image banner
 
DU LỊCH LONG AN – TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ BIỆN PHÁP PHỤC HỒI
Lượt xem: 867

Long An là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp - Prayvo thông thương với Vương quốc Campuchia. Với vị trí chiến lược đặc biệt đó, Long An đóng vai trò cầu nối giữa hai vùng kinh tế quan trọng ở Nam Bộ và có vị thế quan trọng trong giao thương và du lịch.

Thời gian qua, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các ngành và địa phương, du lịch Long An đã có những bước khởi sắc đáng kể đưa du lịch Long An phát triển, tạo thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày một toàn diện của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên đã gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế của tỉnh, trong đó có hoạt động du lịch. Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh như: Công suất phòng của các cơ sở lưu trú trên địa bàn giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước; các khu/điểm du lịch trên địa bàn đã phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động; nhiều lễ hội đã dừng tổ chức và đón khách du lịch để bảo đảm sức khỏe cho du khách và cộng đồng; các hoạt động, kế hoạch phát triển thị trường của nhiều doanh nghiệp bị xáo trộn, ngưng trệ dẫn đến việc làm của lao động ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng; nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch buộc phải thực hiện các chính sách cắt giảm nhân sự, điều chỉnh mức lương đối với nhân viên… Từ những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến nguồn tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đồng thời kéo theo hoạt động của ngành du lịch nói chung, doanh thu ngành du lịch Long An nói riêng giảm xuống đáng kể. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng lượt khách du lịch đến Long An chỉ khoảng 363.246 lượt khách, giảm khoảng 71% so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt 1.308 lượt khách, giảm khoảng 90% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 192 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ.

Trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19, để ngành du lịch tỉnh nhà sớm hồi phục trong thời gian tới phát triển theo đúng định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được phê duyệt, Long An tập trung thực hiện các giải pháp:

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:

Nghiên cứu các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp như chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư hạ tầng du lịch, các khoản vay, thuế... Cụ thể, giãn tiến độ trả tiền thuê, giảm, miễn tiền thuê cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong một thời gian nhất định.

Tăng cường công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch mới, các dịch vụ phục vụ… trên các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh truyền thông trong và ngoài tỉnh, Website, Cổng thông tin và ứng dụng di động du lịch thông minh tỉnh để thu hút khách du lịch; khuyến khích nhân dân hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" để khôi phục thị trường du lịch.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (nghiên cứu các chính sách xã hội hóa nhằm thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư vào du lịch của tỉnh); quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.

Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, triển khai có hiệu quả kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2020, xây dựng hình ảnh và thương hiệu có chiều sâu.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách (tuyên truyền bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch).

Tăng cường quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua Internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch.

- Đối với các khu/điểm du lịch, các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch:

Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mới, nâng cấp sản phẩm cũ, giảm giá phòng, giá vé tham quan, giá tour; liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành các chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch. Đồng thời cùng chung tay xây dựng các chương trình quảng bá xúc tiến chung để đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá thu hút khách.

Cải thiện hình ảnh điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tăng cường công tác bảo vệ cảnh quan tại khu/điểm tham quan du lịch.

Xây dựng chương trình hành động với các giải pháp kích cầu, khuyến mại, giảm giá nhằm tăng cường thu hút khách du lịch, có những gói sản phẩm riêng đặc trưng của từng khu/điểm du lịch nhằm kích cầu thị trường khách nội địa.

Phối hợp kết nối mời các đoàn hãng lữ hành, báo chí đến khảo sát, giới thiệu về du lịch địa phương, tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù của mình, nghiên cứu sản phẩm mới nhằm quảng bá chung về một điểm đến du lịch thống nhất.

Các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển cần liên kết, giảm giá, nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách, để hỗ trợ nhau cùng phát triển./.

Mỹ Phượng

Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1