 1956”, là luận án Tiến sĩ lịch sử do Giáo sư Trần Văn Giàu, Nguyễn Phan Quang hướng dẫn và nhiều luận án Tiến sĩ khác như: Lê Huỳnh Hoa - Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam kỳ thời Pháp thuộc (giai đoạn 1860 - 1939), Trần Thị Thanh Thanh - Định chế quản lý Nhà nước thời Nguyễn....vân và vân vân hiện có trong kho sách thư viện nhà riêng của Giáo sư gần 150 quyển và một số tài liệu ngoại văn (chủ yếu là tiếng Pháp) cũng được lưu trữ cẩn thận. Tất cả các loại tài liệu trên, đã được trưng bày, lưu trữ và phục vụ cho nhân dân địa phương tại Thư viện Giáo sư Trần Văn Giàu, trong Thư viện tỉnh Long An.
- Phân loại theo hình thức sắp xếp
Năm 2006, khi được sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên cán bộ, viên chức Thư viện tỉnh đã đến nhà riêng của Giáo sư, tiến hành xử lý kỹ thuật sách, lập thư mục giới thiệu sách trong kho thư viện nhà riêng được tất cả 2.239 quyển, trong đó sách khổ lớn là 507 bản và sách khổ vừa là 1.732 bản. Sau khi Giáo sư qua đời, được sự cho phép của lãnh đạo tỉnh cùng với sự đồng ý của gia đình thân nhân của Giáo sư, cán bộ, viên chức Thư viện tiến hành vận chuyển sách của Giáo sư về Thư viện Long An trong đó có thêm 654 bản sách chưa xử lý nghiệp vụ thư viện. Như vậy tổng cộng kho sách được đưa về Long An là 2.893 bản. Hiện nay, Thư viện tỉnh tiến hành hồi cố lại các loại sách bị rách bìa, nhãn. Thực hiện khâu bảo quản, đóng bìa nhằm để gìn giữ được lâu dài. Toàn thể căn phòng kho sách của Giáo sư được trang trí chu đáo, các tài liệu được để trên giá kệ có kính chắn bụi, vệ sinh sạch sẽ và tươi mát, dưới nền gạch của căn phòng được trải thảm đỏ, trang trí hoa và tranh ảnh của lãnh đạo tỉnh tiếp xúc Giáo sư trong ngày “Lễ bàn giao sách” để tăng thêm sự tôn kính, trang nghiêm và quý trọng. Thư viện tỉnh dự kiến sau khi thực hiện xong khâu bảo quản - đóng bìa, thư viện sẽ tiến hành xử lý kỹ thuật nghiệp vụ thư viện những loại sách đưa về sau (654 bản) để kịp thời phục vụ cho lãnh đạo đến nghiên cứu và nhân dân trong toàn tỉnh có sự quan tâm về kho sách của Giáo sư.
- Một số vấn đề người đọc quan tâm
Khi có dịp, bạn có thể thăm nhà của Giáo sư, chúng ta chỉ thấy có hoa và sách. Người ta thường đồn rằng ông là người giàu có nhất. Nhưng có lẽ ông chỉ giàu có những thứ khác chứ không phải ở tiền của. Ông giàu ở khối óc vô cùng sáng suốt, ở trái tim vô cùng nồng nhiệt đối với Tổ quốc và nhân loại, đối với cách mạng, với trăm ngàn bè bạn, đồng chí và học trò của ông. Với ông có thể nói “Tử đệ ba ngàn, cửu tướng tưng bừng kiếm bút...” Ý nói ông có khoảng 3.000 đệ tử đã theo ông trên con đường của ông đi. Họ không ăn cơm gạo của ông, nhưng lại sống và trưởng thành từ những món ăn quý hiếm hơn nhiều. Đó là chất xám mà ông rút ra từ trong đầu mình để nuôi dưỡng họ và dẫn dắt họ trên con đường vinh quang của cách mạng và khoa học.
Đến khi Giáo sư từ giã cõi trần, tại lễ tang, ông Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hứa “Kính thưa đồng chí Trần Văn Giàu, chân dung và tấm gương người Cộng sản Trần Văn Giàu luôn ngời sáng, xứng đáng để cho mọi người noi theo. Những lời tâm huyết của đồng chí, chúng tôi xin ghi nhớ mãi mãi và không ngừng phấn đấu thực hiện”. Đồng thời, trong ngày Lễ viếng phần mộ của Giáo sư, Bí thư Tỉnh ủy Long An – ông Mai Văn Chính cũng khẳng định “...Trách nhiệm của các thế hệ trẻ chúng ta hôm nay và mai sau trên quê hương Long An là phải tiếp tục giữ gìn, học tập và nguyện noi theo tấm gương hoạt động, đấu tranh và lao động khoa học của Giáo sư cùng các chiến sĩ cách mạng tiền bối, ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng, xây dựng quê hương Long An ngày càng giàu đẹp”.
- Kết luận
Cùng với sự phát triển của đất nước, Long An ngày càng khởi sắc, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, trong đó mãng “văn hóa đọc” không thể thiếu trong đời sống xã hội. Như vậy, tính đến nay, thì toàn bộ kho sách Thư viện nhà riêng Giáo sư Trần Văn Giàu đã được lưu trữ, trưng bày, giới thiệu và phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân tại tỉnh Long An. Kho sách của Giáo sư đã góp phần nâng cao dân trí cho mọi người trên quê hương của ông, với tấm lòng tôn kính Giáo sư, cán bộ viên chức Thư viện tỉnh sẽ chăm chút, giữ gìn di sản quý giá này cùng với hệ thống kho sách của cơ quan có hơn 150.000 bản để phục vụ cho độc giả địa phương.
Trước đây, có vài độc giả có yêu mến ngành thư viện, đã bày tỏ sự lo lắng cho sự tiếp nhận sách của Giáo sư về Long An, họ cho là Thư viện tỉnh sẽ bị “lúng túng hay quá tầm” bởi vì họ nhìn nhận bên ngoài nhận thấy Thư viện chưa xứng tầm so với các thư viện tỉnh bạn, thậm chí họ còn cho rằng thư viện trong tình trạng sắp “sụm bà chè” và quá trình tiếp nhận sách, không biết bao giờ mới thực hiện xong (!?). Lời phát biểu này làm cho chúng tôi rất đau lòng, tuy nhiên chúng tôi đã “biến buồn thương thành nhiệt quyết”. Và như thế! Rõ ràng Thư viện tỉnh đã đưa được kho sách của Giáo sư về phục vụ cho người dân Long An, bởi sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy Long An, của Ủy ban nhân dân tỉnh và đặc biệt sự chỉ đạo từng ngày, từng giờ, từng phút không quản ngày đêm của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã theo một chương trình kế hoạch rõ ràng cụ thể về sự tiếp nhận này. Đúng là ngày nay, chúng ta còn những khó khăn nhất định, tuy thế không vì những khó khăn nhỏ mà làm chùng bước những người yêu quý nghề nghiệp của mình, hơn nữa với chúng tôi luôn có sự quan tâm chăm sóc của lãnh đạo cấp trên, thì chắc hẳn việc gì cũng có thể hoàn thành một xuất sắc và thư viện sẽ phát triển xứng tầm với thời đại.
Từ đây và thời gian sau này, người làm công tác tại Thư viện tỉnh nhà xin mượn lời của ông Nguyễn Hữu Giới - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, để thay lời muốn nói: “Hôm nay tôi cùng Đoàn công tác của Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tới thăm Thư viện tỉnh Long An và Thư viện Giáo sư Trần Văn Giàu, chúng tôi rất vui và vô cùng ngưỡng mộ trước di sản hết sức quý giá và to lớn về tư tưởng, chính trị và văn hóa mà Giáo sư - danh nhân văn hóa của đất nước, người con của quê hương Long An, rất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Hy vọng rằng, các đồng chí Thư viện tỉnh sẽ phát huy tốt nhất để phục vụ hiệu quả kho tài liệu - di sản quý giá này cho cán bộ và nhân dân của tỉnh long An hôm nay và mai sau”./.
Bài, ành: VIỆT HÙNG
(Thư viện Long An)
| 03/09/2013 10:33 SA | Đã ban hành | Approved | | CHÂU THÀNH: TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ NĂM 2021 | CHÂU THÀNH: TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ NĂM 2021 | | Sáng ngày 11/11/2021, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Châu Thành phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở năm 2021 cho cán bộ công chức văn hóa - xã hội, thành viên Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" xã, phường, thị trấn của huyện Châu Thành và thành phố Tân An.
Tập huấn hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở năm 2021 Tại Hội nghị, các đại biểu được ông Nguyễn Ngọc Phát, Phó Trưởng phòng Quản lý văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trực tiếp truyền đạt nội dung các chuyên đề về hướng dẫn chuyên sâu Bộ tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới; công tác bình xét và công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa"; triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư (khóa XIII) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới", Chương trình số 10-CTr/TU ngày 08/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và các văn bản khác về công tác gia đình./. Hoàng Anh
| 15/11/2021 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | BẾN LỨC: PHÁT THƯỞNG 2 HỘI THI TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN | BẾN LỨC: PHÁT THƯỞNG 2 HỘI THI TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN | | Ngày 12/11/2021, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Bến Lức phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, Huyện đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức tổng kết phát thưởng hội thi tìm hiểu "Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026" và Hội thi "Tìm hiểu kiến thức lịch sử và địa lý tỉnh Long An".
Hội thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến đã thu hút sự tham gia, hưởng ứng của 1.150 thí sinh hiện đang công tác, lao động sản xuất, học tập tại các cơ quan, ban, ngành, công ty, trường học... đóng trên địa bàn huyện. Nội dung câu hỏi của 2 hội thi đa dạng, phong phú có cả những câu hỏi bằng hình ảnh về địa lý, về di tích lịch sử,… giúp các thí sinh có thể nắm bắt nội dung dễ dàng và thông qua hội thi có thể trau dồi thêm vốn kiến thức cho bản thân. Ban Tổ chức đã trao 23 giải thưởng cho 23 cá nhân đạt giải thưởng cao tại 2 hội thi và giải đặc biệt cho đơn vị có số lượng bài tham gia dự thi nhiều nhất./. Thanh Tâm
| 15/11/2021 4:00 CH | Đã ban hành | Approved | | TRIỂN LÃM TRANH CỔ ĐỘNG VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM - ẢNH LỰC LƯỢNG VŨ TRANG LONG AN 60 NĂM CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH | TRIỂN LÃM TRANH CỔ ĐỘNG VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM - ẢNH LỰC LƯỢNG VŨ TRANG LONG AN 60 NĂM CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH | |
Để có được hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải hy sinh bao máu xương của biết bao thế hệ. Hơn ai hết, nhân dân Việt Nam hiểu được giá trị của hòa bình. Nhưng hiện nay, một lần nữa, Việt Nam lại phải đối mặt với những thách thức về việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trên Biển Đông.
Nhằm tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu đối biển đảo quê hương, Bảo tàng Long An phối hợp Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Đức Hòa triển lãm tranh cổ động “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Đức Hòa.
Dự khai mạc triển lãm, về phía Thành phố Hồ Chí Minh có bà Mã Thanh Cao, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Về phía tỉnh có ông Bùi Phát Diệm, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Long An. Về phía huyện có ông Võ Thanh Liêm, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy huyện Đức Hòa, các ban, ngành đoàn thể, lực lượng vũ trang huyện cùng hơn 2 trăm đoàn viên thanh niên học sinh đến dự.
Đến dự khai mạc bà Mã Thanh Cao đã phát biểu nêu cao kiên định mục tiêu giữ vững hòa bình và kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trước sự ngang ngược, bất chấp công lý của chính quyền Trung Quốc. Hòa trong tinh thần chung của cả nước, Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh phát động sáng tác tranh cổ động hướng về đề tài biển đảo. Cuộc phát động nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên, trong đó có cả những họa sĩ gốc Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng ngôn ngữ tạo hình của thể loại tranh cổ động, các tranh cổ động trong đợt này đã chuyển tải được những thông điệp sâu sắc của các nghệ sĩ về ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
Lịch sử đã ghi nhận những đóng góp quan trọng của nền mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó có dòng tranh cổ động đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Ngày nay, một lần nữa, truyền thống và vai trò ấy lại được tiếp nối bởi những thế hệ tác giả của mỹ thuật đương đại Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Long An, huyện Đức Hòa trân trọng giới thiệu trong triển lãm tại đây những tác phẩm tiêu biểu được tuyển chọn từ đợt phát động sáng tác cùng một số bản đồ cổ - những bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và những hình ảnh tư liệu về chủ quyền vùng biển đảo của Việt Nam mà chúng tôi đã sưu tầm được trong thời gian qua.
Triển lãm lần này được trưng bày tại huyện Đức Hòa 27/8/2014 đến 05/9/2014 và được đưa đến huyện Bến Lức từ ngày 06/9/2014 đến 12/9/2014 cùng nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Long An. Đây là một trong những hành động tích cực và có ý nghĩa góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và những lực lượng yêu chuộng hòa bình trong khu vực và trên thế.
BÀI: VĂN NGỌC BÍCH
ẢNH: ĐỨC HÒA, VĂN NGỌC BÍCH
| 19/09/2014 3:04 SA | Đã ban hành | Approved | | BẾN LỨC: TẬP HUẤN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ | BẾN LỨC: TẬP HUẤN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ | | Ngày 09/11/2021, UBND huyện Bến Lức phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tập huấn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở năm 2021. Tham dự hội nghị có trên 100 cán bộ phụ trách công tác xây dựng đời sống văn hóa thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin và các đại biểu là Phó Chủ tịch UBND, công chức văn hóa – xã hội, thành viên Ban Chỉ đạo cấp xã; Trưởng ấp các xã Thanh Phú, Mỹ Yên, Thạnh Hòa (huyện Bến Lức), các xã Tân Lân, Mỹ Lệ, Long Trạch (huyện Cần Đước) và các xã Phước Lại, Đông Thạnh, Long Thượng (huyện Cần Giuộc).
Tại buổi tập huấn, các đại biểu được nghe triển khai các văn bản mới về lĩnh vực gia đình và xét tặng các danh hiệu văn hóa như Nghị định 122/2018/NĐ-CP ngày 17/09/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Thôn văn hóa", "Làng văn hóa", "Ấp văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa"; Thông tư số 17 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới"; Kế hoạch số 1416 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thức XI về "Xã đạt tiêu chí văn hóa nông thôn mới" và "Xã nông thôn mới nâng cao" giai đoạn 2021 – 2025; việc triển khai thực hiện các danh hiệu và xét công nhận các danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Ấp, khu phố văn hóa", "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới", "Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị", "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" theo Nghị định 122 của Chính phủ; Chương trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. Qua lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày càng đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa cơ sở, đặc biệt là bộ tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới, đồng thời chấn chính việc thực hiện các tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới đảm bảo thực chất./. Thanh Tâm
| 12/11/2021 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TẬP HUẤN BỘ TIÊU CHÍ XÃ VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TÂN THẠNH | SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TẬP HUẤN BỘ TIÊU CHÍ XÃ VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TÂN THẠNH | | Ngày 04/11/2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Tân Thạnh tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở năm 2021 tại huyện Tân Thạnh. Tham gia tập huấn có gần 100 đại biểu của 3 huyện Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Mộc Hóa với các thành phần là lãnh đạo và chuyên viên Phòng Văn hóa và Thông tin huyện; Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách khối văn hóa - xã hội; thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa xã phụ trách các tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới.  Toàn cảnh hội nghị Tại Hội nghị, các đại biểu được cán bộ chuyên môn của Sở tập huấn chuyên sâu bộ tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới. Theo đó, các đại biểu được hướng dẫn cụ thể các bước về cơ sở căn cứ, nguyên tắc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa; các quy trình xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; xét tặng giấy khen gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa hàng năm; hình thức đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa,… Bên cạnh đó, các đại biểu còn trực tiếp thảo luận, trao đổi, chia sẻ các vấn đề liên quan, nhất là kinh nghiệm thực tiến trong quá trình bình xét các danh hiệu. Qua buổi tập huấn nhằm bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đảm bảo cho việc chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào ở cơ sở; từ đó, nâng cao chất lượng công tác bình xét, chấm điểm hộ gia đình văn hóa, ấp văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa hàng năm./. Duy Thanh
| 10/11/2021 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Hiện vật xương – sừng phát hiện trong đợt khai quật di tích khảo cổ học Lò Gạch (xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng) năm 2014 | Hiện vật xương – sừng phát hiện trong đợt khai quật di tích khảo cổ học Lò Gạch (xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng) năm 2014 | |
Di tích Lò Gạch nằm về phía thượng nguồn sông Vàm Cỏ Tây, trên một gò đất thấp ngay cạnh bờ sông, thuộc địa phận Ấp 3, xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Di tích được phát hiện năm 1986, đào thám sát năm 2003 và khai quật lần đầu vào năm 2005 (Bùi Văn Liêm 2008). Vừa qua, tháng 4 năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An đã phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Trường Đại học Quốc gia Úc tổ chức khai quật lần hai di tích Lò Gạch. Tổng diện tích khai quật là 39.5m2, chia làm 3 hố (H1, H2, H3). Hiện vật thu được bao gồm công cụ và trang sức bằng đá, công cụ đồng, đồ gốm (mảnh chạc và mảnh vỡ đồ đựng) và rất nhiều xương động vật. Đặc biệt, tương tự như trong đợt khai quật trước, một số lương tương đối lớn các hiện vật bằng xương cũng được phát hiện. Bài viết này xin cung cấp một số thông tin ban đầu về loại hình hiện vật xương - sừng được tìm thấy trong đợt khai quật di chỉ Lò Gạch năm 2014.
 |
Hình 1
|
Công cụ mũi nhọn: tổng cộng 31 chiếc, được tạo chủ yếu từ xương chi hoặc sừng động vật, được cắt, gọt, vát nhọn một hoặc hai đầu. Đa số hiện vật trên thân còn thể hiện rõ dấu vết chế tác và sử dụng. Phần lớn mũi nhọn bị gãy mũi hoặc đốc. Chiều dài đo được trong khoảng 27 mm đến 109 mm, chiều rộng trong khoảng 4 mm đến 25 mm, dày từ 3 mm đến 20 mm (hình1).
 |
Hình 2
|
Cuốc: 2 chiếc
Chiếc thứ nhất: làm từ mai rùa, màu nâu đen. Thân cuốc hình thang với một cạnh bên thẳng và một cạnh lệch. Gần đốc có một lỗ vuông để tra cán. Lưỡi cuốc được vát một bên tạo mặt cắt dọc lưỡi có dạng chữ V lệch. Mặt cắt ngang thân gần hình chữ nhật. Cuốc bị vỡ một mảng lớn ở rìa lưỡi. Kỹ thuật chế tác bao gồm cưa, đẽo, đục, mài. Kích thước đo được: dài 81 mm, rộng 78.5 mm, dày 15 mm (hình 2).
 |
Hình 3
|
Chiếc thứ hai: có hình dáng, màu sắc, kỹ thuật chế tác tương tự như chiếc thứ nhất nhưng nguyên vẹn hơn và có kích thước nhỏ hơn. Kích thước: dài 62 mm, rộng 71 mm, dày 13.5 mm (hình 3).
 |
Hình 4
|
Nguyên liệu sừng: một đoạn sừng hươu, màu nâu, được cưa phẳng hai đầu, có thể được dùng làm nguyên liệu để chế tạo công cụ hoặc đồ trang sức. Kích thước: dài 84 mm, rộng 33mm, dày 28 mm (hình 4).
 |
Hình 5
|
Mặt dây chuyền (?): một chiếc, làm từ xương hoặc sừng động vật, màu nâu đen. Hiện vật hình tròn, dẹt, giữa có lỗ xâu dây không tròn đều. Hai mặt và rìa cạnh được mài nhẵn bóng. Kích thước: đường kính ngoài 25.5 mm, đường kính lỗ trong 7-9 mm, dày 3 mm (hình 5).
Cũng như đợt khai quật năm 2005, đợt khai quật lần này cho thấy, ngoài các mảnh vỡ đồ đựng và chạc gốm, hiện vật chất liệu xương sừng chiếm ưu thế so với các hiện vật được chế tác từ đá hoặc kim loại.
Có thể nói nghề chế tác đồ xương đã xuất hiện trong các di tích tiền sử ở Long An từ rất sớm. Các công cụ mũi nhọn, lưỡi giáo, lưỡi câu bằng xương sừng và rất nhiều hạt chuỗi bằng vỏ sò đã được tìm thấy ở di tích An Sơn, một di tích hậu kỳ đá mới, có niên đại sớm vào khoảng 2300 năm trước Công Nguyên (Bellwood và nnk 2013: tr.153). Tương tự, bộ sưu tập công cụ rìu có vai rất đăc biệt được làm từ mai, yếm rùa cũng được tìm thấy ở di tích Rạch Núi, một di tích ở đồng bằng ven biển của Long An, có niên đại trong khoảng 3500 đến 3200 năm cách ngày nay (Piper và nnk 2014: tr.104).
Bước sang giai đoạn kim khí, nghề thủ công này tiếp tục phát triển, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng trũng thấp của sông Mêkông, nơi mà các nguyên liệu như đá và kim loại dùng để chế tác các loại công cụ và đồ trang sức rất hiếm hoi. Các cuộc khai quật ở di tích Gò Ô Chùa, cách di tích Lò Gạch khoảng 5 km về phía bắc, đã phát hiện tổng cộng 163 hiện vật xương sừng, bao gồm các loại công cụ, vũ khí như mũi nhọn, kim, mũi tên, và đồ trang sức như khuyên tai, vòng tay… (Vương Thu Hồng 2008). Ở Lò Gạch, qua hai đợt khai quật năm 2005 và 2014, với tổng diện tích 60.5 m2, hơn 200 hiện vật xương sừng được phát hiện, một lần nữa khẳng định sự phát triển của nghề chế tác đồ xương sừng, cũng như vai trò quan trọng của loại hiện vật này đối với đời sống của cư dân tại đây, những người thợ săn, ngư dân, nông dân, đồng thời cũng là những người thợ thủ công thông minh, khéo léo, đã biết sống hòa hợp với môi trường, biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để làm nên những vật dụng phục vụ đắc lực cho cuộc sống của mình, ở môi trường thiên nhiên đặc thù của vùng đồng bằng châu thổ.
Tài liệu tham khảo
1. Bellwood, Peter / Oxenham, Marc / Bui Chi Hoang / Nguyen Kim Dzung / Willis, Anna / Sarjeant, Carmen / Piper, Philip / Matsumura, Hirofumi / Tanaka, Katsunori / Beavan-Athfield, Nancy / Higham, Thomas / Nguyen Quoc Manh / Dang Ngoc Kinh / Nguyen Khanh Trung Kien / Vo Thanh Huong / Van Ngoc Bich / Tran Thi Kim Quy / Nguyen Phuong Thao / Campos, Fredeliza / Sato, Yo-Ichiro / Nguyen Lan Cuong / Amano, Noel
2013 An Son and the Neolithic of Southern Vietnam. Asian Perspectives 50, 2011: 144-175.
2. Bùi Văn Liêm
2008 Di chỉ Lò Gạch (Long An). KCH 2008 (2): 26-44.
3. Philip Piper, Marc Oxenham, Noel Amano, Peter Bellwood, Fredeliza Campos, Cristina Castillo, Jasminda Ceron, Michelle Eusebio, Bui Chi Hoang, Nguyen Kien, Carmen Sarjeant, Thu Hong Vuong, & Rachel Wood
2014 Preliminary report on the 2012 excavations at Rach Nui, Long An province, Vietnam. Unpublished report, on file at the Long An Provincial Museum.
4. Vương Thu Hồng
2008 Di tích Gò Ô Chùa (Vĩnh Hưng, Long An). Luận văn thạc sỹ.
Bài và ảnh: Trần Thị Kim Quý
Bảo tàng Long An
| 16/10/2014 8:27 SA | Đã ban hành | Approved | | HUYỆN ỦY CẦN ĐƯỚC LẤY Ý KIẾN DỰ ÁN TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG DI TÍCH LỊCH SỬ NGÃ TƯ RẠCH KIẾN | HUYỆN ỦY CẦN ĐƯỚC LẤY Ý KIẾN DỰ ÁN TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG DI TÍCH LỊCH SỬ NGÃ TƯ RẠCH KIẾN | | Ngày 29/10/2021, Huyện ủy Cần Đước tổ chức lấy ý kiến dự án Tượng đài chiến thắng Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến. Đây là công trình trọng điểm thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị có sự tham dự và đóng góp ý kiến của các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Đước và các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ.
Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Đước và các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ đóng góp ý kiến cho dự án Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Đước, nơi ghi dấu chiến công của quân và dân 10 xã vùng thượng huyện Cần Đước và 2 xã Phước Lâm, Thuận Thành của huyện Cần Giuộc trong cuộc chiến đấu với quân Mỹ xâm lược từ năm 1966 đến năm 1968. Di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia. Dự án Tượng đài chiến thắng Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến là công trình văn hóa lịch sử, ghi dấu những kinh nghiệm và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới, thể hiện ý chí và sáng tạo của Đảng bộ và quân dân địa phương, sự vận dụng linh hoạt quan điểm "Toàn dân đánh giặc", tư tưởng chiến lược tiến công và làm chủ của quân và dân miền Nam trong cuộc đương đầu với đội quân xâm lược mạnh nhất, hiện đại nhất của chủ nghĩa đế quốc. Theo Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Miền Tây - Đơn vị tư vấn thực hiện dự án cho biết: Tượng đài chiến thắng Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến được bố trí xây dựng với diện tích 1.590m2, gồm tượng đài chiến thắng, bục tượng đài, bồn hoa, cây xanh, sân đường…với tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng. Các nội dung hạng mục về độ cao tượng đài, nhóm tượng nhân vật tượng trưng cho các thành phần chủ chốt tạo nên thế trận chiến đấu Vành đai diệt Mỹ và chất liệu xây dựng tượng đài… được các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Đước, các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ đóng góp ý kiến đề xuất đơn vị tư vấn hoàn chỉnh thiết kế dự án nhằm tạo bố cục hài hòa, hợp lý về không gian kiến trúc và cảnh quan, thể hiện sự uy nghi của tượng đài, phản ánh đúng hiện thực cuộc chiến đấu. Qua đó, đơn vị tư vấn thiết kế tiếp thu các ý kiến, hoàn chỉnh dự án, đảm bảo kiến trúc tôn vinh giá trị lịch sử, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương./. Cẩm Tú
| 01/11/2021 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | ĐỨC HUỆ: TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ NĂM 2021 | ĐỨC HUỆ: TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ NĂM 2021 | | Ngày 8/11/2021, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Đức Huệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở năm 2021, trong đó tập trung chủ yếu hướng dẫn chuyên sâu Bộ tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới cho đội ngũ làm công tác xây dựng đời sống văn hóa cấp huyện, xã và ấp, khu phố của 2 huyện Đức Huệ và Đức Hòa. Đây là cụm thứ 3 trong 6 cụm được tiến hành tổ chức tập huấn.
Đại biểu tham gia tập huấn Thông qua việc tập huấn nhằm bồi dưỡng nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng cho đội ngũ làm công tác văn hóa ở cơ sở về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, qua đó chấn chỉnh việc thực hiện các tiêu chí xã văn hóa nông thôn mới đảm bảo đúng thực chất, tránh chạy theo thành tích, đồng thời nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa và đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn./. Kim Tiến
| 12/11/2021 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | THÀNH PHỐ TÂN AN TỔ CHỨC TẬP HUẤN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA | THÀNH PHỐ TÂN AN TỔ CHỨC TẬP HUẤN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA | | Ngày 28/10/2021, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Tân An tổ chức tập huấn nâng cao hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa năm 2021 cho 80 học viên là thành viên Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) thành phố; lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng, Bí thư Đoàn Thanh niên và cán bộ Đài Truyền thanh của 14 xã, phường.
Tại buổi tập huấn, Ông Nguyễn Ngọc Phát, Phó Trưởng phòng Quản lý văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn các thông tư quy định hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở, các văn bản liên quan về quản lý các thiết chế văn hóa hiện nay; hướng dẫn lập kế hoạch, công tác xã hội hóa và các nội dung hoạt động các thiết chế văn hóa, thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa gắn với phong trào TDĐKXDĐSVH và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức cơ bản cho thành viên Ban Chỉ đạo thành phố và xã, phường về hoạt động các thiết chế văn hóa. Qua đó, phát huy tốt giá trị của các thiết chế văn hóa, thể thao, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân./. Phòng VH và TT Tân An
| 02/11/2021 3:00 CH | Đã ban hành | Approved | | ĐỨC HUỆ: TỔNG KẾT CUỘC THI VIẾT “ĐỌC SÁCH ĐỂ THAY ĐỔI” NĂM 2021 | ĐỨC HUỆ: TỔNG KẾT CUỘC THI VIẾT “ĐỌC SÁCH ĐỂ THAY ĐỔI” NĂM 2021 | | Vừa qua, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Đức Huệ phối hợp Huyện đoàn tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Đọc sách để thay đổi" năm 2021.
Ông Trần Công Nhựt, Giám đốc Trung tâm VH, TT và TT, Trưởng ban Tổ chức đánh giá cuộc thi Cuộc thi được phát động từ ngày 20/8/2021 đến 20/9/2021. Sau một tháng phát động, Ban Tổ chức cuộc thi tiếp nhận 56 bài dự thi gửi về. Với chủ đề "Đọc sách để thay đổi", các bài viết đều thể hiện sự đa dạng, phong phú như chia sẻ về tầm quan trọng của văn hóa đọc đối với độc giả, nhất là giới trẻ hiện nay và các câu chuyện có thật của những nhân vật vươn lên trong cuộc sống thông qua việc đọc sách; giới thiệu về những cuốn sách hay, có ý nghĩa đã làm thay đổi nhận thức, hành động và cuộc sống của bản thân. Theo đánh giá của Ban Tổ chức cuộc thi, có nhiều bài viết có sự đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn công việc, sinh hoạt hằng ngày, từ đó mang tính thuyết phục cao. Kết quả, bài viết của thí sinh Lê Văn Phước, Đoàn thanh niên xã Mỹ Bình xuất sắc đạt giải nhất; giải nhì thuộc về bài viết của thí sinh Dương Văn Lắm, Chi đoàn Công an huyện Đức Huệ; đồng giải ba là 2 thí sinh Lương Thị Triệu Duyên và Nguyễn Thị Huyền Trân, Trường THPT Đức Huệ.
Ban Tổ chức trao giải nhất cho thí sinh Lê Văn Phước Cuộc thi không chỉ hướng các bạn trẻ hiện nay nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách, xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách để nâng cao trí thức, phát triển tư duy, mà còn góp phần lan tỏa ý nghĩa của văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy hình thành xã hội học tập tại địa phương./. Như Huỳnh
| 29/10/2021 2:00 CH | Đã ban hành | Approved | | CẦN ĐƯỚC TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC NĂM 2021 TẠI ẤP 5, XÃ TÂN ÂN | CẦN ĐƯỚC TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC NĂM 2021 TẠI ẤP 5, XÃ TÂN ÂN | | Ngày 05/11/2021, Ban Vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ấp 5, xã Tân Ân, huyện Cần Đước tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2021). Ông Trương Văn Nọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo huyện Cần Đước, xã Tân Ân và người dân khu dân cư ấp 5 đến dự. 
Ông Nguyễn Văn Đát, Bí thư Huyện ủy Cần Đước trao tặng quà cho hộ nghèo ấp 5, xã Tân Ân Là khu dân cư được huyện chọn làm ấp điểm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong năm qua, Ban Vận động và nhân dân ấp 5, xã Tân Ân đã đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao. Chuyển biến rõ nét nhất là cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp, 99% hộ dân có hố xí hợp vệ sinh, 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Ý thức tự quản của nhân dân và trách nhiệm bảo vệ môi trường ngày càng phát huy. Nhân dân và Ban Vận động ấp đã trồng 150 cây xanh trên tuyến đường liên ấp 4 và ấp 5; mỗi hộ gia đình có giỏ rác, hố rác hợp vệ sinh; nhân dân tham gia hiến 1.500 m2 đất nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn. Nhân dân trong ấp đoàn kết thực hiện phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tích cực thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, góp phần cùng địa phương đẩy lùi dịch bệnh. Ấp có 318 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm 98% tổng số hộ dân trong ấp; khu dân cư giữ vững khu dân cư văn hóa nhiều năm liền. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lên. Nhân dân giúp nhau trong sản xuất, chăn nuôi và được hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng chính sách và các hội đoàn thể. Hiện ấp còn 10 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,6% tổng số hộ dân trong ấp.
Ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Cần Đước trao giấy khen cho tập thể và cá nhân Dịp này, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, UBND huyện Cần Đước, UBND xã Tân Ân tặng bằng khen và giấy khen cho 01 tập thể và 04 cá nhân có thành tích tốt trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2021; tặng 40 phần quà cho hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn, 20 xe đạp động viên các em học sinh trong ấp vươn lên trong học tập. Ngoài ra, UBMTTQ Việt Nam tỉnh tặng 10 triệu đồng tiền mặt cho Ban Vận động của ấp nhằm khích lệ tinh thần để Ban Vận động và nhân dân ấp 5 tiếp tục phấn đấu giữ vững và nâng chất các phong trào thi đua./. Cẩm Tú – Hồng Phong
| 09/11/2021 8:00 SA | Đã ban hành | Approved | | CỤC VĂN HÓA CƠ SỞ KIỂM TRA, KHẢO SÁT HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO TẠI CẦN ĐƯỚC | CỤC VĂN HÓA CƠ SỞ KIỂM TRA, KHẢO SÁT HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO TẠI CẦN ĐƯỚC | | Chiều ngày 12/10/2023, ông Phùng Quang Luyến – Phó Trưởng Phòng Quản lý hoạt động nghiệp vụ, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng thành viên đoàn kiểm tra, khảo sát hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tại huyện Cần Đước. Bà Lê Thị Cẩm Tú – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Minh Vương – Phó Chủ tịch UBND huyện cùng Lãnh đạo các phòng, ban huyện tiếp đoàn. Đoàn kiểm tra Cục Văn hóa cơ sở đã khảo sát Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã Long Hòa và Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện. Toàn huyện Cần Đước có 17 Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã, thị trấn, trong đó 11 Trung tâm được tỉnh cấp ngân sách đầu tư xây dựng mới, 06 Trung tâm được cấp kinh phí để nâng cấp hội trường, xây dựng các phòng chức năng. Huyện có 70 Nhà Văn hóa ấp, khu phố, 30 điểm sử dụng Đình làm điểm sinh hoạt, 15 điểm sinh hoạt liên ấp để hoạt động. Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng các xã, thị trấn và Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố được địa phương quan tâm thực hiện khá tốt. Huyện hỗ trợ xây dựng và cấp trang thiết bị cho Nhà Văn hóa ấp, khu phố để nâng cao chất lượng hoạt động. Các Trung tâm thực hiện tốt chức năng tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, chuyển giao khoa học kỹ thuật, sinh hoạt câu lạc bộ, đội nhóm… thu hút, thường xuyên tổ chức các hoạt động phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe cho người dân. Hàng năm, có trên 24.300 lượt trẻ em và người dân đến vui chơi, giải trí và có trên 4.500 lượt người đến tham gia các giải đấu thể thao, hoạt động văn nghệ; xây dựng trên 20 chương trình văn nghệ phục vụ chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của địa phương. Ông Phùng Quang Luyến – Phó Trưởng Phòng Quản lý hoạt động nghiệp vụ Cục Văn hóa cơ sở đánh giá cao những nỗ lực của địa phương trong việc xây dựng, đầu tư cho các thiết chế văn hóa, thể thao, có sự quan tâm, chế độ phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm phụ trách các Trung tâm. Đồng thời, ông đề nghị địa phương xây dựng thêm các hồ bơi phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân. Ảnh: Ông Phùng Quang Luyến – Phó Trưởng Phòng Quản lý hoạt động nghiệp vụ Cục Văn hóa cơ sở phát biểu
Ảnh: Đoàn kiểm tra Cục Văn hóa cơ sở khảo sát khuôn viên Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Cần Đước
Ảnh: Đoàn kiểm tra Cục Văn hóa cơ sở khảo sát Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã Long Hòa
Trung tâm VH, TT và Truyền thanh Cần Đước
| 16/10/2023 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | KỶ NIỆM NGÀY SÂN KHẤU VIỆT NAM | KỶ NIỆM NGÀY SÂN KHẤU VIỆT NAM | |
Ngày 04/9/2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày Sân khấu Việt Nam. Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - Dương Quốc Xuân, Bí thư Tỉnh ủy – Mai Văn Chính cùng lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long An, đại diện các Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thể thao các huyện, thị xã, thành phố và đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà đã đến dự.

|
Dâng hương lên bàn thờ Tổ nghiệp trong ngày họp mặt sân khấu Việt Nam
|

|
Tiết mục văn nghệ nói về hoạt động nghệ thuật
do các nghệ sĩ Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An biểu diễn
|

|
Các nghệ sĩ, nhạc công nhận Bằng khen của UBND tỉnh vì có thành tích trong hoạt động nghệ thuật
|
Long An là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương. Nơi đây từng gắn liền với tên tuổi những nghệ nhân nỗi tiếng như nhạc sư Nguyễn Quang Đại, nhạc sĩ Cao Văn Lầu,… Từ các thế hệ tiền nhân, nghệ thuật cải lương Long An đến ngày nay vẫn không ngừng phát triển. Đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ tỉnh nhà, chủ yếu đang công tác tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An và Đoàn Xiếc nhân dân Long An không ngừng tập luyện, gìn giữ và phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Thời gian qua, những người làm nghệ thuật tỉnh nhà hoạt động hiệu quả; tích cực tham gia các cuộc liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp và tổ chức nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Tưởng nhớ công ơn của những bậc tiền nhân đã dày công tạo nên bộ môn nghệ thuật cải lương truyền thống, hàng năm, vào ngày 12/8 âm lịch, những nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn và những người quản lý lĩnh vực sân khấu lại họp mặt dâng hương lên bàn thờ Tổ nghiệp. Đây là việc làm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và là dịp để các nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm. Qua đó góp phần đưa hoạt động sân khấu tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Trần Hữu Phước biểu dương những đóng góp của đội ngũ làm nghệ thuật tỉnh nhà trong thời gian qua, đặc biệt là những sáng tác về nhân tố mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, đội ngũ nghệ sĩ tỉnh nhà tiếp tục khắc phục khó khăn, phát huy tính sáng tạo, không ngừng tập luyện để nâng cao trình độ, kỹ năng biểu diễn góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa của bộ môn nghệ thuật truyền thống theo tinh thần Nghị quyết 33- NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Dịp này, 5 nghệ sĩ, nhạc công đã nhận Bằng khen của UBND tỉnh vì đạt thành tích trong hoạt động nghệ thuật.
Bài, ảnh: Thùy Hương
| 17/09/2014 9:12 SA | Đã ban hành | Approved | | Nghệ sĩ Hoàng Oanh: GƯƠNG MẶT TRIỂN VỌNG TRONG LÀNG CẢI LƯƠNG | Nghệ sĩ Hoàng Oanh: GƯƠNG MẶT TRIỂN VỌNG TRONG LÀNG CẢI LƯƠNG | |

|
Nghệ sĩ Hoàng Oanh vào vai Đàm Thái hậu trong trích đoạn vở cải lương “Dấu ấn giao thời” |
Dù tuổi đời và tuổi nghề còn khá trẻ nhưng nghệ sĩ Hoàng Oanh – Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An đã để lại ấn tượng trong lòng người mộ điệu cải lương. Bằng lối diễn xuất tự nhiên, Hoàng Oanh làm khán giả nhớ mãi bởi những vai diễn “đanh đá” nhưng có “hồn” qua nhiều vở diễn…
Nấc thang đầu tiên
Nhắc lại cuộc thi giải Triển vọng Trần Hữu Trang lần thứ 12 năm 2014, nghệ sĩ Hoàng Oanh vẫn chưa nguôi niềm vui khi “ẫm” về huy chương vàng. Với nghệ sĩ trẻ Hoàng Oanh, đây là nấc thang đầu tiên trong đời cầm ca để cô tiếp tục nổ lực, tập luyện phục vụ khán giả.
Tham gia giải Triển vọng Trần Hữu Trang lần thứ 12, Hoàng Oanh đã lọt vào vòng bán kết tổ chức ở tỉnh Hậu Giang và thử sức với vai Vĩ trong trích đoạn vở cải lương “Người đánh rơi hạnh phúc”. Đây không phải là lần đầu tiên vào một vai diễn phức tạp nhưng Hoàng Oanh vẫn cảm thấy hồi hợp và không cho phép mình ỷ lại. “Người đánh rơi hạnh phúc” là trích đoạn khó bởi khi vào vai Vĩ – nghệ sĩ Hoàng Oanh phải thể hiện được những diễn biến tâm lý khác nhau. Đó là sự ngột ngạt khi phải sống trong ngôi biệt thự chẳng khác gì chiếc lồng son thể hiện qua những lời độc thoại. Đến khi gặp lại người chồng cũ chốn quê xưa, Hoàng Oanh đau lòng, nuối tiếc những tháng ngày êm đềm bên chồng. Vừa xót xa, đau đớn, cô nghệ sĩ trẻ ấy phải khiến khán giả cảm nhận sự căm thù những kẻ mua vui ái tình bằng tiền bạc qua từng lời thét vang của nhân vật Vĩ. Sau những ngày tập luyện, Hoàng Oanh cũng chinh phục được Ban Giám khảo để đi tiếp vào vòng chung kết.
Nhận tin vào vòng chung kết khi ngày thi đã đến rất gần, trong lúc Hoàng Oanh cùng các diễn viên trong Đoàn đang lưu diễn ở các huyện vùng sâu nên điều kiện tập luyện vô vàn khó khăn. Nghệ sĩ Hoàng Oanh kể “Lúc đó, phòng ngủ là phòng tập, bữa ăn sáng là kịch bản và tối đi ngủ vẫn quơ tay múa chân để tập”. Sau những ngày diễn phục vụ ở vùng sâu trở về, Hoàng Oanh lại nhận tin đi Hà Nội biểu diễn phục vụ Giỗ tổ Hùng Vương. Thời gian tập vốn không nhiều, lúc bấy giờ lại càng eo hẹp hơn. “Đã vậy, đến ngày thi tôi còn bệnh phải nhập viện. Tưởng chừng bỏ cuộc nhưng đành… trốn viện đi thi. Hôm thi chung kết, có lẽ nhờ Tổ độ nên mình diễn tốt, được Ban Giám khảo đánh giá diễn xuất thần”. Hoàng Oanh cười bảo.
Đêm chung kết diễn ra tại thành phố Cần Thơ, Hoàng Oanh vào vai Đàm Thái hậu trong trích đoạn vở cải lương “Dấu ấn giao thời” của Thạc sĩ, Nghệ sĩ Ửu tú Triệu Trung Kiên, đạo diễn Lê Trung Thảo. Dù cải lương bây giờ, những tuồng xưa tích cũ với các vai diễn cổ trang dường như khó đi vào lòng người thưởng thức nhưng Hoàng Oanh vẫn chinh phục được Ban Giám khảo, khán giả bởi sự giằng xé tâm lý của nhân vật khi diễn. Và, giải huy chương vàng đã nói lên điều ấy!
Sẽ tiếp tục rèn nghề
Nhận giải thưởng, Hoàng Oanh vừa mừng vừa lo. Mừng vì nghiệp ca diễn cũng đã tạo nên dấu ấn bước đầu nhưng Hoàng Oanh lo vì từ nay, phải ca diễn thật tốt để xứng đáng với tình cảm của khán giả, xứng đáng với chiếc huy chương vàng đã nhận. Vì thế, Hoàng Oanh không ngừng tập luyện. “Những ngày vào mùa mưa, Đoàn không đi diễn, mình tranh thủ tập những bài hát mới, trao đổi cùng chị em đồng nghiệp đi trước để học tập kinh nghiệm, để hát tròn câu và diễn tròn vai”. Hoàng Oanh chia sẻ.
Không ngừng tập luyện là một yếu tố cần của người nghệ sĩ. Nhưng “chất” đam mê sẽ nuôi giữ cho ngọn lửa nghề vẫn sáng mãi. Hoàng Oanh sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Cần Đước – nơi được ví von là chiếc nôi của đờn ca tài tử nên “máu” đờn ca hát xướng đã thấm trong cô nghệ sĩ trẻ từ thuở nhỏ. Lớn lên, cũng vì đam mê ca hát, Hoàng Oanh đăng ký thi và theo học Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Ra trường, cô xin về Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An để có thể đem lời ca tiếng hát phục vụ bà con quê mình. Ngót nghét mà đã hơn 3 năm chập chững vào nghề, Hoàng Oanh bây giờ đã không còn bỡ ngỡ như ngày đầu về Đoàn Cải Lương Long An. Cô là một trong những gương mặt trẻ triển vọng của Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An. Với chất giọng ngọt ngào và khả năng diễn xuất rất tự nhiên, Hoàng Oanh đã thật sự gây ấn tượng với khán giả quê nhà.
Là một cô gái chân yếu tay mềm nhưng những đêm lưu diễn ở tận các xã vùng sâu, vùng xa hay xã biên giới vẫn không làm Hoàng Oanh mệt mỏi và nản lòng. Bởi với cô, được đem lời ca tiếng hát phục vụ khán giả là niềm vui. Đặc biệt, niềm vui ấy càng nhân đôi khi Hoàng Oanh được tận mắt chứng kiến khán giả vẫn còn mộ điệu cải lương. Vì thế, với người diễn viên, nhất là diễn viên trẻ như Hoàng Oanh, sự cố gắng tập luyện để hoàn thành tốt các vai diễn phục vụ người dân là nhiệm vụ, công việc thường xuyên và là niềm hạnh phúc.
Đã trót mang nghiệp cầm ca, dù có khó khăn, nghệ sĩ trẻ Hoàng Oanh vẫn không than vãn mà sẽ hoàn thiện bản thân để mang đến cho khán giả những bữa tiệc cải lương ngày càng đặc sắc.
Bài, ảnh: THÙY HƯƠNG
| 19/09/2014 1:35 SA | Đã ban hành | Approved | | Một số hình ảnh về Hội nghị Sơ kết 03 năm xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm về điển hình văn hóa của tỉnh (2010 – 2013) | Một số hình ảnh về Hội nghị Sơ kết 03 năm xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm về điển hình văn hóa của tỉnh (2010 – 2013) | |  Ông Phạm Văn Trấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo kết quả 03 năm xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm về điển hình văn hóa (2010 – 2013) của tỉnh

Quang cảnh Hội nghị Sơ kết, diễn ra vào ngày 19/6/2013 tại hội trường Trung tâm Văn hóa huyện Cần Đước
 Ông Trần Hữu Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Ngọc Hạnh, Ủy viên thường trực HĐND tỉnh và bà Trần Thị Nhanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tặng bằng khen cho 05 tập thể và 05 cá nhân đạt thành tích tốt trong công tác xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm về điển hình văn hóa
| 21/10/2014 11:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Thị trấn Cần Đước đón nhận danh hiệu Thị trấn văn hóa | Thị trấn Cần Đước đón nhận danh hiệu Thị trấn văn hóa | Ngày 28-2-2013, Đảng ủy, UBND thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu thị trấn văn hóa. Chủ tịch HĐND tỉnh – Đặng Văn Xướng đã đến dự. Thị trấn Cần Đước phát động phong trào xây dựng thị trấn văn hóa từ năm 2010. Sau 2 năm xây dựng, với sự quyết tâm nổ lực, đoàn kết của chính quyền và người dân, thị trấn Cần Đước đã đạt chuẩn văn hóa. Hiện tại, trị trấn có trên 98% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. 100% khu dân cư đều đạt khu dân cư tiên tiến. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Thị trấn có 96% hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố, hộ khá giàu chiếm 70%. Thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nên tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao luôn phát triển về số và chất lượng. Các câu lạc bộ văn nghệ, dưỡng sinh, bóng đá, bóng chuyền sinh hoạt với số lượng ngày càng đông, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Giáo dục, y tế từng bước nâng cao chất lượng, góp phần xây dựng thành công thị trấn văn hóa. | Tiếp tục phát huy những kết quả từ việc xây dựng thị trấn văn hóa, toàn Đảng, toàn dân thị trấn Cần Đước tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; trong đó lấy cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, thị trấn văn hóa và đơn vị nếp sống văn minh là đòn bẩy. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp thông thoáng, góp phần tạo mỹ quan đô thị cho thị trấn Cần Đước. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được phát huy trong việc ngăn chặn, tố giác các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Từ đó, góp phần xây dựng thị trấn ngày càng văn minh, lành mạnh xứng tầm với xây dựng thị trấn Cần Đước trở thành đô thị loại 4 vào năm 2015. Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – Phạm Văn Trấn đã biểu dương những kết quả mà chính quyền, người dân thị trấn Cần Đước đã đạt được trong quá trình xây dựng thị trấn văn hóa. Thời gian tới, thị trấn cần cần quan tâm, phát huy việc giữ gìn cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp; đồng thời tiếp tục khắc phục khó khăn hạn chế, nâng cao một số tiêu chí như tỷ lệ hộ nghèo, trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ khu phố có nhà văn hóa sinh hoạt… Dịp này, 5 tập thể và 5 cá nhân đã nhận Bằng khen của UBND tỉnh, 5 tập thể và 5 cá nhân nhận giấy khen của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch vì có thành tích trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở thị trấn Cần Đước. Thùy Hương
| 21/10/2014 12:00 CH | Đã ban hành | Approved | | Nâng cao chất phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa | Nâng cao chất phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa | Thời gian qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Qua đó, văn minh đô thị và diện mạo văn hóa ở nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước nâng lên rõ rệt. Với những kết quả đã đạt, việc duy trì, nâng cao chất lượng phong trào là cần thiết. Phóng viên Báo Long An có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – Phạm Văn Trấn về việc nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. | PV: Xin ông cho biết những hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong thời gian qua? Ông Phạm Văn Trấn: Nhìn chung, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”được đông đảo quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Từ đó việc thực hiện các mô hình văn hóa đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tính đến nay, toàn tỉnh có 95,1% hộ gia đình văn hóa; 90,5% ấp, khu phố văn hóa; trên 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Đặc biệt, mô hình xã, phường, thị trấn văn hóa tiếp tục được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm tổ chức thực hiện góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Cuối năm 2012 đã phúc tra và công nhận thêm 12 xã, thị trấn, nâng tổng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa lên 41 đơn vị (đạt 21,6%, so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra là 30%). Phong trào đã tạo ra hiệu quả chính trị - xã hội rộng lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của người dân, nhất là tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn qua việc đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm,…), tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức, nêu cao truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc như: Đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, giúp nhau phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo; xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở vững mạnh. PV: Qua đợt phúc tra công nhận xã, thị trấn văn hóa vừa qua cũng như cả quá trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, còn những vấn đề nào tồn tại, hạn chế cần khắc phục, thưa ông? Ông Phạm Văn Trấn: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung và phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa nói riêng đã đạt được những kết quả rất phấn khởi trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại khách quan và chủ quan cần khắc phục như: - Ban Chỉ đạo ở một vài địa phương tuy đã được củng cố, kiện toàn nhưng chưa duy trì hội họp định kỳ; thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, thậm chí có biểu hiện buông lỏng khi đã được công nhận danh hiệu văn hóa, làm suy giảm chất lượng phong trào. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện phong trào có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và đồng bộ. - Công tác triển khai đăng ký thi đua, bình xét công nhận các danh hiệu văn hóa ở một số nơi còn nặng tính hình thức, chạy theo thành tích; việc khen thưởng động viên những tập thể, cá nhân ở cơ sở có thành tích đóng góp cho phong trào chưa được chú ý. - Công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế, chưa phong phú đa dạng, chưa tạo không khí sôi nổi, thu hút trong nhân dân. - Kinh phí thực hiện phong trào còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu; nhiều nơi công tác xã hội hóa chưa được chú trọng, chưa vận động được nguồn lực đóng góp từ nhân dân, vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước. Do đó, các công trình, thiết chế phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân còn thiếu thốn, chưa phát huy hết công năng sử dụng. - Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của phong trào ở cơ sở, do đó chưa đầu tàu gương mẫu trong quá trình triển khai thực hiện. PV: Từ đó, xin ông cho biết những giải pháp để tiếp tục nâng chất phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong thời gian tới? Ông Phạm Văn Trấn: Để sớm khắc phục tình hình trên, UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào đã ban hành nhiều công văn về việc tập trung nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp và các địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau: - Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tăng cường tập trung lãnh đạo công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nhất là vùng nông thôn. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp, nhất là đối với cơ sở; đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục và hiệu quả trên cơ sở đề ra quy chế hoạt động cụ thể, có phân công, phân nhiệm rõ ràng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, phúc tra đề nghị công nhận mới và công nhận lại các danh hiệu văn hóa, tránh tình trạng chạy theo thành tích, chạy theo số lượng xem nhẹ chất lượng của phong trào. - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền chủ trương của Đảng và các quy định của Nhà nước về việc triển khai thực hiện phong trào gắn với xây dựng nông thôn mới đến các cơ quan đơn vị, các ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân, từ đó đề cao ý thức tự nguyện, tự giác của các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và nâng cao chất lượng danh hiệu văn hóa đã đạt được. - Ưu tiên đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất nhằm phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng biên giới khó khăn. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa văn hóa, thể thao. Khuyến khích các nguồn lực từ nhân dân, các cơ sở ngoài công lập, các thành phần kinh tế tham gia, đóng góp đầu tư phát triển các loại hình hoạt động và xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện phong trào trên phạm vi toàn tỉnh. - Tổ chức sơ, tổng kết, phổ biến, nhân rộng, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, tiêu biểu. - Các sở, ngành, đoàn thể, UBND các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình cần thực hiện những chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng phong trào. Với những giải pháp vừa nêu cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, sự đồng thuận từ các tầng lớp nhân dân, tin rằng phong trào sẽ tiếp tục gặt hái thành công, mang về những “nhành hoa thắm” trong năm mới Quý Tỵ 2013. Xin cảm ơn ông! Thực hiện: Thùy Hương | 22/10/2014 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Hiện vật xương – sừng phát hiện trong đợt khai quật di tích khảo cổ học Lò Gạch (xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng) năm 2014 | Hiện vật xương – sừng phát hiện trong đợt khai quật di tích khảo cổ học Lò Gạch (xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng) năm 2014 | Di tích Lò Gạch nằm về phía thượng nguồn sông Vàm Cỏ Tây, trên một gò đất thấp ngay cạnh bờ sông, thuộc địa phận Ấp 3, xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Di tích được phát hiện năm 1986, đào thám sát năm 2003 và khai quật lần đầu vào năm 2005 (Bùi Văn Liêm 2008). Vừa qua, tháng 4 năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An đã phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Trường Đại học Quốc gia Úc tổ chức khai quật lần hai di tích Lò Gạch. Tổng diện tích khai quật là 39.5m2, chia làm 3 hố (H1, H2, H3). | Hiện vật thu được bao gồm công cụ và trang sức bằng đá, công cụ đồng, đồ gốm (mảnh chạc và mảnh vỡ đồ đựng) và rất nhiều xương động vật. Đặc biệt, tương tự như trong đợt khai quật trước, một số lương tương đối lớn các hiện vật bằng xương cũng được phát hiện. Bài viết này xin cung cấp một số thông tin ban đầu về loại hình hiện vật xương - sừng được tìm thấy trong đợt khai quật di chỉ Lò Gạch năm 2014. 
Hình 1
Công cụ mũi nhọn: tổng cộng 31 chiếc, được tạo chủ yếu từ xương chi hoặc sừng động vật, được cắt, gọt, vát nhọn một hoặc hai đầu. Đa số hiện vật trên thân còn thể hiện rõ dấu vết chế tác và sử dụng. Phần lớn mũi nhọn bị gãy mũi hoặc đốc. Chiều dài đo được trong khoảng 27 mm đến 109 mm, chiều rộng trong khoảng 4 mm đến 25 mm, dày từ 3 mm đến 20 mm (hình1).

Hình 2
Cuốc: 2 chiếc Chiếc thứ nhất: làm từ mai rùa, màu nâu đen. Thân cuốc hình thang với một cạnh bên thẳng và một cạnh lệch. Gần đốc có một lỗ vuông để tra cán. Lưỡi cuốc được vát một bên tạo mặt cắt dọc lưỡi có dạng chữ V lệch. Mặt cắt ngang thân gần hình chữ nhật. Cuốc bị vỡ một mảng lớn ở rìa lưỡi. Kỹ thuật chế tác bao gồm cưa, đẽo, đục, mài. Kích thước đo được: dài 81 mm, rộng 78.5 mm, dày 15 mm (hình 2). 
Hình 3
Chiếc thứ hai: có hình dáng, màu sắc, kỹ thuật chế tác tương tự như chiếc thứ nhất nhưng nguyên vẹn hơn và có kích thước nhỏ hơn. Kích thước: dài 62 mm, rộng 71 mm, dày 13.5 mm (hình 3).

Hình 4
Nguyên liệu sừng: một đoạn sừng hươu, màu nâu, được cưa phẳng hai đầu, có thể được dùng làm nguyên liệu để chế tạo công cụ hoặc đồ trang sức. Kích thước: dài 84 mm, rộng 33mm, dày 28 mm (hình 4).

Hình 5
Mặt dây chuyền (?): một chiếc, làm từ xương hoặc sừng động vật, màu nâu đen. Hiện vật hình tròn, dẹt, giữa có lỗ xâu dây không tròn đều. Hai mặt và rìa cạnh được mài nhẵn bóng. Kích thước: đường kính ngoài 25.5 mm, đường kính lỗ trong 7-9 mm, dày 3 mm (hình 5). Cũng như đợt khai quật năm 2005, đợt khai quật lần này cho thấy, ngoài các mảnh vỡ đồ đựng và chạc gốm, hiện vật chất liệu xương sừng chiếm ưu thế so với các hiện vật được chế tác từ đá hoặc kim loại. Có thể nói nghề chế tác đồ xương đã xuất hiện trong các di tích tiền sử ở Long An từ rất sớm. Các công cụ mũi nhọn, lưỡi giáo, lưỡi câu bằng xương sừng và rất nhiều hạt chuỗi bằng vỏ sò đã được tìm thấy ở di tích An Sơn, một di tích hậu kỳ đá mới, có niên đại sớm vào khoảng 2300 năm trước Công Nguyên (Bellwood và nnk 2013: tr.153). Tương tự, bộ sưu tập công cụ rìu có vai rất đăc biệt được làm từ mai, yếm rùa cũng được tìm thấy ở di tích Rạch Núi, một di tích ở đồng bằng ven biển của Long An, có niên đại trong khoảng 3500 đến 3200 năm cách ngày nay (Piper và nnk 2014: tr.104). Bước sang giai đoạn kim khí, nghề thủ công này tiếp tục phát triển, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng trũng thấp của sông Mêkông, nơi mà các nguyên liệu như đá và kim loại dùng để chế tác các loại công cụ và đồ trang sức rất hiếm hoi. Các cuộc khai quật ở di tích Gò Ô Chùa, cách di tích Lò Gạch khoảng 5 km về phía bắc, đã phát hiện tổng cộng 163 hiện vật xương sừng, bao gồm các loại công cụ, vũ khí như mũi nhọn, kim, mũi tên, và đồ trang sức như khuyên tai, vòng tay… (Vương Thu Hồng 2008). Ở Lò Gạch, qua hai đợt khai quật năm 2005 và 2014, với tổng diện tích 60.5 m2, hơn 200 hiện vật xương sừng được phát hiện, một lần nữa khẳng định sự phát triển của nghề chế tác đồ xương sừng, cũng như vai trò quan trọng của loại hiện vật này đối với đời sống của cư dân tại đây, những người thợ săn, ngư dân, nông dân, đồng thời cũng là những người thợ thủ công thông minh, khéo léo, đã biết sống hòa hợp với môi trường, biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để làm nên những vật dụng phục vụ đắc lực cho cuộc sống của mình, ở môi trường thiên nhiên đặc thù của vùng đồng bằng châu thổ. Tài liệu tham khảo 1. Bellwood, Peter / Oxenham, Marc / Bui Chi Hoang / Nguyen Kim Dzung / Willis, Anna / Sarjeant, Carmen / Piper, Philip / Matsumura, Hirofumi / Tanaka, Katsunori / Beavan-Athfield, Nancy / Higham, Thomas / Nguyen Quoc Manh / Dang Ngoc Kinh / Nguyen Khanh Trung Kien / Vo Thanh Huong / Van Ngoc Bich / Tran Thi Kim Quy / Nguyen Phuong Thao / Campos, Fredeliza / Sato, Yo-Ichiro / Nguyen Lan Cuong / Amano, Noel 2013 An Son and the Neolithic of Southern Vietnam. Asian Perspectives 50, 2011: 144-175. 2. Bùi Văn Liêm 2008 Di chỉ Lò Gạch (Long An). KCH 2008 (2): 26-44. 3. Philip Piper, Marc Oxenham, Noel Amano, Peter Bellwood, Fredeliza Campos, Cristina Castillo, Jasminda Ceron, Michelle Eusebio, Bui Chi Hoang, Nguyen Kien, Carmen Sarjeant, Thu Hong Vuong, & Rachel Wood 2014 Preliminary report on the 2012 excavations at Rach Nui, Long An province, Vietnam.Unpublished report, on file at the Long An Provincial Museum. 4. Vương Thu Hồng 2008 Di tích Gò Ô Chùa (Vĩnh Hưng, Long An). Luận văn thạc sỹ. Bài và ảnh: Trần Thị Kim Quý Bảo tàng Long An
| 22/10/2014 9:00 SA | Đã ban hành | Approved | | Công nhận xã văn hóa Phước Vân | Công nhận xã văn hóa Phước Vân | Ngày 1-3-2013, lễ đón nhận danh hiệu xã văn hóa đã diễn ra long trọng tại xã Phước Vân, huyện Cần Đước. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Nguyễn Thị Hiền đã đến dự. | Sau 2 năm phát động xây dựng xã văn hóa, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở xã Phước Vân đã đạt nhiều kết quả. Nhờ áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi nên sản lượng nông nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 2 công ty và 10 cơ sở sản xuất hoạt động ổn định góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, còn 3,56% trong năm 2012. Hộ khá giàu ngày càng tăng với tỷ lệ trên 60%. Số hộ có điện thắp sáng và nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%. Khi đời sống vật chất nâng cao, ý thức tham gia xây dựng các phong trào thi đua ở địa phương ngày càng nâng lên. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân đã hiến hàng chục ngàn mét vuông đất để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường Phước Vân – Long Hòa, Phước Vân – Long Khê và Phước Vân – Long Định. Bên cạnh đó, công tác giáo dục có nhiều tiến bộ, hiệu quả đào tạo ngày càng nâng cao. Đặc biệt, xã đã thực hiện thành công mô hình xã không có người sinh con thứ 3 trở lên. Phước Vân cũng là xã lành mạnh, không có tệ nạn ma túy mại dâm. Khi đã được công nhận xã văn hóa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phước Vân quyết tâm giữ vững danh hiệu và nâng chất phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Cả hệ thống chính trị của xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những cách làm, mô hình hay để từng người, mọi nhà tích cực hưởng ứng các phong trào ở địa phương. Đồng thời, phát huy sức mạnh nội lực tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng “gia đình hạnh phúc, ấm no, bình đẳng, tiến bộ”. 
Đón nhận Bằng công nhận danh hiệu xã văn hóa - xã Phước Vân
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – Phạm Văn Trấn nhấn mạnh, thời gian tới xã tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; quan tâm hơn nữa các hộ nghèo và cận nghèo. Đặc biệt, quan tâm đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền để người dân thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn trật tự xã hội và phòng chống các tệ nạn xã hội. Dịp này, 5 tập thể và 5 cá nhân đã nhận Bằng khen của UBND tỉnh, 5 tập thể và 5 cá nhân nhận giấy khen của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch vì có thành tích trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở xã Phước Vân. Thùy Hương
| 22/10/2014 8:00 SA | Đã ban hành | Approved |
|